3.3.1 Cơ hội:
Xuất khẩu nguyên nhiên liệu là 1 trong những nguồn thu ngoại tệ của nước ta. Việc gần đây tình hình thế giới có nhiều biến động làm cho giá nguyên nhiên liệu tăng, việc khai thác mạnh của các quốc gia cũng làm giảm trữ lượng của chúng góp phần đẩy giá tăng lên.
Ngành này ít chịu sự cạnh tranh vì cố lượng cầu nhiều và trữ lượng ngày một ít.
3.3.2Thách thức:
Nước Úc cũng là một nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, việc xuất khẩu nguyên, nhiên liệu cũng vấp phải sự cạnh tranh mạnh từ chính quốc và các đối tác khác.
Khoảng cách giữa Việt Nam và Úc xa, chi phí và thơii gian vận chuyển sẽ làm giảm thế mạnh so với những nhà cung cấp khác gần hơn chúng ta.
3.4 Thủ công mỹ nghệ: 3.4.1 Cơ hội:
Úc có khoảng 4000 công ty trong ngành, 90% tuyển dưới 20 lao động, một số khác làm thầu phụ cho các công ty lớn.
Các công ty này chuyên sản xuất các sản phẩm từ các nguyên liệu có sẵn trong nước.
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là mặt hàng có truyền thống lâu đời của Việt Nam được xuất khẩu khá sớm so với các mặt hàng khác cho nên có nhiều kinh nghiệm trong việc thâm nhập thị trường quốc tế.
3.4.2 Thách thức:
Mẫu mã sản phẩm chậm cải tiến, thiếu mặt hàng mới, kiểu dáng sản phẩm không theo kịp tập quán và thói quen tiêu dùng của thị trường xuất khẩu, sản phẩm không dự đoán được những biến đổi khí hậu của từng địa phương. Sản phẩm thiếu đồng bộ, tính hoàn thiện sản phẩm còn thấp, công dụng không rõ nét, độ an toàn chưa được chú ý, bao bì không hấp dẫn... đặc biệt là thiếu sản phẩm được thiết kế kiểu dáng sáng tạo từ đơn vị trực tiếp sản xuất, chi phí giá thành sản phẩm vẫn còn cao, làm giảm đi khả năng cạnh tranh của hàng hoá.
Những mặt hàng được sản xuất mang đặc tính và tượng trưng của từng địa phương còn hạn chế, chưa gây được ấn tượng mạnh cho người tiêu dùng và các nhà phân phối.
Một khảo sát của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam cũng cho thấy, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam yếu nhất ở hai khâu thông tin thị trường và kiểu dáng mẫu mã.
Các công ty thủ công mỹ nghệ và đồ gỗ của Việt Nam chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, lại khó tiếp cận nguồn vốn vay do lãi suất quá cao, nên kém sức cạnh tranh so với các nước.
Chi phí đầu vào tăng mạnh và không ổn định, trong khi giá bán không thể tang, cũng là nguyên nhân khiến các đối tác chuyển hướng thị trường sang các nước Indonesia, Thái Lan, Malaysia...
3.5 Kết luận:
Sau khi đánh giá cơ hội và thách thức của các ngành, nhốm thống nhất với nhau chọn ngành thủy sản để thâm nhập vào thị trường Australia.
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH NGÀNH THỦY SẢN AUSTRALIA 4.1 Thị trường:
Úc là nước nhập khẩu ròng thủy sản về khối lượng nhưng lại là nước xuất khẩu ròng về mặt giá trị. Úc xuất khẩu chủ yếu là các loài có giá trị như tôm hùm, cá ngừ và bào ngư, trong khi nhập khẩu chủ yếu là các sản phẩm có giá trị thấp hơn như phi-lê cá đông lạnh, cá hộp và tôm đông lạnh. Tỷ trọng nhập khẩu thủy sản từ Trung Quốc và Việt Nam tăng, mặc dù Thái Lan và Niu-Di-Lân vẫn là nguồn cung cấp thủy sản chính cho Úc. Thủy sản của Úc xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Mỹ, Hồng Kông… Trong đó, Hồng Kông là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Úc.
