- Các yếu tố ảnh hưởng đến PTCN gắn với BVMT trên địa bàn cấp thành phố.
2.2.1. Nội dung phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường
Trong quá trình đẩy nhanh tốc độ PTCN song song với việc BVMT để tạo tiền đề cho sự tăng trưởng nhanh và bền vững thì nội dung của PTCN gắn với BVMT thể hiện ở:
Một là, quy hoạch, kế hoạch PTCN bảo đảm gắn với BVMT.
Công nghiệp là một bộ phận của nền sản xuất xã hội; do vậy PTCN gắn với BVMT trước hết phải duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, liên tục, lâu dài và đảm bảo chất lượng tăng trưởng trên cơ sở tăng giá trị gia tăng công nghiệp; đồng thời chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững; phải luôn chú ý nâng cao dần tỷ trọng các ngành cơng nghiệp có trình độ khoa học - cơng nghệ tiên tiến, có hàm lượng giá trị gia tăng cao trong cấu thành giá trị sản phẩm. Nội dung này thể hiện chất lượng của quá trình PTCN. Để đạt tốc độ tăng trưởng cao, liên tục, lâu dài và đảm bảo chất lượng tăng trưởng ổn định thì phải khẳng định được vai trị của PTCN trong sự phát triển của nền kinh tế nói chung, của địa phương nói riêng. Đó là những đóng góp cụ thể vào tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn, kim ngạch xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Và để có được những kết quả đó thì việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch PTCN đóng một vai trị cực kỳ quan trọng, nó phải được gắn kết với việc BVMT.
Trong quy hoạch PTCN phải ưu tiên lựa chọn công nghệ thân thiện với môi trường, coi BVMT là bộ phận khơng thể thiếu của mọi q trình PTCN. Bảo đảm PTCN phát triển không mâu thuẫn với quy luật phát triển của tự nhiên và
BVMT. Làm rõ mối quan hệ này nhằm phần nào góp phần thay đổi nhận thức của doanh nghiệp, vì chỉ có thay đổi được nhận thức thì mới thay đổi được hành động của chính bản thân mình.
Đầu tư cho BVMT là đầu tư cho phát triển bền vững. Để làm tốt công tác BVMT, không phải dừng hoặc hạn chế PTCN, mà trong PTCN phải tính tốn, đưa ra cách thức để BVMT trong tương quan với PTCN. Ứng dụng khoa học và công nghệ vào PTCN sẽ trực tiếp góp phần kết hợp hài hịa PTCN và BVMT Thành phố.
Phát triển cơng nghiệp và BVMT có mối quan hệ mật thiết với nhau theo tỉ lệ nghịch. Thơng thường muốn có sự PTCN luôn phải đánh đổi yếu tố môi trường. Ngược lại, để bảo vệ tốt mơi trường sinh thái thì phải hạn chế sự mở rộng quy mô công nghiệp. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể cân bằng giữa mục tiêu kinh tế thông qua PTCN và mục tiêu con người, xã hội, phát triển bền vững thông qua việc BVMT? Phát triển cân bằng giữa hai yếu tố là vấn đề có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn được nhiều nhà khoa học, Chính phủ các nước quan tâm. Quan điểm chung là PTCN một cách hợp lý song song với việc thực hiện tốt vấn đề bảo vệ mơi trường, khi đó sẽ tạo ra một xã hội phát triển hiện đại, văn minh, hài hịa, vì con người.
Theo đó, chúng ta khơng chờ PTCN đạt đến trình độ cao mới thực hiện BVMT; càng khơng hy sinh các vấn đề về môi trường để chạy theo PTCN đơn thuần. Muốn vậy, mỗi chính sách PTCN đều phải có kế hoạch hướng tới nội dung BVMT; mỗi chính sách nhằm BVMT đều phải góp phần thúc đẩy PTCN, dù trực tiếp hay gián tiếp, trước mắt hoặc lâu dài.
Hai là, PTCN gắn với khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
Khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý là khai thác đi đôi với bảo vệ, khôi phục, tái tạo. Khắc phục suy thoái, BVMT và cân bằng sinh thái, nâng cao chất lượng môi trường. Hạn chế và tiến tới không xuất khẩu tài nguyên chưa qua chế biến... Sản xuất công nghiệp chủ yếu dựa vào TNTN, làm cạn kiệt tài
nguyên, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, khơng khí thì đó là sự PTCN khơng bền vững.
Phát triển công nghiệp tác động đến môi trường thể hiện ở khía cạnh tích cực là cải tạo mơi trường tự nhiên, tạo điều kiện kinh tế, tài chính để cải tạo mơi trường, nhưng cũng gây ra ONMT, hủy hoại môi trường. Ngược lại, môi trường là địa bàn và là đối tượng của sự PTCN. Môi trường tác động đến sự PTCN thơng qua việc làm suy thối nguồn TNTN - đối tượng của PTCN, hoặc gây ra thảm họa đối với hoạt động công nghiệp dẫn đến gây thiệt hại cho nền kinh tế.
