III. Một số nhận xét và đánh giá về thực trạng và tiềm năng
3. Tiêu thụ sản phẩm
Có thể nói, thị trường tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản cả trong và ngoài
nước đều rất lớn và có nhiều khả năng mở rộng. Đối với thị trường trong nước việc tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản có chất lượng cao ở khu vực nông thôn đang rất cần được chú trọng khai thác vì phần lớn dân số Việt Nam sinh sống tại nông thôn. Hơn nữa thị trường này chưa được phát triển một
cách thoả đáng, còn rất nhiều tiềm năng, nhất là trong điều kiện đời sống
của người nông dân đang ngày càng được cải thiện như hiện nay. Đối với
thị trường thế giới, một vài năm gần đây có một số biến động lớn làm cho khối lượng thuỷ sản tiêu thụ xuất khẩu của nước ta giảm đi đáng kể. Nhưng
nhìn chung đây vẫn là một thị trường lớn cho sản phẩm thuỷ sản của nước ta, người tiêu dùng trên thế giới có những nhu cầu rất khác nhau và ngày
càng tăng về chất lượng và số lượng, vấn đề đặt ra đối với chúng ta để mở
rộng thị trường này là phải làm sao tăng chất lượng, quy cách, mẫu mã sản
phẩm cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của từng quốc gia trên thế giới. Và hơn thế nữa là phải tạo cho sản phẩm của nước ta một thương hiệu xác định nhằm xây dựng lòng tin đối với người tiêu dùng. Có như vậy mới
mong mở rộng được thị trường xuất khẩu cho sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam đưa ngành thuỷ sản Việt Nam lên ngang tầm với các quốc gia phát
KẾT LUẬN
Với những tiềm năng dồi dào và sản phẩm mang lại giá trị kinh tế
cao, ngành thuỷ sản đang được một số nhà nghiên cứu kinh tế đánh giá là ngành kinh tế của Việt Nam trong 5 năm tới. Dựa vào giá trị kim ngạch mà ngành thuỷ sản đóng góp vào GDP của cả nước thì nhận định trên là hoàn
toàn có cơ sở và có khả năng trở thành hiện thực. Điều này sẽ giúp cho một
số lượng lớn người dân làm nghề nuôi trồng thuỷ sản có điều kiện để tăng
thêm thu nhập, cải thiện đời sống, một lượng lớn lao động thất nghiệp sẽ có
việc làm, qua đó góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của cả nước. Nhưng để làm được điều kỳ diệu trên đòi hỏi những người làm kinh tế
nói chung và những người kinh doanh thuỷ sản nói riêng phải có chiến lược kinh doanh phù hợp. Một trong những chiến lược quan trọng nhất đó
là làm thế nào để mở rộng thị trường, khai thác hết tiềm năng tiêu thụ rộng
lớn trong dân cư và trên thế giới, tạo cho người sản xuất thuỷ sản một thị trường đầu ra ổn định, giúp họ an tâm sản xuất, có như vậy ngành thuỷ sản
mới mau chóng trở thành một nền kinh tế trọng điểm tương xứng với tiềm năng sẵn có của nó.
Em chọn đề tài : “ Thị trường đầu ra cho sản phẩm thuỷ sản- thực
trạng và tiềm năng “ để phân tích là mong góp một phần nhỏ bé của mình
để giải quyết vấn đề trên.
Cuối cùng, em xin được chân thành cảm ơn TS. Vũ Đình Thắng đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp em hoàn thành đề án này.
DANH MỤC TÀI LIỆI THAM KHẢO
1- Giáo trình Kinh Tế Nông Nghiệp.
2- Giáo trình Marketinh Nông Nghiệp.
3- Giáo trình Kinh Tế Thuỷ Sản.
4- Tạp chí Thuỷ Sản .
số 5/2001; 5/2002; 6/2003; 7/2003 .
5- Tạp chí Thị Trường Giá Cả Và Dự Báo.
số 11/2000; 4/2003.
6- Tạp chí Thương Mại.
số 6/1999; 19/2001.
7- Tạp chí Công Nghiệp Việt Nam.
số 10/2001.
8- Tạp chí Thương Nghiệp Thị Trường Việt Nam.
số 10/2001.
9- Tạp chí Kinh Tế và Dự Báo.
số 8/2001.
10-Tạp chí Nông Thôn Ngày Nay. số 121/2003.