Top 5 mặt hàng thủy sản xuất khẩu hàng đầu của Úc (2007 – 2008)
Tôm hùm 463 triệu USD
Ngọc trai 314 triệu USD
Bào ngư 246 triệu USD
Cá ngừ 162 triệu USD
Tôm 94 triệu USD
(nguồn: vinanet.com.vn)
5 nước nhập khẩu chính thủy sản của Úc (2007 – 2008)
Hồng Kông 642 triệu USD
Nhật Bản 374 triệu USD
Mỹ 151 triệu USD
Trung Quốc 60 triệu USD
Trung Quốc Đài Loan 51 triệu USD
4.2 Nhà cung cấp:
4.2 Nhà cung cấp trong nước:
Nuôi trồng thủy sản là ngành phát triển nhanh nhất tại Úc, tăng giá trị trung bình 13% mỗi năm kể từ năm 1990 (AFFA, năm 2002), chiếm 34% giá trị tổng sản lượng thủy sản, hơn 95% sản lượng thủy sản là từ nuôi trồng thủy sản nước mặn. Các loài thủy sản có giá trị xuất khẩu cao như: trân châu, bào ngư, tôm… Trong tầm nhìn định hướng phát triển, Úc đặt mục tiêu đạt 100.000 tấn sản lượng thủy sản vào năm 2015, chủ yếu sẽ là tôm, cá mặt trăng, cá hồi. Kế hoạch này sẽ được thực hiện bằng việc mở rộng nuôi cá hồi Tasmania, cá mặt trăng ở miền Nam và tôm sở Queensland. Sản lượng tôm nuôi của Úc hiện nay khoảng 3.200 tấn, dự kiến sẽ tăng lên khoảng 7.000 tấn. Úc cũng đã đầu tư một số công nghệ nuôi trồng thủy sản tại Malaixia (đầu tư 2.8 triệu USD), nhằm nâng cao sản lượng thủy sản để xuất khẩu đến những thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ và EU. Thủy sản của ÚC có giá trị xuất khẩu cao, đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của những thị trường khó tính.
Hiệp hội Cá ngừ vây xanh miền Nam Australia với thế mạnh là xuất khẩu cá ngừ vây xanh. Thuận lợi của họ là do Ủy ban Châu Âu (EC) đã áp dụng lệnh cấm khai thác cá ngừ vây xanh tại Đại Tây Dương và Địa Trung Hải kể từ giữa tháng 8 đến hết năm do lo ngại tình trạng khai thác vượt hạn ngạch và cạn kiệt nguồn lợi.
Hiện tại, hiệp hội nghề cá Nam Úc là nhà cung cấp lớn tại thị trường này.
Một số điểm khai thác của Úc:
Khai thác bào ngư, thủy sản khu phía Nam, Tây và Trung
Đánh bắt Tôm thủy sản, tại Vịnh St Vincent, Vịnh Spencer và West Coast Khai thác Tôm hùm đá - khu vực phía Bắc và phía Nam.
Điểm mạnh của nhà cung cấp trong nước là:
Am hiểu thị hiếu tiêu dùng của người dân trong nước. Nguồn cung cấp nguyên liệu thuận lợi.
Thế mạnh của thủy sản Việt Nam:
Tại Úc không có những sản phẩm như ở nước ta.
Chúng ta vẫn có thị trường với các sản phẩm thủy sản của mình tại đây như: cá tra, cá basa, tôm mực, chả cá…
Ta khó có thể cạnh tranh với họ các sản phẩm như cua, bào ngư, cá ngừ….
Theo hiệp định thương mại tự do giữa Úc, New Zealand và Áean ( AANZFTA ) sẽ mở ra các cơ hội mới cho các nhà xuất khẩu chúng ta.
4.2.2 Nhà cung cấp ước ngoài:
Bên cạnh đó, chúng ta cũng gặp phải khó khăn khi cạnh tranh với những đối thủ như Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ….
Thái Lan là nước chiếm tỷ trọng cao nhất trong nhập khẩu thủy sản của Úc. Bên cạnh đó là các quốc gia Châu Á như Thái Lan, Việt Nam, các quốc gia khu vực APEC. Các loại thủy sản ăn được như cá và thủy sản có vỏ chiếm 80% giá trị thủy sản nhập khẩu của Úc, còn lại là ngọc trai và bột cá. Mỗi quốc gia có một lợi thế riêng trong xuất khẩu thủy sản sang Úc. Trong đó, các nước Châu Á đang giữ phần thị trường lớn hơn.
Nhập khẩu thủy sản của Úc từ các nước (2007 – 2008)
Nước Khối lượng (tấn) Giá trị (ngàn USD)
Trung Quốc 27,104 155,759 Việt Nam 22,674 154,976 Niu-Di-Lân 32,828 192,444 Thái Lan 56,695 278,831 Mỹ 7,919 39,536 Khu vực APEC 147,666 813,521 (nguồn:vinanet.com.vn)
Để cạnh tranh chúng ta cần tạo ra những thế mạnh khác biệt :
Đảm bảo giao hàng đúng hẹn.
Đảm bảo nghiêm ngặt trong quản lý chất lượng và các quy định trong việc đóng gói, thiết kế bao bì, trọng lương sản phẩm đầy đủ.
Tìm kiếm các giải pháp công nghệ thông tin phù hợp với ngành thuỷ sản và cập nhật các thông tin về quy định của Nhà nước, thị trường xuất khẩu thuỷ sản và định hướng của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành thuỷ sản.
