Ban Giám đốc:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM THỰC HIỆN (Trang 36 - 46)

Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2003 của Công ty A từ trang 06 đến trang 10 kèm theo. Báo cáo tài chính đã được lập theo các chính sách kế toán trình bày trong ghi chú số 2 của phần ghi chú Báo cáo tài chính.

Trách nhiệm của Ban Giám đốc và của kiểm toán viên:

Theo quy định của chế độ kế toán Việt Nam và như đã trình bày tại trang 02 và trang 03, Ban Giám đốc của Công ty có trách nhiệm lập Báo cáo tài chính 1 cách trung thực và hợp lí. Trách nhiệm của kiểm toán viên là đưa ra ý kiến độc lập về Báo cáo tài chính này dựa trên kết quả cuộc kiểm toán và báo cáo ý kiến của chúng tôi cho Ban Giám đốc Công ty A.

Cơ sở của ý kiến:

Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán theo các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, các hướng dẫn thực hành Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế được chấp nhận tại Việt Nam và quy chế kiểm toán độc lập hiện hành ở Việt Nam. Công việc kiểm toán bao gồm kiểm tra trên cơ sở chọn mẫu các ghi chép kế toán, những bằng chứng liên quan đến các số liệu và thông tin được trình bày trong Báo cáo tài chính. Chúng tôi cũng đồng thời đánh giá những kế hoạch và quyết định trọng yếu của Ban Giám đốc trọng quá trình lập Báo cáo tài chính này và xem xét các chính sách kế toán có được áp dụng nhất quán, trình bày đầy đủ và phù hợp với điều kiện của Công ty hay không.

Chúng tôi đã lập kế hoạch và tiến hành kiểm toán để đạt được các thông tin và sự giải trình mà chúng tôi thấy cần thiết, qua đó cung cấp các bằng chứng xác thực cho chúng tôi để có được sự đảm bảo hợp lí rằng Báo cáo tài chính không có các sai sót trọng yếu. Để đưa ra ý kiến, chúng tôi cũng đã đánh giá tổng quát tính đúng đắn của việc trình bày các thông tin trên Báo cáo tài chính. Chúng tôi tin tưởng rằng, công việc kiểm toán đã cung cấp một cơ sở hợp lí cho ý kiến của chúng tôi.

Giới hạn phạm vi kiểm toán:

- ….

- Do tính đặc thù của loại hình kinh doanh là các thiết bị điện tử nên việc kiểm tra giá thị trường của hàng tồn kho còn nhiều hạn chế, việc xác định mức dự phòng giảm giá sẽ thiếu chính xác;

Ý kiến của kiểm toán viên:

Theo ý kiến chúng tôi, ngoại trừ giới hạn kiểm toán nêu trên, xét trên các khía cạnh trọng yếu, Báo cáo tài chính của Công ty A cho năm tài chính 2003:

a, đã phản ánh trung thực và hợp lí về tình hình tài sản, công nợ và nguồn vốn chủ sở hữu tại thời điểm ngày 31/12/2003 và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cho năm tài chính 2003; và

b, phù hợp với chế độ kế toán Việt Nam.

Báo cáo kiểm toán được lập bằng 04 bản Tiếng Việt, Công ty A giữ 03 bản, VAE giữ 01 bản. Các bản có giá trị pháp lí như nhau.

(đã kí) Tổng Giám đốc ……….

Chứng chỉ kiểm toán viên số: … Thay mặt và đại diện cho VAE

(đã kí) Kiểm toán viên ………….. Chứng chỉ kiểm toán số: ……..

B. Kiểm toán tại Công ty B

B.1. Lập kế hoạch kiểm toán

B.1.1. Gửi thư chào hàng:

Công ty B là khách hàng kiểm toán năm đầu của Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam. Sau khi tìm hiểu sơ bộ về Công ty B, đánh giá đây là một khách hàng tiềm năng đối với Công ty. Cuối năm tài chính 2003, VAE gửi thư chào hàng tới Công ty B. Thư chào hàng được Công ty B chấp nhận và mời VAE thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty, kí Hợp đồng kiểm toán.

