CƠ SỞ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ

Một phần của tài liệu do an xu ly khi trong khai thac khoang san (Trang 28 - 40)

Để lựa chọn từng thiết bị thu bụi hoặc thiết bị lọc sạch bụi cần phải chú ý các điều kiện sau:

 Tính chất của bụi: kích cỡ, hình dạng, mật độ, độ ẩm, tính hút ẩm (tức là tính hấp thụ hoặc hút hơi nước), tính dẫn điện, tính cháy, tính ăn mòn, độ mài mòn và tính độc của bụi.

 Tính chất của dòng khí mang bụi: nhiệt độ, độ chứa ẩm, tính ăn mòn, tính cháy, áp suất, độ ẩm tương đối, mật độ, tính dính, tính dẫn điện và tính độc của dòng khí có mang theo hạt bụi.

 Các tiêu chuẩn về khí thải: theo TCVN, QCVN của nhà nước ban hành.

 Yếu tố phát sinh: tốc độ sa lắng của bụi theo kích thước hạt bụi, lưu lượng dòng khí, nồng độ hoạt động của nguồn lien tục hay gián đoạn, hiệu quả mong muốn.

 Hiệu quả thu bụi: kích cỡ hạt bụi có trong dòng khí là rất quan trọng cho khả năng thu bụi của thiết bị, hay hiệu quả thu bụi phụ thuộc kích cỡ hạt bụi và độ phân tán.

SVTH: Trần Diễm Uyên MSSV: 0310020364 29

Ta cũng có thể dựa vào đặc tính của từng thiết bị để lựa chọn công nghệ:

 Cyclone

 Sử dụng cho bụi thô

 Nồng độ bụi ban đầu cao

 Không đòi hỏi hiệu quả lọc cao

 Nều muốn đạt được hiệu quả cao thì nên sử dụng cyclone ướt hoặc cyclone chùm

 Buồng lắng bụi

 Sử dụng cho bụi thô, kích thước > 50µm

 Cần được sử dụng như cấp lọc thô trước các lọai thiết bị lọc tinh đắt tiền

 Thiết bị lọc bụi ướt

 Sử dụng khi cần lọc sạch bụi mịn với hiệu quả tương đối cao.

 Kết hợp giữa lọc bụi và khử khí độc hại trong phạm vi có thể, nhất là với các lọai khí hơi cháy

 Kết hợp làm nguội khí thải

 Đặc biệt độ ẩm cao trong các lọai khí thải khi đi ra khỏi thiết bi lọc không gây ảnh hưởng gì đáng kể cho thiết bị cũng như các quá trình công nghệ liên quan

 Thiết bị lọc túi vải

 Sử dụng khi cần đạt hiệu quả lọc cao hoặc rất cao

 Cần thu hồi bụi có giá trị ở trạng thái khô

 Lưu lượng khí thải cần lọc không quá lớn

 Nhiệt độ khí thải tương đối thấp nhưng phải cao hơn nhiệt độ điểm sương

 Thiết bị lọc bụi tĩnh điện

 Khi cần lọc bụi tinh với hiệu quả lọc bụi cao

 Lưu lượng khí thải cần lọc lớn

Hình 3.2: Phạm vi sử dụng thích hợp của các thiết bị lọc bụi khác nhau phụ thuộc đường kính hạt bụi

SVTH: Trần Diễm Uyên MSSV: 0310020364 31 3.2. ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ 3.2.1. Sơ đồ công nghệ Đường khí Đường nước Đường bùn Chú giải DÒNG KHÍ CHỨA BỤI Chụp hút Quạt hút Cyclone Rainstorm Quạt hút Ống thải khí Bể chứa bùn Xử lý bụi định kỳ Nguồn nhận (QCVN 19:2009/BTNMT, cột B) Tuần hoàn nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xử lý bùn định kỳ

3.2.2. Thuyết minh quy trình công nghệ

Không khí được thu gom ngay tại vị trí phát sinh thông qua các chụp hút bố trí trên các máy công cụ. Các chụp hút được nối với hệ thống ống dẫn, dưới tác dụng của lực hút ly tâm, dòng khí theo hệ thống đường ống dẫn vào cyclone để xử lý bụi thô.