Xây dựng thương hiệu quốc gia để nâng cao tính cạnh tranh của thủy sản Việt Nam.
4.3 Các rào cản:
Các rào cản gia nhập là những quy định đặc trưng của một ngành. Các rào cản này làm giảm tốc độ tham gia của các công ty mới, nhờ đó duy trì mức lợi nhuận cho các công ty hoạt động trong ngành. Xét từ góc độ chiến lược, các doanh nghiệp có thể tạo ra, hoặc khai thác các rào cản này để tăng lợi thế cạnh tranh. Trên thực tế, mỗi ngành có những biện pháp riêng để bảo vệ mức lợi nhuận cao của các đơn vị đã có mặt trong thị trường, đồng thời ngăn cản các đối thủ tiềm năng gia nhập vào thị trường đó. Những biện pháp này gọi là rào cản gia nhập.
4.3.1 Rào cản thuế quan:
Kể từ ngày 11712000, Chính phủ Liên bang Australia dã ban hành và áp dụng mức khung 10% đối với thuế hàng hóa và dịch vụ (Goods and Services Tax - GST), thay thế thuế doanh thu bán buôn và một số thuế khác.
GST do nhà nhập khẩu trả được tính đối với các mặt hàng nhập khẩu thuộc diện chịu thuế. Cục Hải quan Australia thu thuế GST từ các nhà nhập khẩu hàng hóa tại thời điểm nhập khẩu. Tuy nhiên, Australia cũng có kế hoạch thực hiện việc cho phép thanh toán trả chậm thuế GST đối với những nhà nhập khẩu đạt tiêu chuẩn qui định.
Australia không áp dụng qui định về đăng ký đối với các mặt hàng nhập khẩu thuộc diện chịu thuế, và nhà nhập khẩu không nhất thiết phải là một doanh nghiệp.
Một số mặt hàng nhập khẩu không thuộc diện chịu thuế bao gồm các mặt hàng nhập khẩu để sửa chữa hoặc bảo hành, các mặt hàng có giá trị thấp hơn một mức nhất định, khoang chứa hàng trên tàu và máy bay và một số ưu đãi dành cho hành khách, thuỷ thủ hoặc phi hành đoàn. Thực phẩm tươi sống, chưa qua chế biến dược
Thuế suất GST đối với mặt hàng nhập khẩu thuộc diện chịu thuế là 10% giá trị hàng hóa.
Giá trị hàng hóa bao gồm:
Giá trị khai báo thuế quan của hàng hóa;
Chi phí phải trả hoặc có thể phải trả để chuyên chở hàng hóa tới Australia.
Chi phí bảo hiểm chuyên chở hàng hóa tới Australia (chưa bao gồm trong trị giá tính thuế)
Bất kỳ một khoản thuế hải quan nào phải trả cho việc nhập khẩu hàng hóa.
4.3.2 Các rào cản do chính sách của chính phủ
Nước Úc có yêu cầu khá khắt khe đối với các loại hàng hóa nhập khẩu, quy trình kiểm tra, kiểm định chất lượng, các tiểu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt. Hàng thực phẩm, hoa quả và nông sản nhập khẩu vào Úc đều phải yêu cầu trải qua quá trình phân tích rủi ro nhập khẩu (IRA) của cơ quan an toàn sinh học (Biosecurity Australia – BA). Phần này do cơ quan chức năng hai bên thực hiện và việc triển khai phụ thuộc vào quan hệ và tiến độ giữa Australia với từng đối tác, trong khi đó sự hợp tác giữa Australia và Việt Nam khá chậm chạp.
Úc áp dụng các quy định rất chặt chẽ đối với sản phẩm từ động vật. Những sản phẩm này chỉ có thể nhập khẩu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện và các chứng từ phù hợp kèm theo.
Sản phẩm từ cá, từ cá hồi con, có thể được nhập khẩu từ bất từ bất kỳ nước nào. Sản phẩm có bột hoặc trứng (ví dụ ở dạng bột hoặc viên) có thể phải qua kiểm dịch. Các sản phẩm từ cá hồi con được nhập khẩu nhưng phải được cho phép trước đó và tuân theo những quy định kiểm dịch đặc biệt.
Tôm được nhập khẩu vào Úc theo những quy định đặc biệt và cần được Sở y tế mỗi bang cấp phép trước khi nhập khẩu.
Chính sách thương mại và thuế của Úc khá minh bạch, nhưng hàng rào phi thuế quan (các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật…) khá chặt
Thị trường Úc đối với thực phẩm rất phức tạp và đòi hỏi chất lượng rất cao. Các nhà cung cấp nước ngoài không những nên cung cấp hàng hóa có bao bì hấp dẫn mà cò phải tuân thủ các quy định của chính phủ Australia về bao bì và nhãn mác.
Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Úc có thể bị phạt 100.000 AUD nếu khối lượng đóng gói nhập khẩu không đúng như ghi trên bao bì.
Những sản phẩm nhập khẩu đều phải qua quy trình kiểm dịch, nếu bị phát hiện có nhiễm khuẩn phải được xử lý, tiêu hủy hoặc được gửi trả lại bằng chi phí của chủ hàng.
Chất bẩn bị cấm nhập vào Úc nên bất kỳ một sản phẩm nào bị phát hiện nhiễm bẩn sẽ bị cách ly kiểm dịch và được trả ra khi cơ quan kiểm dịch xác định rằng các nguy cơ đã được loại bỏ hoàn toàn.
Quy định về bao gói, đóng hàng container để vận chuyển khá nghiêm ngặt với những yêu cầu cao về vệ sinh, an toàn khi vận chuyển.
4.3.3 Các rào cản do trình độ phát triển của ngành thủy sản Úc:
Úc đã có những chính sách đầu tư phát triển ngành thủy sản. Úc có trình độ công nghệ kỹ thuật cao nên sản phẩm của họ có ưu thế về công nghệ, đáp ứng được những nhu cầu khắt khe của thị trường.
Úc xuất khẩu các loài có giá trị như tôm hùm, bào ngư, cá ngừ. Chính phủ Úc đặt mục tiêu định hướng đạt 100.000 tấn sản lượng nuôi trồng thủy sản vào năm 2015.
Như vậy, thị trường thủy sản trong nước Úc sẽ ngày càng phát triển, đồng nghĩa với việc thị phần của các công ty xuất khẩu sang thị trường Úc sẽ bị cạnh tranh mạnh mẽ và có khả năng sẽ bị thu hẹp lại. Các công ty xuất khẩu sẽ khó cạnh tranh với các sản phẩm mà Úc đang có lợi thế về xuất khẩu sang thị trường các nước khác.
Giá trị xuất khẩu thủy sản ăn được (tôm hùm, bào ngư, cá ngừ) đạt 1.16 tỷ USD trong năm 2007. Các sản phẩm có giá trị nhất là tôm hùm 463 triệu USD, bào ngư 264 triệu USD, cá ngừ 162 triệu USD, tôm 94 triệu USD. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu thủy sản không ăn được (ngọc trai, dầu, mỡ cá) đạt 336 triệu USD, xuất
khẩu ngọc trai đạt 313.7 triệu USD, chiếm 93% giá trị xuất khẩu thủy sản không ăn được. Xuất khẩu dầu mỡ và cá đạt 11,6 triệu USD.
4.3.4 Các rào cản do đặc điểm thị trường văn hóa kinh doanh:
Khách hàng Australia nhìn chung đều rất hiểu biết về vấn đề "giá cả tương xứng với giá trị" và đặc biệt quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Điều này được thể hiện qua việc nhà nhập khẩu Australia là những người luôn mong đợi được chào mức giá hàng nhập khẩu cạnh tranh với khối lượng yêu cầu tương đối ít, chất lượng đồng đều và giao hàng đúng hạn.
Ở một số phân đoạn thị trường, thị phần giá rẻ đang suy giảm độ người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao cho những sản phẩm có chất lượng. Điều này không có nghĩa là người tiêu dùng Australia lúc nào cũng sẵn sàng trả giá cao.
Người tiêu dùng Australia có thái độ khá cời mở đối với hàng hóa nhập khẩu.Tuy nhiên, khi hàng hóa sản xuất trong nước được đánh giá là có giá cả tương xứng với giá trị" thì sẽ được người tiêu dùng chọn mua. Dù sao họ cũng đã quen với các chủng loại hàng hóa nhập khẩu và sẽ đưa ra quyết định cuối cùng theo các yếu tố như chất lượng, kiểu dáng và giá cả mà không quá coi trọng nguồn gốc xuất xứ.
Ở Australia vẫn luôn tồn tại thị hiếu đối với một số mặt hàng nhập khẩu ở phân đoạn thị trường có mức giá cao và mang tính thời trang. Chẳng hạn, quần áo và giày dép thời trang của phụ nữ từ Italia và Pháp có giá bán lẻ tương đối cao hay xe ô tô từ Châu Âu cũng được bán với mức giá rất cao.người tiêu dùng Australia rất quan tâm đến vấn đề chất lượng. Khá nhiều đơn vị bán lẻ ở Australia kinh doanh theo chính sách hoàn trả lại tiền hoặc đổi hàng nếu hàng hóa có vấn đề về chất lượng hoặc thậm chí chỉ đơn giản do người mua thay đổi ý định mua hàng.
Người tiêu dùng Australia đặt ra tiêu chuẩn chất lượng rất cao đối với hàng hóa. Những tiêu chuẩn này được hỗ trợ bởi một loạt các qui định bảo vệ người tiêu dùng