B.1.2. Tìm hiểu về khách hàng: tìm hiểu hoạt động kinh doanh và thông tin pháp

Vì Công ty B là khách hàng kiểm toán năm đầu của VAE nên những thông tin sơ bộ về Công ty B thường được thu thập thông qua phỏng vấn hoặc sao chép tài liệu. Trong cuộc họp với khách hàng trước kiểm toán, kiểm toán viên phỏng vấn trực tiếp Ban Giám đốc khách hàng một số thông tin và yêu cầu cung cấp các tài liệu có liên quan, kiểm toán viên sao chụp những tài liệu cần thiết.

Thông tin về Công ty B thu thập được như sau:

- Công ty B là đơn vị kinh tế Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 250/QĐ-TCNSĐT ngày 20/5/1993 và Giấy phép đầu tư số 110999 ngày 19/6/1997. Giấy phép kinh doanh thay đổi lần 01 ngày 12/9/2000, Giấy phép thay đổi lần 02 ngày 07/8//2002 do Sở Kế hoạch - Đầu tư thành phố Hà Nội cấp;

- Trụ sở công ty: @ - Ba Đình – Hà Nội;

- Vốn cố định của công ty: 17.182.200.000 VND

- Lĩnh vực hoạt động:

Theo GPKD và ĐKKD thay đổi: Xây dựng và xây lắp công trình; Sản xuất ximăng, tấm lợp Amiăng ximăng; kinh doanh xuất nhập khẩu sắt, thép; ….

Thực tế hiện nay: Xây dựng công trình và sản xuất ximăng.

B.1.3. Tìm hiểu về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chế độ kế toán: Về cơ bản, các chính sách kế toán Công ty đang áp dụng tương tự như Công ty A. Tuy nhiên, hình thức sổ mà Công ty áp dụng là hình thức sổ Nhật kí – Chứng từ. Từ năm 2002, Báo cáo tài chính được lập theo mẫu biểu quy định tại Thông tư số 55/2002/TT-BTC ngày 26/6/2002; Phương pháp tính các khoản dự phòng, tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng được Công ty áp dụng theo Thông tư 107/2001/TT-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài chính.

- Bộ máy kế toán: gọn nhẹ, đảm nhiệm khối lượng kế toán tương đối lớn. Trong năm không có sự thay đổi về đội ngũ nhân viên kế toán. Phòng kế toán công ty có 5 người (01 Kế toán trưởng, 01 phó Phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp, 02 kế toán viên và 01 thủ quỹ);

- Công ty lập đầy đủ các loại sổ sách từ chi tiết đến tổng hợp theo hình thức sổ Nhật kí – Chứng từ. Kế toán luôn cập nhật các văn bản pháp lí bổ sung trong hạch toán kế toán. Sổ sách kế toán có đầy đủ chữ kí phê duyệt của Kế toán trưởng.

Kết luận: Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty B được đánh giá là cao.

B.1.4. Đánh giá rủi ro ban đầu:

Trong việc kinh doanh mặt hàng ximăng, rủi ro cố hữu của các tài khoản phản ánh các khoản dự phòng được đánh giá cao. Kiểm toán viên sau khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức trung bình.

B.1.5. Phân công nhóm kiểm toán

Sau khi thu thập các thông tin về khách hàng, đánh giá rủi ro ban đầu, VAE bố trí nhóm kiểm toán gồm 4 người: 1 chủ nhiệm kiểm toán, 2 kiểm toán viên và 1 trợ lí kiểm toán làm việc trong thời gian 10 ngày.

B.2. Thực hiện công việc kiểm toán

Công ty B cũng không có hoạt động đầu tư nên không có khoản dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn. Trong kì chỉ phát sinh các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

B.2.1. Thực hiện thủ tục phân tích

Các thủ tục phân tích cũng được áp dụng như đã tiến hành kiểm toán các khoản dự phòng trên Báo cáo tài chính của Công ty A.

Phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính của Công ty B:

Chỉ tiêu 31/12/2002 31/12/2003 Chênh lệch

Phải thu khách hàng 1.255.386.761 1.467.843.864 + 212.457.103

Dự phòng nợ phải thu khó đòi 80.703.600 80.703.600 0

DP phải thu/tổng phải thu 6,43% 5,50% - 0,93%

Hàng tồn kho 2.435.744.186 2.435.744.186 0

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 20.864.000 48.264.000 + 27.400.000

DP hàng tồn kho/tổng hàng tồn kho 0,86% 1,98% + 1,12%

Doanh thu thuần 1.858.6.27.396 2.128.143.571 + 269.516.175 Lợi nhuận trước thuế 153.541.620 186.839.760 + 46.701.860

Dự phòng nợ phải thu khó đòi không biến động trong kì. Trong khi đó, dự phòng giảm giá hàng tồn kho lại tăng đáng kể (tăng 231,33%). Đồng thời xét mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận cho thấy tốc độ tăng của lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu, dẫn tới nghi ngờ khả năng khoản chi phí của doanh nghiệp có thể bị ghi giảm. Điều này có thể khiến kiểm toán viên phải chú ý hơn tới khả năng đơn vị khách hàng cố tình trích thiếu các khoản dự phòng.

B.2.2. Tiến hành kiểm tra chi tiết các khoản dự phòng Bước 1: Kiểm tra số liệu và cơ sở trích lập dự phòng

Nội dung và phương pháp áp dụng trong bước này được thực hiện tương tự như đã tiến hành đối với Công ty A.

Kết quả thu được như sau:

Bảng tổng hợp tài khoản 139, tài khoản 159 – Công ty B

Đơn vị: VND

Chỉ tiêu Số dư đầu kì Phát sinh Số dư cuối kì

Nợ Có

TK 159 20.864.000 0 27.400.000 48.264.000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi kiểm tra cơ sở trích lập dự phòng, kiểm toán viên đưa ra những nhận xét đối với khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự phòng giảm giá hàng tồn kho như sau:

- Số liệu trên sổ sách được ghi sổ nhất quán giữa các kì;

- Các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi đều đã được trích lập cho các đối tượng có đủ điều kiện theo quy định hiện hành. Tuy nhiên còn một số đối tượng công nợ kéo dài chưa được trích lập dự phòng;

- Công ty trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo đúng thủ tục và đối tượng.

Bước 2: Kiểm tra các tính toán liên quan đến trích lập và xử lí các khoản dự phòng.

Kiểm toán dự phòng nợ phải thu khó đòi

Các tính toán liên quan đến trích lập dự phòng được kiểm toán viên kiểm tra dựa trên các số liệu trên Bảng cân đối kế toán, trên các sổ chi tiết và các kết quả kiểm toán lần trước.

Cụ thể, quá trình kiểm toán của kiểm toán viên được ghi lại trên giấy tờ làm việc như sau:

Lập tờ kiểm tra tổng hợp

CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM VIETNAM AUDITING AND ESTIMATE COMPANY

Khách hàng: Công ty B Kì: 31/12/2003 Nội dung: Tổng hợp TK 139 Người lập: Hoa Người soát xét: Na Người soát xét:……. Date: 12/3/2004 Date: 15/3/2004 Date: ………. Số dư đầu kì: Phát sinh Nợ trong kì: Phát sinh Có trong kì: Số dư cuối kì: 80.703.600 0 0 80.703.600 Ag   

Đã đối chiếu khớp đúng với sổ cái.

: đúng : sai Ag: số liệu đã được kiểm toán bởi VAE Kết luận: Cộng dồn, ghi sổ đúng.

Kiểm tra chi tiết tài khoản 139 – dự phòng nợ phải thu khó đòi

CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM

VIETNAM AUDITING AND ESTIMATE COMPANY

Khách hàng: Công ty B Kì: 31/12/2003

Nội dung: Kiểm tra chi tiết SD TK 139 theo đối tượng

Người lập: Hoa Người soát xét: Na Người soát xét:……. Date: 12/3/2004 Date: 15/3/2004 Date: ………. Bảng phân tích tuổi nợ

Tên khách hàng Địa chỉ Số tiền Ghi chú

Ông Bạch Thanh Xuân 1.588.000 Từ T5/1997

Bà Ninh Ba Đình 902.000 Từ T7/1998 Công ty TNHH PN 86 – Phố Huế 1.640.000 Từ T8/2001, thay đ/c Công ty tấm lợp Y Hà Tây 5.904.000 Từ T1/1999 ………. Tổng cộng 10.535.771,4 : cộng dồn chính xác

Tổng hợp kết quả kiểm toán khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi tại Công ty B

CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM VIETNAM AUDITING AND ESTIMATE COMPANY

Khách hàng: Công ty B Kì: 31/12/2003

Nội dung: Kết luận

Người lập: Hoa Người soát xét: Na Người soát xét: …….. Date: 12/3/2004 Date: 15/3/2004 Date: …………..

