Liên kết trong việc xây dựng thương hiệu du lịch mạo hiểm tại Hà

Một phần của tài liệu 3_TranThiKimTrang_VH1501 (Trang 90 - 91)

2. Đánh giá chất lƣợng của khóa luận (sovới nội dung yêu cầu đã đề rat

3.2. Giải pháp khai thác hiệu quả các điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm

3.2.4. Liên kết trong việc xây dựng thương hiệu du lịch mạo hiểm tại Hà

Hà Giang

Các tỉnh vùng núi Đơng Bắc với Hà Giang có các loại hình du lịch đặc trưng tương đồng như: du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch mạo hiểm. Trên cơ sở tiềm năng đó, tỉnh Hà Giang nên xem xét đến việc mở rộng liên kết trong việc phát triển, xây dựng thương hiệu du lịch mạo hiểm như là một sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh. Một số nội dung liên kết có thể xem xét:

- Liên kết hợp tác xây dựng không gian kinh tế du lịch vùng trên cơ sở:

kết nối các tour, tuyến, điểm, khu du lịch mạo hiểm và khai thác các phân khúc thị trường khác nhau tùy thuộc vào lợi thế cạnh tranh du lịch của từng địa phương. Hình thành các trung tâm trung chuyển du lịch của từng địa phương trong vùng (Phú Thọ - Hà Giang - Tuyên Quang - Cao Bằng - Bắc Kạn - Thái Nguyên, Lạng Sơn - Bắc Giang và Quảng Ninh.)

- Liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành các tỉnh vùng Đông Bắc và các doanh nghiệp lữ hành tỉnh Hà Giang: nhằm khai thác các

tour, tuyến du lịch mạo hiểm trong toàn vùng; kết nối tổ chức các sự kiện, kết nối nguồn khách nhằm tạo thương hiệu riêng cho vùng; liên kết giữa các doanh nghiệp trong việc đầu tư các dự án mang tầm cỡ cho vùng. Khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành tăng cường quan hệ với các tổ chức nước ngoài chuyên tổ chức các chương trình du lịch thể thao mạo hiểm trên thế

- Liên kết trong triển khai các chương trình, dự án chung của vùng:

nghiên cứu thị trường, xúc tiến quảng bá, thông tin du lịch (vận hành website chung); phát triển nguồn nhân lực du lịch; hỗ trợ các hoạt động liên tỉnh và các sự kiện lớn của vùng.

- Liên kết trong triển khai các chương trình hành động của mỗi tỉnh gắn kết với các tỉnh khác trong vùng: phát triển hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất kỹ

thuật du lịch, bảo tồn, phát huy giá trị tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức, ý thức thân thiện du lịch.

- Liên kết trong xây dựng và thực thi chính sách phát triển du lịch: chiến

lược, quy hoạch và các chính sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ phát triển du lịch mạo hiểm của tỉnh Hà Giang cần phải được tham vấn ý kiến các tỉnh khác trong vùng, hướng tới xây dựng liên kết phát triển du lịch trong vùng và du lịch quốc tế. Nên tham khảo và lồng ghép với các tỉnh khác trong vùng; phát huy hợp lý kinh nghiệm của nhau nhưng đồng thời hạn chế sự ganh đua, trùng lắp, sao chép máy móc giữa các tỉnh.

- Liên kết trong kiểm tra, giám sát thực thi chính sách, quy định, tiêu chuẩn của ngành: giám sát thực hiện quy hoạch, kiểm soát chất lượng dịch vụ,

an ninh an tồn và mơi trường, liên kết xử lý những vi phạm và tơn vinh những điển hình có hiệu ứng chung cả vùng.

Cùng với xu hướng tồn cầu hóa, với đặc điểm vị trí địa lý, nguồn tài nguyên du lịch phong phú các tỉnh vùng núi Đơng Bắc và tỉnh Hà Giang có nhiều điều kiện thuận lợi để liên kết, phối hợp, hợp tác với các nước trong khu vực để phát triển kinh tế nói chung, phát triển du lịch mạo hiểm nói riêng. Vì vậy cần tăng cường liên kết, giao lưu quốc tế, hợp tác quảng bá hình ảnh của vùng Đơng Bắc và của tỉnh để thu hút khách.

Một phần của tài liệu 3_TranThiKimTrang_VH1501 (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w