Chương 3 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận
b. Rủi ro
3.3. Đánh giá các điều kiện cần để hình thành và phát triển thị trường TIP Sở Việt Nam
được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn giữ thái độ thận trọng về TTTP Việt Nam vì khi gặp bất trắc, cơ hội để bán trái phiếu là không nhiều.
Với những yếu tố trên, rủi ro về thanh khoản vẫn là một rủi ro rất lớn khi đầu tư vào TTTP Việt Nam, đặc biệt là khi tín hiệu cải thiện thanh khoản cho TTTP trong thời gian vẫn chưa được phát đi rõ ràng.
3.3. Đánh giá các điều kiện cần để hình thành và phát triển thị trường TIPS ở Việt Nam Nam
3.3.1. Điều kiện đảm bảo tính thanh khoản
Đối với các điều kiện đảm bảo tính thanh khoản, các chuyên gia cho rằng hiện Việt Nam chưa đủ điều kiện về thanh khoản để hình thành TTTP này, cụ thể:
Chưa xây dựng được một chỉ số TTTP và đường cong lãi suất
Theo các chuyên gia, hiện cả hai yếu tố này vẫn còn thiếu ở Việt Nam. Việc thiếu vắng này dẫn đến thực tế là các thành viên trên thị trường đưa ra quyết định đầu tư dựa vào phán đoán cá nhân về tình hình thị trường và biến động lãi suất. Theo kết quả khảo sát, việc chưa hình thành đường cong lãi suất và chỉ số TTTP được cho là do thị trường thiếu tính thanh khoản. Bên cạnh sự thiếu vắng trái phiếu kỳ hạn dài, việc đa số các giao dịch trái phiếu chỉ tập trung ở kỳ hạn ngắn cũng đã làm ảnh hưởng rất nhiều trong việc xác định mức lợi suất của các loại trái phiếu. Điều này đã làm hạn chế rất nhiều trong việc xác định đường cong lãi suất và chỉ số TTTP. Mặt khác, theo ý kiến của các chuyên gia, thị trường
chỉ có thể tăng tính thanh khoản khi hình thành được đường cong lãi suất. Đây chính là cái vòng luẩn quẩn trong việc xây dựng đường cong lãi suất của Việt Nam. Do đó, để hình thành được đường cong lãi suất, chúng ta cần giải quyết cái vịng luẩn quẩn này trước tiên.
Chưa hình thành được các nhà tạo lập thị trường đúng nghĩa và một thị trường bán lẻ trái phiếu
Từ sau giai đoạn 2007 – 2008, các tổ chức lớn bắt đầu thối vốn khỏi thị trường tài chính. Theo ơng Đỗ Ngọc Quỳnh (2011)9, điều này đã làm cho TTTP Việt Nam thiếu vắng một tổ chức đủ tiềm lực để trở thành nhà tạo lập thị trường đúng nghĩa. Thêm vào đó, Việt Nam cũng chưa chính sách để khuyến khích cũng như ràng buộc các nghĩa vụ nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức này hình thành.
Bên cạnh đó, TTTP chưa nhận được sự quan tâm của các tầng lớp dân cư. Điều này làm cho việc huy động vốn nhàn rỗi từ dân cư trở nên khó khăn. Theo ơng Lê Hồng Giang (2011)10, ngun nhân của thực tế này được xác định là do thị trường bán lẻ trái phiếu chưa phát triển, từ đó, làm giảm tính hấp dẫn của trái phiếu đối với các tầng lớp dân cư.
Chưa có một kế hoạch phát hành rõ ràng, cụ thể và chưa thống nhất được cấu trúc kỳ hạn
Theo bà Bùi Thu Thủy (2011)11, hiện tại, việc phát hành TPCP chưa có một kế hoạch rõ ràng. Lịch phát hành trái phiếu hàng kỳ do KBNN xây dựng và công bố. Tuy nhiên, hầu như khơng có sự thống nhất giữa hai cơ quan phát hành TPCP, Ngân hàng phát triển Việt Nam và KBNN. Bên cạnh đó, TTTP cịn tồn tại bất cập khác trong hoạt động phát hành, đó là bất cập về việc không thống nhất giữa quy định về pháp lý và việc thực hiện. Đề án tái cấu trúc TTTP đã chỉ rõ là nhóm các đợt phát hành lô nhỏ thành một lô lớn. Nhưng hiện tại, các đợt phát hành lô nhỏ vẫn cứ được thực hiện. Về mặt cấu trúc kỳ hạn, thị trường đang tồn tại rất nhiều loại trái phiếu với những kỳ đáo hạn khác nhau, chủ yếu là dưới 3 năm12. Việc tồn tại quá nhiều trái phiếu nhưng với khối lượng nhỏ đã làm giảm tính thanh khoản của thị trường, đồng thời, điều này là một trong những trở ngại làm cho khó hình thành được cong lãi suất.
9 Phụ lục 7
10 Phụ lục 3
11 Phụ lục 4
3.3.2. Điều kiện về chỉ số giá tin cậy
Kết quả khảo sát chuyên gia cho thấy hai nhận định trái chiều nhau về mức độ tin cậy. Tuy nhiên, đa số chuyên gia được phỏng vấn cho rằng chỉ số giá hiện tại là chưa đủ tin cậy. Nguyên nhân của thực tế này là do: tính khơng minh bạch, xung đột lợi ích.
