Các giải pháp

Một phần của tài liệu 294 Phát triển nhân lực y tế thành phố Hà Nội tới năm 2020 (Trang 30 - 38)

II Tuyến thành phố/huyện 1 Cán bộ y tế toàn thành phố 13.106 20,

3.2.4.Các giải pháp

- Tăng cường bác sỹ tuyến cơ sở để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân đảm bảo chỉ tiêu bác sỹ tuyến huyện 2 bác sỹ/10.000 dân, bác sỹ tuyến phường xã 2 bác sỹ/10.000 dân ;

- Bổ sung lực lượng bác sỹ cho toàn thành phố đảm bảo chỉ tiêu 10 bác sỹ/10.000 dân ;

- Tăng cường nhân viên điều dưỡng trình độ cao đẳng và trung cấp đảm bảo 4 điều dưỡng/1 bác sỹ.

3.2.4.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y tế hiện có và chuẩn hoá CB

- Bổ sung biên chế dược tá cho trạm y tế xã bảo đảm nguồn nhân lực phục vụ công tác cung ứng thuốc tại tuyến xã.

- Ban hành Quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo cán bộ y tế, xây dựng tiêu chuẩn định mức và cơ cấu nhân lực y tế hợp lý để kiện toàn đội ngũ cán bộ y tế nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động chăm sóc sức khoẻ. - Đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ dược theo nhiều hình thức nhằm đáp ứng số lượng và chất lượng cán bộ dược cho các cơ quan quản lý nhà nước về dược, các cơ sở sự nghiệp y tế và cho các doanh nghiệp dược.

- Ban hành các chính sách ưu đãi đối với cán bộ, nhân viên y tế, đặc biệt là cán bộ y tế tuyến cơ sở. Xây dựng và thực hiện kế hoạch luân chuyển cán bộ; chế độ nghĩa vụ công tác y tế ở vùng khó khăn, đối với bác sỹ mới tốt nghiệp. Bảo đảm có chế độ phụ cấp đãi ngộ thích hợp đối với cán bộ đi công tác tăng cường cho tuyến dưới. - Thực hiện tốt chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đối với cán bộ công tác tại trạm y tế xã. Xây dựng cơ chế áp dụng chế độ bảo hiểm đối với những trường hợp bị rủi ro xảy ra do tai nạn nghề nghiệp đối với cán bộ y tế khi đang làm nhiệm vụ. - Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn: quy hoạch đào tạo phải kết hợp với quy hoạch cán bộ, đến năm 2020 các giám đốc, phó giám đốc TTYT quận/huyện, trưởng phòng nghiệp vụ y, các trưởng phó khoa bệnh viện thành phố phải có trình độ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ y khoa. Họ vừa có trình độ kiến thức chuyên môn sâu vừa có trình độ tay nghề thành thạo, sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Đồng thời họ có năng lực tham gia đào tạo vào đào tạo lại đội ngũ cán bộ thuộc chuyên ngành; trực tiếp chỉ đạo công tác tuyến dưới thuộc chuyên ngành. Do đó việc xây dựng đội ngũ cán bộ đầu ngành là yêu cầu cấp bách của ngành y tế Hà Nội. Điều này Hà Nội có thể sớm thực hiện được vì đã có một đội ngũ cán bộ chuyên khoa cấp I và thạc sĩ khá đông đảo.

- Từ sau năm 2010 Hà Nội sẽ không còn cán bộ y tế có trình độ sơ cấp về chuyên môn như dược tá, nữ hộ sinh sơ học...

- Thành lập trung tâm đào tạo liên tục do các tổ chức phi chính phủ tài trợ hoặc hoạt động theo cơ chế tự kiện toàn để tiến hành đào tạo liên tục và bồi dưỡng cán bộ y tế Hà Nội

- Ngoài việc đào tạo nâng cấp trình độ cán bộ, hàng năm thành phố cần có kế hoạch đào tạo ngắn hạn cho cán bộ theo các chương trình và dự án hoặc các lớp tập huấn, hội thảo chuyên ngành để cập nhật thông tin, kiến thức cho cán bộ. Đặc biệt nâng cao trình độ quản lý bệnh viện quản lý ngành cho đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ làm việc tại các cơ sở kỹ thuật cao trog đó có khu KCB kỹ thuật cao nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô KCB trên địa bàn.

- Mở rộng hợp tác khoa học kỹ thuật về y tế với các bệnh viện đầu ngành trung ương, các nước và các tổ chức y tế, triển khai ứng dụng tin học trong công tác nghiệp vụ chuyên môn và quản lý ngành .