Trong cyclone, nhờ sự trợ giúp của quạt, làm cho dòng khí chuyển động xoáy trong vỏ hình trụ và chuyển động dần xuống tới phần hình nón. Dòng khí chuyển động vượt quá tới phần hình nón, tạo ra một lực li tâm làm cho hạt bụi văng ra khỏi dòng khí, va chạm vào vách cyclone và cuối cùng rơi xuống phễu thu bụi. Bụi được xử lý theo định kỳ.

Dòng khí sẽ tiếp tục theo hệ thống ống dẫn đi vào thiết bị Rainstorm nhờ quạt hút. Tại đây, nhờ kết cấu đặc biệt của thiết bị, khí lẫn bụi sẽ được phân tán vào nước tạo xoáy lốc để tách bụi triệt để. (Rainstorm – thiết bị rửa khí va đâp quán tính).

Bùn ở bể chứa được xử lý định kỳ và nước sau xử lý bùn được tuần hoàn về Rainstorm.

Khí sạch sau xử lý được thải ra ngoài môi trường theo cột B, QCVN 19:2009/BTNMT.

3.3. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CYCLON Thông số đã cho: Thông số đã cho:

 Nhà máy nằm ở khu vực nông thôn

 Lưu lượng: Q = 15000 m3/h

 Nhiệt độ: T = 25oC

 Nồng độ bụi là: Cbụi = 2200 mg/m3

 Trọng lượng riêng của bụi: 1 = 2,78 g/cm3 = 2780 kg/m3

 Trọng lượng riêng của không khí: 2 = 1 kg/m3

 Hệ số nhớt động của không khí: v2 = 19.10-6 m2/s 3.3.1. Tính nồng độ bụi tối đa cho phép:

Nồng độ tối đa cho phép của bụi theo QCVN 19:2009/BTNMT, cột B

𝐶𝑚𝑎𝑥 = 𝐶 𝑥 𝑘𝑝 𝑥 𝑘𝑣 = 200 𝑥 1 𝑥 1,2 = 240 𝑚𝑔/𝑁𝑚3

Với:

 C: nồng độ của bụi theo QCVN 19:2009/BTNMT, cột B, mg/Nm3

 Kplà hệ số lưu lượng nguồn thải.

SVTH: Trần Diễm Uyên MSSV: 0310020364 33

Hệ số lưu lượng nguồn thải Kp được quy định tại Bảng dưới đây:

Bảng 3.1: Hệ số lưu lượng nguồn thải Kp

Lưu lượng nguồn thải (m3/h) Hệ số Kp

P ≤ 20.000 1

20.000 < P ≤ 100.000 0,9

P>100.000 0,8

(Nguồn: QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ)

Hệ số vùng, khu vực Kv được quy định tại Bảng dưới đây:

Bảng 3.2: Hệ số vùng, khu vực Kv (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân vùng, khu vực Hệ số Kv

Loại 1

Nội thành đô thị loại đặc biệt (1) và đô thị loại I (1); rừng đặc dụng (2); di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng (3); cơ sở sản xuất công nghiệp, chế biến, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động công nghiệp khác có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 02 km.

0,6

Loại 2

Nội thành, nội thị đô thị loại II, III, IV (1); vùng ngoại thành đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I có khoảng cách đến ranh giới nội thành lớn hơn hoặc bằng 02 km; cơ sở sản xuất công nghiệp, chế biến, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động công nghiệp khác có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 02 km.

0,8

Loại 3

Khu công nghiệp; đô thị loại V (1); vùng ngoại thành, ngoại thị đô thị loại II, III, IV có khoảng cách đến ranh giới nội thành, nội thị lớn hơn hoặc bằng 02 km; cơ sở sản xuất công nghiệp, chế biến, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động công nghiệp khác có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 02 km (4) .

1,0

Loại 5 Nông thôn miền núi 1,4

Chú thích:

(1) Đô thị được xác định theo quy định tại Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị;

(2) Rừng đặc dụng xác định theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 14 tháng 12 năm 2004 gồm: vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học;

(3) Di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được UNESCO, Thủ tướng Chính phủ hoặc bộ chủ quản ra quyết định thành lập và xếp hạng;

(4) Trường hợp nguồn phát thải có khoảng cách đến 02 vùng trở lên nhỏ hơn 02 km thì áp dụng hệ số vùng, khu vực Kv đối với vùng có hệ số nhỏ nhất;

(5) Khoảng cách quy định tại bảng 3 được tính từ nguồn phát thải.