Việc thúc đẩy và duy trì tốc độ PTCN quá cao, nhưng chủ yếu dựa vào khai thác tự nhiên đã làm cho tự nhiên cạn kiệt nhanh hơn. Trong một chừng mực, nếu tốc độ PTCN được tính tốn kỹ lưỡng thì sự phát triển của cơng nghệ khơng theo kịp nhu cầu thúc đẩy kinh tế phát triển. Động lực cho PTCN chủ yếu là tăng yếu tố đầu vào được khai thác từ tự nhiên, làm cho tự nhiên cạn kiệt nhanh hơn.
Trong những năm qua, nhiều địa phương theo đuổi mục tiêu PTCN, dành quá nhiều ưu đãi về đất, tài nguyên, cơ chế, chính sách cho PTCN mà ít chú ý đến nội dung PTCN, công nghệ mà các nhà đầu tư mang đến, hy sinh lợi ích của nơng dân, nơng nghiệp, nông thôn, đánh đổi quá lớn về môi trường đã dẫn đến hững hậu quả nặng nề, tiêu biểu là sự ONMT trên sông Thị Vải do nhà máy Vedan gây ra không chỉ bức tử một khúc sống dài mà cả một vùng nông nghiệp không thể sản xuất. Sự cố ONMT biển nghiêm trọng xảy ra tại 4 tỉnh Miền trung năm 2016 do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra đã làm thiệt hại hệ sinh thái biển và nguồn lợi hải sản, ảnh hưởng sinh kế của hàng trăm ngàn hộ là một sự trả giá vô cùng đắt cho mục tiêu PTCN.
Ba là, PTCN trong mối quan hệ với bảo tồn, phát triển môi trường tự nhiên.
Hoạt động PTCN nói chung cần có đầu vào được lấy từ mơi trường. Vì thế, khi cơng nghiệp càng phát triển thì mơi trường càng bị khai thác nhiều hơn. Ngồi ra, hoạt động cơng nghiệp thường tạo ra nhiều chất thải và được hấp thu vào môi trường. Qua đó, ảnh hưởng tới việc bảo tồn, phát triển môi trường tự nhiên.
Phát triển công nghiệp sẽ tạo ra điều kiện vật chất kỹ thuật... để tiến hành BVMT tự nhiên. Cơng nghiệp phát triển với trình độ khoa học và công nghệ hiện đại làm gia tăng đáng kể giá trị gia tăng không chỉ bản thân ngành công nghiệp mà cịn cho các ngành kinh tế khác, đóng góp vào tích lũy của nền kinh tế. Cơng nghiệp đóng góp vào tích lũy của nền kinh tế bao gồm cả vốn tài chính và vốn vật chất là các tư liệu sản xuất, cùng với q trình tích lũy về khoa học và cơng nghệ và gắn bó với nó là tri thức và kinh nghiệm quản lý - những điều kiện cơ bản để tăng trưởng và PTBV nền kinh tế.
Trong một thời gian rất dài, chúng ta đã phung phí nguồn TNTN, đặc biệt là các nguồn TNTN không thể tái tạo được, làm suy kiệt các nguồn tài nguyên. Và PTCN ngày càng mạnh thì cùng với nó là việc làm gia tăng lượng chất thải phát sinh, gây tác động đến chất lượng mơi trường, rất khó tránh khỏi tình trạng ơ nhiễm mơi trường nếu chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất không được quản lý, xử lý tốt.
Phát triển công nghiệp phải gắn với bảo vệ, phát triển tài nguyên thiên nhiên. Muốn BVMT, con người cần giải quyết được mâu thuẫn trong quá trình phát triển, là mâu thuẫn giữa PTCN với BVMT tự nhiên. Nói cách khác, để giải quyết được mâu thuẫn này, con người cần phải thực hiện sự kết hợp hài hòa PTCN với BVMT trong tất cả các khâu, các giai đoạn PTCN vì mục tiêu phát triển bền vững.
Tóm lại, để thực hiện tốt các nội dung của PTCN gắn với BVMT thì chủ
thể của sự gắn kết PTCN với BVMT là Đảng, Nhà nước, doanh nghiệp, doanh nhân và toàn thể nhân dân. Đồng thời, phải căn cứ vào các tiêu chí sau để đánh giá hiệu quả của PTCN gắn với BVMT bao gồm: Số lượng các cơ sở cơng nghiệp áp dụng mơ hình sản xuất sạch hơn; số lượng các KCN, các doanh nghiệp công nghiệp trong lĩnh vực cơng nghiệp có hệ thống xử lý chất thải và cơng nghiệp tái chế; mức độ phù hợp của trình độ cơng nghệ của các ngành sản xuất, các doanh nghiệp công nghiệp với việc BVMT; mức độ tổn thất trong các hoạt động khai thác tài nguyên; mức tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu trên một đơn vị