THỜI GIAN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP rút NGẮN QUY TRÌNH GIAO DỊCH tại sàn GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TPHCM (Trang 32 - 38)

2.1. Tồn tại

1) Thời gian hoàn tất giao dịch: từ lúc khớp lệnh đến khi chứng khoán/tiền về tài khoản của nhà đầu tư còn quá dài (T+4)

Hiện tại, Việt Nam đang thực hiện quy trình thanh toán bù trừ đa phương cho cổ phiếu và chứng chỉ quỹ. Cụ thể, vào ngày giao dịch T+0, Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD) nhận kết quả kinh doanh từ hai Sở GDCK, dựa trên kết quả này VSD in báo cáo, rồi chuyển cho các thành viên lưu ký (CTCK) sao khớp.

Thành viên lưu ký phải kiểm tra đối chiếu, xác minh chính xác giao dịch và xác nhận với VSD chậm nhất vào ngày T+2, dựa trên đó Trung tâm xác nhận với các thành viên ngày T+2. Ngày T+3, VSD kiểm tra tiền, xác định số chứng toán trên tài khoản thành viên, có biện pháp khắc phục nếu thành viên để xảy ra tình trạng thiếu tiền, chứng khoán và hoàn tất giao dịch vào 15h chiều ngày T+3. Như vậy, về lý thuyết phải đến sáng ngày T+4, cổ phiếu mới về tài khoản và được bán nếu NĐT đặt lệnh.

Tuy nhiên, việc bán CK trước khi về tài khoản rõ ràng là nhu cầu có thật và đứng từ góc độ quyền sở hữu, việc cấm NĐT bán CK đã thuộc về mình là không hợp lý. Sau khi NĐT thực hiện giao dịch mua và được Trung tâm lưu ký (TTLK) xác nhận, CTCK đã phong tỏa tiền của khách hàng. Như vậy giao dịch đã hoàn thành và NĐT đã có quyền sở hữu hợp pháp với tài sản đó. NĐT chỉ chưa chuyển giao tiền và chưa nhận tài sản do phụ thuộc vào quy trình thanh toán của TTLK mà thôi. Điều này cũng tương tự như một hợp đồng mua bán hàng hóa giữa hai DN. Khi hợp đồng đã ký kết thì các bên đã có nghĩa vụ và quyền lợi tương ứng dù tiền chưa thực trả và hàng chưa giao. Vì vậy hệ thống kế toán mới có tài khoản gọi là “hàng mua đang đi đường” hay “tiền đang chuyển”.

Quy chế giao dịch hiện tại chỉ cấm bán khống, tức là bán CK mà NĐT không sở hữu chứ không cấm bán CK đã mua nhưng chưa về đến tài khoản. Do đó cũng không thể nói các CTCK cho phép khách hàng bán trước ngày T+3 là sai nếu đó là CK NĐT thực sự đã mua. Thực tế ở một số thị trường, ví dụ bất động sản, NĐT vẫn giao dịch bình thường. Khi chủ đầu tư xây xong phần hạ tầng là có thể bán tài sản sẽ hình thành trong tương lai.

Một quyền nữa của NĐT đang bị tước đoạt là quyền bán CK đang thực sự sở hữu, đã có trong tài khoản do quy định cấm cùng mua, cùng bán một loại CK trong phiên. Ví dụ NĐT mua 1.000 CP A thì cùng trong phiên, không được bán CP A đó nữa dù trong tài khoản đang có CP này (không phải hàng chưa về). Việc đặt ra quy định này do lo ngại thao túng giá, nhưng rõ ràng như vậy NĐT không còn toàn quyền sở hữu tài sản của mình. Đây cũng là một quy định lỗi thời trong cơ chế giao dịch đã được thị trường chứng minh: NĐT có sử dụng hai tài khoản để thực hiện quyền của mình và cơ quan quản lý muốn cấm cũng không được.

2) Tình trạng lách quy định T + 3 của các công ty chứng khoán, bất lợi cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ

Do thị trường biến động rất lớn đòi hỏi quyết định linh hoạt của NĐT, trong khi VSD không quản lý chi tiết tới từng tài khoản của NĐT mà chỉ quản lý tài khoản tổng thể hiện chứng khoán và tiền mặt thuộc sở hữu của toàn bộ NĐT mở tài khoản tại các CTCK, nên nhiều CTCK đã áp dụng linh động các giải pháp hỗ trợ khách hàng mua - bán chứng khoán ngay trong phiên, mua hôm nay bán ngày T+l, T+2, T+3...