(Nguồn: QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ)

3.3.2. Tính hiệu xuất xử lý cần thiết.

Nm3 là mét khối không khí ở điều kiện chuẩn ở nhiệt độ 250C và áp suất 760mmHg. Theo đề cô cho, thì nhiệt độ đo được là 25oC cũng là nhiệt độ ở điều kiện chuẩn. Khi đó Cbụi = 2200mg/m3 = 2200mg/Nm3.

Hiệu suất xử lý cùa thiết bị:

ŋ =𝐶𝑏ụ𝑖 − 𝐶𝑚𝑎𝑥

𝐶𝑏ụ𝑖 𝑥100 =

2200 − 240

2200 𝑥100 = 89%

Với:

 Cmax: Nồng độ bụi phát thải cho phép theo quy chuẩn, mg/Nm3

 Cbụi: Nồng độ bụi đo được, mg/Nm3 3.3.3. Tính kích thước cyclone.

Lưu lượng thực tế của bụi đá vôi:

𝐿 = 𝑉(273 + 𝑡) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3600 𝑥 273 = 15000(273 + 25)

3600 𝑥 273 = 4,5 𝑚3/𝑠 Với:

 V = Q: Thể tích khí đi vào không khí, m3

chuẩn/h

SVTH: Trần Diễm Uyên MSSV: 0310020364 35

Đường kính hạt bé nhất cần thu hồi: Đường kính hạt 0-4µm 5-9µm 10-19µm 20-29µm 30-49µm 50-100 µm Phần trăm khối lượng 2% 3% 5% 10% 20% 60% Nồng độ bụi thu hồi 44 mg/Nm3 110 mg/Nm3 220 mg/Nm3 440 mg/Nm3 880 mg/Nm3 2200 mg/Nm3 So sánh với nồng độ bụi thải cho phép theo QCVN 19:2009/BTNMT, cột B. Ta có được đường kính hạt bé nhất cần thu hồi là min = 10m = 10.10-6m

Tiết diện cửa vào của cyclone: 𝑓 = 𝐿

𝑣𝑣 = 4,5

20 = 0,225 𝑚2

Với: vv = 14 ÷ 20 m/s: là tốc độ khí vào

Dựa vào bảng III.3. Kích thước cơ bản của cyclone – trang 522 – Sổ tay Quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất – TS. Nguyễn Trọng Khuôn. Ta chọn cyclone kiểu BTИ.

Khi đó:

 Chiều cao cửa vào cyclone: h = 4b => f = 4b2 = 𝐿 𝑣𝑣

 Chiều rộng cửa vào cyclone: b = 0,5√𝑓 = 0,5√0,225 = 0,24 m

 Chiều cao cửa vào cyclone: h = 4b = 4 x 0,24 = 0,96 m

 Đường kính cyclone: D = 5,9b = 5,9 x 0,24 = 1,42 m

 Vận tốc giới hạn của bụi:

𝑣𝑔ℎ =𝛿

2(𝜌1− 𝜌2)𝑢2

9𝜌2𝑣2𝐷 =

(10𝑥10−6)2 𝑥 (2780 − 1) 𝑥 132

9 𝑥 1 𝑥 19𝑥10−6 𝑥 1,42 = 0,19 𝑚/𝑠

Với: u = 12 ÷ 14m/s: tốc độ dòng khí trong cyclone Kiểm tra độ chính xác của D theo Re:

𝑅𝑒 = 𝑣𝑔ℎ𝛿 𝑣2 =

0,19 𝑥 10𝑥10−6

19𝑥10−6 = 0,1 ≤ 0,2

Đường kính của cyclone được tính lại theo công thức:

𝐷 = 𝐷𝑇 1 − 10𝑣𝑢𝑔ℎ

Với: 𝐷𝑇 = 𝑑𝑇 + 2𝑎 = 1,13√𝐿

𝑣𝑟+ 2𝑎 = 1,13√4,5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8 + 2𝑥0,01 = 0,87𝑚