Tính khơng minh bạch
Hiện tại, chỉ số CPI được tính tốn và cơng bố bởi Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO). Việc tính tốn chỉ số CPI của Việt Nam là bí mật của GSO và khơng được cơng bố ra bên ngoài. Điều này làm hạn chế các hoạt động dự báo về thị trường của các thành viên trên thị trường. Để có thể ra quyết định đầu tư, các tổ chức này thường xây dựng những chỉ số riêng cho mình. Điều này làm giảm độ tin cậy của chỉ số CPI được công bố bởi GSO khi chỉ số này lại khác biệt với những dự báo của các tổ chức đầu tư.
Xung đột lợi ích
Tại các nước phát triển, cơ quan thống kê độc lập với Chính phủ. Điều này cho phép các tổ chức này công bố các chỉ số giá mang tính độc lập cao đối với các thành phần thị trường; đồng thời, không bị thiên lệch về yếu tố chính trị. Tuy nhiên, tại Việt Nam, cơ quan thống kê lại trực thuộc Chính phủ. Do đó, theo ơng Lê Hồng Giang (2011), xung đột lợi ích dễ phát sinh vì Chính phủ có thể điều chỉnh chỉ số giá để có thể làm giảm tác động của việc tăng giá vào chỉ số giá. Điều này sẽ làm bóp méo chỉ số giá và làm cho nó khơng phản ánh được mức lạm phát của nền kinh tế. Đồng thời, khi hình thành thị trường TIPS, Chính phủ vừa là tổ chức phát hành trái vừa là cơ quan cơng bố chỉ số giá nên Chính phủ có nhiều động cơ để đưa ra một chỉ số giá thấp. Xung đột lợi ích này sẽ làm mất lịng tin của thị trường về tính tin cậy của chỉ số giá, từ đó, ảnh hưởng tiêu cực đến sự hình thành và phát triển của thị trường TIPS.
3.3.3. Điều kiện về thể chế, đào tạo và thông tin
Về thể chế, theo ông Đỗ Ngọc Quỳnh (2011)13, việc phát hành TIPS hiện vẫn chưa được quy định cụ thể. Đồng thời, việc kinh doanh chỉ số hóa cũng vẫn chưa được phép. Tuy nhiên, đây không phải là một tồn tại thực sự lớn. Tồn tại về mặt thể chế có thể gây ảnh hưởng lớn đến TTTP Việt Nam là việc chưa có những quy định nhằm luật hóa vai trị của các nhà tạo lập thị trường. Chưa có tổ chức nào dám đưa ra và đảm bảo những giao dịch mình cơng bố. Do đó, việc đưa ra thơng tin về những giao dịch chỉ dừng lại ở mức độ
quảng cáo và khơng có chế tài nào cho việc vi phạm những công bố trên. Điều này đã gây ảnh hưởng tương đối lớn trong hoạt động của TTTP trong giai đoạn từ trước đến nay.
Về đào tạo và thông tin, theo ông Nguyễn Tấn Thắng (2011)14, trái phiếu là sản phẩm ít được biết đến, đặc biệt đối với các nhà đầu tư cá nhân. Các hoạt động về trái phiếu gần như chỉ tồn tại trong các định chế tài chính lớn hoặc trong VBMA. Trong thời gian gần đây, VBMA đã phối hợp với các thành viên thị trường chuẩn bị chương trình đào tạo và thơng tin về TTTP trên diện rộng. Điều này sẽ là tiền đề dẫn đến việc hình thành và phát triển thị trường bán lẻ trái phiếu và còn tạo điều kiện để phát triển các sản phẩm mới như TIPS.
3.3.4. Điều kiện khác
Theo kết quả khảo sát, để hình thành thị trường TIPS, trước hết, TTTP phải phát triển. Một trong những điều kiện cần đó là hình thành các tổ chức đánh giá định mức tín nhiệm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Việt Nam hiện chưa có một cơ quan đánh giá định mức tín nhiệm cho các sản phẩm trái phiếu được phát hành. Theo bà Bùi Thu Thủy (2011), hiện Việt Nam đã xuất hiện các tổ chức tiền thân của cơ quan đánh giá định mức tín nhiệm. Tuy nhiên, theo ơng Nguyễn Tấn Thắng (2011), các tổ chức này chưa được cơng nhận vì nhiều ngun nhân: (1) Nhân sự tại Việt Nam chưa đủ để đáp ứng chuyên môn của việc đánh giá định mức tín nhiệm, (2) Việt Nam chưa có một văn hóa tín nhiệm, do đó, thái độ của một tổ chức (hay cá nhân) trước một nhận định của một tổ chức về tín nhiệm thường là khơng thích, (3) Việc thuê các tổ chức như S&P, Moody lại khá đắt. Những điều này làm cho thị trường Việt Nam thiếu vắng các tổ chức đánh giá định mức tín nhiệm.
Như vậy, hình thành và phát triển thị trường TIPS là một điều cần thiết, nhất là tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, qua đánh giá với các điều kiện chung cần có để hình thành thị trường TIPS của các nước trên thế giới, Việt Nam cịn thiếu rất nhiều. Do đó, giống như đánh giá ở trên, trong ngắn hạn, Việt Nam khó có thể hình thành được thị trường này. Để hình thành và phát triển thị trường này, trong ngắn và trung hạn, Việt Nam cần phải thực hiện những biện pháp nhằm đảm bảo các điều kiện cần đó. Phần tiếp theo của nghiên cứu sẽ trình bày những khuyến nghị chính sách để có thể hình thành và phát triển thị trường này tại Việt Nam.