- Hình thành chương trình đào tạo ngoại ngữ, cử cán bộ đi học ngoại ngữ phục vụ cho việc chọn cán bộ đi học tập tại nước ngoài cũng như phát ttieenr các dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao để mở rộng hợp tác quốc tế, chủ động hội nhập.

- Từng bước thực hiện sự cân đối, đồng bộ trong cơ cấu nhân lực y tế thủ đô giữa y và dược, giữa y dược và khối kỹ thuật, giữa chuyên khoa và đa khoa, giữa trình độ đào tạo trên đại học, đại học, trung học cao đẳng và sơ cấp. Tiến tới đào tạo nhân viên y tế xuất khẩu lao động ra nước ngoài. Sử dụng hiệu quả lực lượng cán bộ y tế nghỉ hưu trong chăm sóc sức khỏe ở cộng đồng.

- Thu hút chuyên gia giỏi trong nước và nước ngoài: Xây dựng và đề xuất các chính sách để chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ cán bộ có trình độ cao trong ngành y tế. Đẩy mạnh việc đưa cán bộ y tế đi đào tạo nâng cao ở nước ngoài bằng nguồn kinh phí Nhà nước, nguồn viện trợ nước ngoài; khuyến khích cán bộ y tế tự túc kinh phí đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân.

- Ưu tiên tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp loại giỏi hoặc xuất sắc để đào tạo trình độ cao hơn (sau đại học) hoặc đi sâu vào các chuyên khoa, đặc biệt các chuyên khoa mũi nhọn của Hà Nội.

- Có chế độ đãi ngộ về vị trí công tác, cư trú và các điều kiện làm việc khác cho những chuyên gia y tế có tài năng, có y đức.

- Có chính sách thu hút, đãi ngộ nhân tài và chính sách khuyến khích sử dụng cán bộ y tế công lập, nhất là trong lĩnh vực y tế dự phòng và cán bộ y tế làm việc tại các vùng khó khăn. Điều chỉnh hợp lý cán bộ y tế từ nơi thừa đến nơi thiếu.

Chú trọng đào tạo toàn diện cho các cán bộ đầu ngành, tăng cường đào tạo về quản lý cho các cán bộ lãnh đạo, cán bộ làm công tác quản lý của đơn vị y tế nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành đơn vị; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ y , bác sỹ ở các cơ sở y tế.

3.2.4.3. Nguồn vốn và kinh phí thực hiện

Thông tư số 79 của bộ y tế năm 2005 về kinh

- trong nước 4,5 triệu/ với cấp trung ương và cấp tỉnh , cấp huyện và xã là 4 triệu

- 10

Nguồn vốn và kinh phí thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển y tế nói chung và nguồn nhân lực y tế thành phố Hà Nội tới năm 2020 bao gồm nhiều nguồn trong đó có các nguồn chủ yếu sau:

Nhu cầu vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các lĩnh vực xã hội, trong đó có y tế là rất lớn. Ngân sách nhà nước eo hẹp trong khi đó lại phải cố gắng duy trì mạng lưới chăm sóc KCB khá cồng kềnh và xuống cấp. Vì thế, nguồn vốn trợ cấp của ngân sách không có triển vọng tăng nhiều. Ngân sách nhà nước cấp theo kế hoạch thường đảm bảo 10%-15% cho đầu tư phát triển y tế.

NSNN chỉ nên sử dụng để chi cho phần cứng cho sự nghiệp y tế nhất là y tế công lập như chi lương, chi phụ cấp lương, nghiệp vụ phí, nghiên cứu khoa học,...Lương cho cán bộ nhân viên phải được bảo đảm, thêm vào đó cần có thêm các khoản phụ cấp nhằm nâng cao đời sống cho nhân viên y tế tạo điều kiện để họ có tinh thần và thái độ phục vụ được tốt hơn.

- Nguồn vốn xã hội hóa + Nguồn vốn doanh nghiệp + Nguồn vốn hộ gia đình + Nguồn vốn tư nhân

- Nguồn vốn viện trợ, tài trợ

Nguồn vốn viện trợ là nguồn kinh phí bổ sung quan trọng cho sự nghiệp phát triển y tế Hà Nội. Trong giai đoạn tới, nguồn viện trợ ( viện trợ không hoàn lại, viện trợ của các tổ chức quốc tế) từ 5-7%, xu hướng viện trợ không hoàn lại giảm dần và vốn vay tăng dần. Đối với các nguồn vốn này, cần có một số giải pháp sau:

+ Tranh thủ nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế như quỹ nhi đồng liên hợp quốc ( UNCIEF), quỹ dân số liên hợp quốc ( UNFPA), ngân hàng thế giới, ngân hàng phát triển châu Á và các nước trên thế giới để bổ sung vốn đầu tư và đổi mới trang thiết bị theo hướng hiện đại và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có để có thể phục vị tốt cho công tác khám và điều trị bệnh, cũng như thực hiện chương trình y tế quốc gia.