Trong đó: - DT: đường kính ngoài của cyclone - dT: đường kính trong của cyclone

- a: là bề dày vật liệu

- vr = 4÷8m/s: là vận tốc khí ra

Vậy đường kính của cyclone có giá trị: 𝐷 = 0,87

1−10 𝑥 0,19

13

= 1𝑚

Dựa vào bảng III.4. Kích thước cơ bản của cyclone ЏH theo đường kính – trang 524 – Sổ tay Quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất – TS. Nguyễn Trọng Khuôn. Ta tính được các kích thước cần thiết còn lại của cyclone, chọn kiểu ЏH – 24:

 Chiều cao cửa vào cyclone:

a = 1,11.D = 1,11 x 1 = 1,11  1,1m

 Chiều cao ống tâm có mặt bích: h1 = 2,11.D = 2,11 x 1 = 2,11  2,1m

 Chiều cao phần hình trụ:

h2 = 2,11.D = 2,11 x 1 = 2,11  2,1m

 Chiều cao phần hình nón: h3 = 1,75.D = 1,75 x 1 = 1,75m

 Chiều cao phần bên ngoài ống tâm: h4 = 0,4.D = 0,4 x 1 = 0,4m

 Chiều cao chung:

H = 4,26.D = 4,26 x 1 = 4,26  4,3m

 Đường kính ngoài của ống ra: d1 = 0,6.D = 0,6 x 1 = 0,6m

 Đường kính trong của cửa tháo bụi: d2 = 0,4.D = 0,4 x 1 = 0,4m

 Chiều rộng của cửa vào:

𝑏1 𝑏

⁄ = 0,26𝐷 0,2𝐷⁄ = 0,26 𝑥 1 0,2 𝑥 1⁄ = 1,3𝑚

 Chiều dài của ống cửa vào:

l = 0,6.D = 0,6 x 1 = 0,6m

 Khoảng cách từ tận cùng cyclone đến mặt bích: h5 = 0,32.D = 0,32 x 1 = 0,32m

SVTH: Trần Diễm Uyên MSSV: 0310020364 37

 Đường kính trong của cyclone: dT = 0,85

 Hệ số trở lực của cyclone:  = 60

 Sức cản thủy lực: ∆𝑃 = 𝑣𝑣2.𝜌2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 = 60202 𝑥 1

2 = 12000𝑁/𝑚2 3.3.4. Khối lượng bụi thu được.

Lượng hệ khí vào thiết bị lắng quán tính: Qv=ρv.Qv (1) Trong đó: 𝜌𝑣 = 𝜌1. 𝑦𝑣+ (1 − 𝑦𝑣). 𝜌2 (2)

Với:

 ρv là khối lượng riêng của hỗn hợp khí bụi

 ρ1 là khối lượng riêng của bụi (bụi vôi ρ1 = 2780 kg/m3)

 yv là nồng độ bụi đi vào thiết bị, % khối lượng: yv = Cb

ρv (3)

 𝜌2 là khối lượng riêng của khí: 𝜌2 = 1 kg/m3 Thay (3) vào (2) ta được:

𝜌𝑣 = 𝜌1𝐶𝑏

𝜌𝑣+ (1 − 𝐶𝑏

𝜌𝑣) . 𝜌2 𝜌𝑣2− 𝜌𝑘. 𝜌2− (𝜌1− 𝜌2). 𝐶𝑏 = 0

Thay các giá trị vào ta được :

ρv2 – 1 𝑥 ρv – (2780 – 1) x 2200 𝑥 10−6 = 0 Giải phương trình ta được ρv = 3kg/m3.

Thay vào (1) Gv=ρv.Qv => Gv= 3 x 15000 = 45000 kg/h Thay giá trị này nào (2) ta được:

 Nồng độ bụi đi vào thiết bị, % khối lượng yv = Cb

ρv => yv = 2200 x 10

−6

3 𝑥 100% = 0,073%.

 Nồng độ bụi đi ra thiết bị, % khối lượng

yr = yv(1 – η) = 0,073 x (1 – 0,89) = 0,008 %.