Tất nhiên, không phải bất cứ khách hàng nào mở tài khoản tại các CTCK đều được mua bán thuận lợi như vậy và không phải bất cứ mã chứng khoán nào cũng được linh hoạt đáp ứng nhu cầu của NĐT. Thông thường, CTCK có một danh sách những cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, khách hàng có thể tham gia trathng T+1, T+2 và danh sách này thay đổi từng ngày. Có nơi áp dụng khách hàng phải mua lô lớn từ 10.000 - 15.000 chứng khoán trở lên mới được T+1; 5.000 chứng khoán trở lên mới được T+2, có nơi áp dụng mức thấp hơn...

Cũng vì danh sách chứng khoán được đặc cách, mỗi nơi mỗi khác như thế nên nhiều NĐT lớn mở tới vài tài khoản tại vài CTCK để danh mục chứng khoán có thể lướt sóng thêm phong phú. Cũng chính vì dịch vụ này quá phổ biến nên hiện nay hiếm có mã chứng khoán nào tăng liên tục được nhiều phiên, bất kể có thông tin tốt tới đâu, kỳ tăng điểm chỉ kép được 3 - 4 phiên đã là dài, phổ biến chỉ 1 - 2 phiên là đảo chiều. Diễn biến khó lường như vậy khiến những NĐT nhỏ lẻ chịu chu kỳ T+4 thường thiệt thòi và gánh phần thua lỗ.

Chính vì các công ty chứng khoán áp dụng hình thức hỗ trợ “ngày T” khác nhau, dẫn đến tình trạng rối loạn ngày thanh toán thực sự trên thị trường, cũng là một trong những lý do khiến thị trường đồn đoán về cuộc chiến tranh giành thị phần của

những CTCK lớn trên thị trường. CTCK A đưa ra nhiều ưu đãi kẻo khách VIP của CTCK B; để kéo lại khách, CTCK B còn ưu đãi mạnh tay hơn với danh sách các mã chứng khoán phong phú hơn...

Tuy nhiên, thực tế từ thị trường cho thấy khó có thể ngăn chặn được hoàn toàn hiện tượng này bằng mệnh lệnh hành chính, bản thân các CTCK vì cạnh tranh, lợi ích sinh tồn buộc phải đưa ra dịch vụ mới để thu hút NĐT. Giải quyết tình trạng này chỉ có thể bằng hai cách: hoặc rút ngắn thời gian thanh toán hoặc VSD quản lý tài khoản 2 cấp, đến tận NĐT thay vì quản lý tài khoản tổng như hiện nay.

Theo khuyến nghị của Tổ chức Quốc tế các ủy ban chứng khoán (IOSCO) và Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS), thời gian thanh toán của các thị trường càng được rút ngắn càng tốt và chỉ nên tối đa là T+3. Tại một số các thị trường chứng khoán ở Mỹ, Châu Âu, Châu Á, mặc dù trình độ công nghệ thông tin rất phát triển nhưng vẫn áp dụng thời gian giao dịch T + 3 để bảo đảm tính an toàn cho quy trình giao dịch.

2.2. Nguyên nhân

1) Nguyên nhân về nhận thức

Có rất nhiều việc phải làm để thị trường chứng khoán phát triển, nhưng ở thị trường chứng khoán thứ cấp, việc đảm bảo tính thanh khoản của thị trường là quan trọng hơn tất cả. Thị trường thiếu thanh khoản thì sẽ không hiệu quả vì dòng tiền không được chuyển dịch dễ dàng, nhanh chóng với chi phí giao dịch thấp. Hệ lụy kéo theo là rủi ro thanh khoản cao cho nhà đầu tư. Lúc đó thị trường sơ cấp muốn phát triển cũng sẽ rất khó.

Chính vì chưa đặt tính thanh khoản lên hàng đầu của sự quan tâm nên trong nhiều năm qua, cơ quan quản lý chưa có biện pháp rút ngắn thời gian giao dịch xuống 1-2 ngày, thay vì 4 ngày như hiện tại. Các cấp quản lý hiện vẫn khá đật nặng vấn đề biên độ giá để đảm bảo tính an toàn của thị trường, nâng cao tính thanh khoản của thị trường khi mở rộng biên độ hoặc ngược lại. Trong khi đó việc nâng cao tính thanh khoản cho thị trường bằng cách rút ngắn thòi gian thanh toán vẫn chưa được đẩy mạnh.