+ Xin tài trợ của các nước cho du học sinh Việt Nam đi học ở các nước có nền y học tiên tiến, để có điều kiện tiếp cận với các trang thiết bị y học hiện đại, nhằm bổ sung cho chất lượng kỹ thuật chuyên môn của NNL y tế cũng như nâng cao cho chất lượng điều trị bệnh trong nước. Mở rộng các loại hình đào tạo trong và ngoài

nước cho cán bộ theo các chương trình hoặc các lớp tập huấn, hội thảo chuyên ngành để cập nhật thông tin, kiến thức cho cán bộ, đặc biệt nâng cao trình độ quản lý tại các khu KCB kỹ thuật cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Nhà nước cho phép các ngành, các đơn vị y tế mở rộng giao lưu với quốc tế hoặc kết nghĩa với một đơn vị ở nước ngoài để tạo nguồn viện trợ hay nguồn vay ODA của các tổ chức quốc tế, các nước... để tạo thêm nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp y tế cũng như mở rộng tri thức.

+ Xu hướng các khoản vốn vay tăng thêm. Vì vậy, khi lập dự án đầu tư về phát triển nhân lực y tế phải cân nhắc đến vấn đề chi phí và chất lượng đào tạo sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao.

+ Cần phải tạo sự tín nhiệm đối với các tổ chức tài trợ y tế bằng việc thực hiện đúng cam kết về mục đích sử dụng vốn đầu tư, chấp hành quy trình tiếp nhận, sử dụng vốn đầu tư theo quy định của các tổ chức viện trợ quốc tế đề ra.

- Nguồn vốn đầu tư nước ngoài

+ Chúng ta không nên quan niệm máy móc, cứng nhắc khi áp dụng nguyên tắc coi vốn đầu tư trong nước là quyết định, nguồn vốn nước ngoài là quan trọng. Trên thực tế cần phải áp dụng nguyên tắc linh hoạt dựa trên cơ sở tính toán hiệu quả của dự án đầu tư như quy hoạch chi tiết, rõ ràng, có tính khả thi cao, năng lực quản lý của chủ đầu tư và lĩnh vực đầu tư. Tuy nhiên, về bản chất, dịch vụ y tế là hàng hóa cá nhân được cung cấp công cộng, lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi vốn lớn, tỷ lệ sinh lời thấp nên độ rủi ro cao, không hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài dưới hình thức FDI. Vì vậy, cần có những chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư xây dựng bệnh viện, đầu tư nhân lực nước ngoài chất lượng cao để đào tạo nhân lực y tế trong nước,...

+ Động viên việt kiều ở nước ngoài chuyển vốn về đầu tư liên doanh với nhà nước mở thêm nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp y dược; mở thêm nhiều bệnh viện, trung tâm điều trị kỹ thuật cao nhằm tăng số lượng cán bộ y dược tương lai và

giúp sinh viên y dược có nhiều cơ hội tiếp xúc với khoa học kỹ thuật cao để nâng cao chất lượng chuyên môn.

Dựa vào quy định kinh phí nhà nước cấp cho các loại hình khác nhau - Đại học hệ chuyên tu: 6 triệu/năm*4 năm

- Chuyên khoa I: 4,5 triệu/năm * 2,5 năm; chuyên khoa II: 4,2 triệu/năm * 2 năm; thạc sĩ 4,5 triệu/năm * 2 năm; tiến sĩ 5 triệu/năm * 4 năm

Vậy nhu cầu vốn cho phát triển nhân lực y tế Hà Nội như sau:

Nhu cầu đào tạo mới CBYT trung học và cao đẳng cho ngành y tế Hà Nội tới năm 2020

TT Nhân lực Tiêu chuẩn 2020 Số lượng bác sỹ Kinh phí Hiện trạng 2020 Nhu cầu tăng thêm 1 Bác sỹ 10 bác sỹ/10.000 dân 2755 7.485 5144 5144* 2 Dược sỹ đại học 2 bác sỹ/10.000 dân 145 1497 1374 3 Nhân viên điều dưỡng 4 nhân viên/bác sỹ 8154 23.952 16.614

Một phần của tài liệu 294 Phát triển nhân lực y tế thành phố Hà Nội tới năm 2020 (Trang 30 - 38)