 Lượng hệ khí ra khỏi thiết bị Gr=Gv

100−yv

100−yr = 45000 𝑥 100−0,073

100−0,008 = 44970,7 kg/h.

 Lượng khí sạch hoàn toàn Gs=Gv

100−yv

100 =45000 𝑥 100−0,073

100 = 44967,15 kg/h.

 Lưu lượng hệ khí ra ngoài thiết bị Qr = Gr (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ρv = 44970,7

3 = 14990m3/h.

 Năng suất của thiết bị lọc theo lượng khí sạch hoàn toàn Qs= Gs

ρk = 44967,15

1 = 44967,15 m3/h.

 Lượng bụi thu được trong một giờ

Khối lượng bụi thu được trong một ngày, giả sử ngày làm 16 tiếng: m = 29,3 x 16 = 468,8 kg/ngày

Thể tích bụi thu được trong một ngày: V = 𝑚

𝜌1=468,8

2780 = 0,17 m3 Giả sử, mỗi tháng lượng bụi thu hồi được xử lý một lần.

Vậy thể tích thùng thu bụi là: 𝑉𝑡ℎù𝑛𝑔 = 0,17 𝑥 30 = 5,1𝑚3

Kích thước xây dựng của thùng chứa bụi là L x B x H = 1,6 x 1,6 x 2

Bảng 3.3: Tổng hợp số liệu thiết kế cyclone

STT Kích thước Đơn vị Kết quả

1 Đường kính cyclone, D m 1

2 Chiều cao cửa vào cyclone, a m 1,1

3 Chiều cao ống tâm có mặt bích, h1 m 2,1

4 Chiều cao phần hình trụ, h2 m 2,1

5 Chiều cao phần hình nón, h3 m 1,75

6 Chiều cao phần bên ngoài ống tâm, h4 m 0,4

7 Chiều cao chung, H m 4,3

8 Đường kính ngoài của ống ra, d1 m 0,6

9 Đường kính trong của cửa tháo bụi, d2 m 0,4

10 Chiều rộng của cửa vào, b1/b m 1,3

11 Chiều dài của ống cửa vào, l m 0,6

12 Khoảng cách từ tận cùng cyclone đến mặt bích, h5

m 0,32

13 Góc nghiêng giữa nắp và ống vào, α Độ 24

14 Đường kính trong của cyclone, dT m 0,85

SVTH: Trần Diễm Uyên MSSV: 0310020364 39 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. KẾT LUẬN

Qua bài đồ án này, em rút ra được những kết luận như sau:

Nếu hàm lượng bụi trong không khí vượt quá tiêu chuẩn phát thải cho phép thì sẽ gây ra những bệnh về đường tiêu hóa, bệnh về mắt, gây bệnh ngoài da, bệnh đường hô hấp. Nguy hiểm nhất là bệnh bụi phổi. Do đó, cần phải có những phương pháp, thiết bị nguồn phát sinh bụi ở các nhà máy, cơ sở, xí nghiệp…sản xuất vật liệu xây dựng, lò gốm, luyện kim…

Trong các thiết bị dùng để thu hồi bụi thì cyclone được sử dụng khá phổ biến. Hiệu suất xử lý cao, vận hành đơn giản mà giá thành rẻ. Tuy nhiên, cyclone không thể thu hồi bụi kết dính và những hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 10m.

Do đó, để hiệu quả xử lý được cao ta cần kết hợp với các thiết bị khác nhằm giảm tối đa chất thải vào môi trường, ví dụ như lọc bụi tĩnh điện, lọc bụi tay áo, lọc ướt… phải đảm bảo nồng độ khí bụi phát thải vào khí quyển đạt tiêu chuẩn môi trường.

4.2. KIẾN NGHỊ

Trong quá trình làm đồ án, việc tìm kiếm tài liệu tham khảo, hình ảnh minh họa hay công thức tính toán để thiết kế cyclone … tương đối dễ dàng, thuận lợi vì đây là những kiến thức đã được học, phần hình ảnh thì có rất nhiều trên mạng. Tuy nhiên,

Một phần của tài liệu do an xu ly khi trong khai thac khoang san (Trang 28 - 40)