Vẫn còn không ít người nhầm lẫn giữa giao dịch T+3 với thời gian thanh toán T+3, trong khi đây là hai vấn đề độc lập với nhau. Kỳ hạn thanh toán T+3 song hành với giao dịch T+1 hoặc T+0 hiện khá phổ biến trên thế giới. Lợi thế của thị trường chứng khoán Việt Nam là phát triển sau, nên chúng ta kế thừa để lựa chọn quy chế giao dịch và công nghệ phù hợp khá dễ dàng. Vì thế thay vì rút ngắn xuông giao dịch T+2 thì Ủy ban Chứng khoán nên cho phép giao dịch T+1 ngay

2) Sự bất cập trong cơ chế quản lý

Việc rút ngằn thời gian giao dịch không phải do một cơ quan, một cấp thầm quyền quyết định. Ủy ban Chứng khoán nếu muốn ban hành quy chế rút ngắn thời

gian giao dịch nhưng Bộ Tài chính mới là người ra quyết định rồi sau đó Trung tâm Lưu ký chứng khoán lại phải đảm bảo hệ thống thanh toán bù trừ đáp ứng được yêu cầu thực hiện thời gian theo quy định. Chính vì sự trông chờ, chưa xác định rỏ ràng trách nhiệm nên phía cơ quan quản lý không đẩy mạnh trong việc cải cách thủ tục.

3) Hệ thống công nghệ thông tin còn yếu kém

Hiện tại, hệ thống thông tin tại trung tâm lưu ký chứng khoán vẫn chưa đáp ứng được tốc độ xử lý. Vì vậy khó có khả năng đáp ứng tốc độ bù trừ khi thời gian giao dịch giảm xuống T+1, T+2. Việc nâng cấp hệ thống diễm ra khá chậm chạp, hiện nay trung tâm mới thực hiện việc thanh toán bù trừ với thời hạn T + 1 cho giao dịch trái phiếu và giao dịch cổ phiếu theo phương thức thoả thuận lô lớn hơn 100.000 đơn vị.

Hệ thống TTLK chưa phát hiện được các nhà đầu tư mở tài khoản tại nhiều CTCK để có biện pháp ngăn chặn, xử lý các hiện tượng làm giá, đầu cơ chứng khoán. Trong khi đó, các CTCK cũng chẳng muốn liên kết với nhau để kiểm soát việc mở tài khoản của các nhà đầu tư do muốn sợ mất khách hàng, muốn tăng quy mô tài khoản nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận. Vì vậy, thực tế dù quy định có cấm nhưng các nhà đầu tư vẫn có thể mua bán trái phiếu cùng lúc trên hniều tài khoản, gây nhiễu thông tin thị trường.

Hai sàn giao dịch tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều là đơn vị sự nghiệp có thu 100% vốn nhà nước nhưng lại triển khai hai hệ thống công nghệ khác nhau. Sự không tương thích về công nghệ gây khá nhiều phiền toáicho các công ty chứng khoán vì phải đảm bảo kết nối với hai sở, thanh xác nhận bù trừ từ kết quả do hai Sơ gủi tới trong cùng ngày.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP RÚT NGẮN THỜI GIAN GIAO DỊCH 1. VỀ PHÍA CƠ QUAN QUẢN LÝ

1.1. Tách biệt ngày thanh toán và ngày giao dịch

Để đảm bảo tính an toàn trong hoạt động thanh toán bù trừ, tuy nhiên vẫn tạo điều kiện cho nhà đầu tư nhanh chóng mua bán chứng khoán, qua đó UBCK cần xây dựng quy định điều chỉnh ở cơ chế giao dịch để giúp nhà đầu tư trong các ngày T+1, T+2, T+3 có thể bán chứng khoán đã khớp lệnh mua trong ngày T, trong khi thời hạn thanh toán các chứng khoán đó vẫn ở thời điểm cuối ngày T+3.

UBNCK cần cho phép áp dụng chính thức cách thực hiện như sau: sau khi trung tâm lưu ký chứng khoán đã chốt thanh toán, bù trừ với các thành viên vào ngày T+2, coi như giao dịch đã hoàn tất thì nên cho phép NĐT giao dịch ngay trên tài khoản, rút ngắn thời gian giao dịch thêm được một ngày. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay, quy trình thanh toán T+3 là một quy trình chuẩn được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng, đảm bảo sự an toàn cho hệ thống. Đối với Việt Nam, quy trình thanh toán T+3 không phải là thời gian quá dài, nó nằm trong khuôn khổ như nhiều thị trường chứng khoán quốc tế.

1.2. Kéo dài thời gian giao dịch sang buổi chiều

Hiện nay, phiên giao dịch chỉ tiến hành từ 8.30 – 11.30 của ngày T. Trong khi đó, việc thanh toán bù trự hoàn tất vào lúc 3 h chiều ngày T+3, vì vậy nhà đầu tư phải đến sáng T+4 mới có thể bán chứng khoán.

Vì vậy, Trung tâm lưu ký chứng khoán cần đẩy nhanh thời gian thanh toán, từ chiều T+3 rút ngắn xuống còn sáng T+3, và khi phiên giao dịch được kéo dài thêm đến buổi chiều, nhà đầu tư có thể bán chứng khoán ngay trong ngày T + 3, nhanh chóng thu hồi vốn và tránh được sụ biến động của thị trường do thời gian giao dịch quá dài.