Khi thực hiện kiểm toán tài khoản 139 tại Công ty A, thấy:

- Các khoản nợ đã trích lập dự phòng đều đúng quy định;

- Còn một số nợ kéo dài có khả năng không thể thu được. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết luận: Công ty B cần trích lập tiếp dự phòng nợ phải thu khó đòi cho các đối tượng kéo dài như đã nêu ở trên.

Kiểm toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Để kiểm toán khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kiểm toán viên thường kết hợp với kiểm toán khoản mục hàng tồn kho. Kiểm toán viên thực hiện kiểm toán đối với danh mục hàng tồn kho của Công ty; kiểm tra giá thị trường của hàng tồn kho; hay xem xét việc hạch toán và cộng dồn;….

Mặt hàng kinh doanh ximăng thường có biến động giá lớn. Trong năm 2003, do ảnh hưởng của thị trường thế giới, giá ximăng có sự sụt giá mạnh. Để đảm bảo tình hình tài chính của mình, Công ty B đã tiến hành trích lập dự phòng cho các loại hàng tồn kho bị giảm giá. Vì vậy số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm 2003 có sự tăng vọt so với năm 2002.

Kết quả kiểm toán được các kiểm toán viên ghi lại trên giấy tờ làm việc của kiểm toán viên lưu trong file kiểm toán như sau:

Tờ kiểm tra tổng hợp

CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM VIETNAM AUDITING AND ESTIMATE COMPANY

Khách hàng: Công ty B Kì: 31/12/2003 Nội dung: Tổng hợp TK 159 Người lập: Hằng Người soát xét: Na Người soát xét: …. Date: 13/3/2004 Date: 15/3/2004 Date: ….. Số dư đầu kì:

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 2003: Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Số dư cuối kì: 20.864.000 0 27.400.000 48.264.000 Ag   Notes:

- Ag: Đã được kiểm toán bởi Công ty kiểm toán Z năm 2002

- : khớp đúng với Bảng cân đối phát sinh và bảng kê.

Kiểm tra chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho

CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM VIETNAM AUDITING AND ESTIMATE COMPANY

Khách hàng: Công ty B Kì: 31/12/2003

Nội dung: Kiểm tra chi tiết tài khoản 159 Người lập: Hằng Người soát xét: Na Người soát xét:……. Date: 13/3/2004 Date: 15/3/2004 Date: ……….

Tên vật tư, hàng hoá Dự phòng giảm giá Ghi chú S8 8.350.483 P40 5.318.960 XP 03 6.872.906 B40K500 4.986.052 ………… Tổng 48.264.000 Cộng dồn đúng

Notes: thủ tục trích lập hợp lí, đối tượng trích lập chính xác và đầy đủ.

Tổng hợp kết quả kiểm toán khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho

CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM VIETNAM AUDITING AND ESTIMATE COMPANY

Khách hàng: Công ty B Kì: 31/12/2003

Nội dung: Kết luận

Người lập: Hằng Người soát xét: Na Người soát xét: …….. Date: 13/3/2004 Date: 15/3/2004 Date: …………..

Thực hiện kiểm toán tài khoản 159 tại Công ty B cho thấy việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã tuân thủ đúng các quy định hiện hành.

- Các loại vật tư, hàng hoá tồn kho được trích lập dự phòng đều có giá thị trường thấp hơn giá trị ghi sổ kế toán, đều thuộc quyền sở hữu của đơn vị;

- Thủ tục trích lập dự phòng được tiến hành đúng và phê duyệt đầy đủ;

A.3. Kết thúc kiểm toán

Đối với khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kiểm toán viên đưa ra ý kiến là số liệu được trình bày trung thực và hợp lí xét trên các khía cạnh trọng yếu. Còn đối với các khoản công nợ kéo dài chưa thể thu hồi thì kiểm toán viên đề nghị đơn vị khách hàng nên trích lập dự phòng. Nên ngoài việc phát hành Báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên còn lập Thư quản lí theo yêu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM THỰC HIỆN (Trang 36 - 46)