1.3. Nâng cấp hệ thống thông tin quản lý

Việc có rút ngắn được thời gian thanh toán hay không phụ thuộc lớn vào tiến độ triển khai các dự án hiện đại hóa hệ thống công nghệ của Trung tâm lưu ký chứng khoán, vào khả năng kết nối trực tuyến giữa Trung tâm lưu ký chứng khoán, 2 Sở giao dịch và các CTCK. Khi đó, trung tâm lưu ký chứng khoán sẽ quản lý đến từng tài khoản của nhà đầu tư, kiểm soát đựoc các hiện tượng đầu cơ, làm giá tốt hơn.

Các hệ thống công nghệ tbông tin của SGDCK, Trung tâm lưu ký và các công ty chứng khoán, các thành viên lưu ký cần dựa trên một chuẩn chung, tốt nhất là là do một nhà sản xuất phần mềm cung cấp để đảm báo tính đồng bộ. Điều này trước mặt sẽ rất khó khăn do các công ty chứng khoán đã đầu cho hệ thống công nghệ thông tin của mình, vì vậy việc thay thế sẽ rất tốn kém. Tuy nhiên, về mặt lâu dài, khi hệ thống công nghệ thông tin giữa các bên liên quan đã đồng bộ, thời gian giao

dịch nhanh, thị trường chứng khoán có điều kiện để phát triển hơn, công ty chứng khoán có nhiều thêm cơ hội đề tăng trưởng

1.4. Hợp thức hoá, cho phép các ngày giao dịch trước T+3

Việc hợp thức hóa các giao dịch T+2, T+3 đảm bảo công bằng cho tất cả các NĐT đồng thời hạn chế rủi ro trong việc vận dụng lách quy định hiện tại của CTCK.

Hiện tại, các công ty chứng khoán chỉ áp dụng các giao dịch trước ngày T+3 cho một số rất ít khách hàng VIP của mình, đây chủ yếu là các khách hàng lớn, mua bán với số lượng lớn nên dễ làm biến động thị trường, trong khi đó các nhà đầu tư nhỏ lẻ do phải đợi đến ngày T+4 để thực hiện giao dịch nên rất bị động và thường chịu thiệt hại từ rủi ro thị trường. Vì vậy, việc áp dụng đồng bộ quy đinh giao dịch trước ngày T+ 3 sẽ đảm bảo tính công bằng giữa các nhà đầu tư, thị trường giảm bị ảnh hưởng từ sự đầu cơ, làm giá của các nhà đầu tư lớn.

1.5. Cho phép các nhà đầu tư mua bán trong cùng một phiên

Việc cho phép NĐT cùng mua, cùng bán một loại CK trong phiên, có một số điều kiện nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động thanh toán và ngăn chặn hành vi thao túng giá. Cụ thể, NĐT chỉ được phép sử dụng một tài khoản tại một CTCK để thực hiện cả lệnh mua và bán; chỉ được mua/bán một loại CK nếu lệnh bán/mua của cùng loại CK trước đó đã được khớp; chỉ được bán CK đã có trên tài khoản chứ không được bán số CK đã mua khi lệnh vừa mới được khớp. NĐT cũng không được đồng thời đặt lệnh mua và bán cùng một loại CK trong từng lần khớp lệnh trên cùng một tài khoản hoặc các tài khoản khác nhau cùng được NĐT đứng tên.

Đặc biệt với NĐT, việc bán CK T+2, T+3 và cùng mua cùng bán CK trong phiên không chỉ làm tăng cơ hội lợi nhuận mà còn tăng khả năng rào chắn rủi ro nếu quyết định sai. Mặt khác, việc hợp thức hóa các quyền này giúp cả NĐT lần CTCK đỡ phải mệt mỏi tìm cách lách luật, chia nhỏ tiềm lực tài chính của mình.

2. VỀ PHÍA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

Theo quy trình thanh toán hiện nay, công ty chứng khoán được dành một khoảng thời gian từ chiều ngày T đến 10 ha ngày T + 2 để kiềm tra, đối chiếu sai sót với trung tâm lưu ký chứng khoán, khoản thời gian gần 2 ngày như vậy khá dài. Vì vậy, để rút ngắn thời gian thanh toán chung trong giao dịch trái, các công ty chứng khoán cần phải thực hiện:

1. Nâng cấp hệ thống thông tin đẻ kiềm soát tốt hơn nữa lệnh của nhà đầu tư ngay từ khi nhập vào hệ thống giao dịch của công ty chứng khoán, bảo đảm lệnh đúng theo quy định. Kiểm tra, đối chiếu số dự tiền mặt, chứng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP rút NGẮN QUY TRÌNH GIAO DỊCH tại sàn GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TPHCM (Trang 32 - 38)