Một số bài học kinh nghiệm rút ra về thu hút vốn đầu tư và phát triển du lịch:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư cho du lịch tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 39 - 41)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.5. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư và phát triển du lịc hở một số tỉnh thành trong

1.5.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra về thu hút vốn đầu tư và phát triển du lịch:

Thứ nhất, bên cạnh việc Chính Phủ xây dựng nhiều chính sách để khuyến khích đầu tư du lịch cũng như cĩ nhiều chính sách hỗ trợ trong phát triển du lịch, các địa phương cần cụ thể hĩa bằng chương trình phát triển du lịch, quy hoạch tổng thể nhằm tạo cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, hồn thiện hệ thống hạ tầng du lịch và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch, tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quản lý hoạt động du lịch để tăng tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư.

Thứ hai, đẩy mạnh cơng tác quảng bá về du lịch, về đất nước và các dự án kêu gọi đầu tư bằng nhiều hình thức khác nhau thơng qua các phương tiện thơng tin đại chúng, website, mời các nhà báo ở nhiều quốc gia, các cơng ty du lịch đến thăm để viết bài và kết nối với các doanh nghiệp trong nước, cũng như cĩ cả một hệ thống ấn phẩm sách báo, tranh ảnh, bản đồ giới thiệu đầy đủ. Bên cạnh đĩ, luơn cĩ sự nối kết, đầu tư các hoạt động quảng bá du lịch đi liền với hoạt động quảng bá của các ngành khác.

Thứ ba, ngành du lịch cần khai thác các điểm mạnh của mình bằng cách tận dụng triệt để những lợi thế về thiên nhiên, luơn biết tạo ra những điều mới mẻ, hấp dẫn để thu hút du khách. Bên cạnh đĩ, cần phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch như du lịch biển, du lịch núi, du lịch sinh thái, du lịch văn hĩa, du lịch mạo hiểm, du lịch chữa bệnh, du lịch khám phá… để tạo nên nhiều sản phẩm mang nét đặc sắc riêng cho từng địa phương du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của du khách .

Thứ tư, ngành du lịch cịn liên kết chặt chẽ giữa các ngành khác nhau để khai thác dịch vụ du lịch như liên kết với các hãng hàng khơng, hệ thống bệnh viện, siêu thị…trong

đĩ, các sản phẩm cung cấp cho khách du lịch phải đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý và thống nhất. Vì vậy, khi xây dựng chương trình tour du lịch thường cũng cĩ điểm đến là siêu thị, trung tâm thương mại, chợ.

Thứ năm, tăng cường cơng tác thẩm định cấp phép đầu tư, giám sát tình hình thực hiện đầu tư các dự án du lịch và cĩ những biện pháp chế tài cần thiết để hạn chế các dự án chậm triển khai, làm giảm tình trạng lãng phí tài nguyên du lịch. Yêu cầu các chủ đầu tư phải cĩ cam kết rõ ràng về lộ trình triển khai dự án, nếu các dự án khơng đưa ra được lộ trình cụ thể thì sẽ thu hồi quyết định giao đất và cĩ hình thức xử phạt nghiêm khắc.

Thứ sáu, coi trọng cơng tác đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu lao động ngày càng cao để phục vụ trong ngành. Phải cĩ một chương trình đào tạo tồn diện với những kế hoạch cụ thể về đào tạo mới và đào tạo bổ túc, nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên hiện đang cơng tác trong ngành thuộc cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp, tư nhân kinh doanh du lịch.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương này đã trình bày những lý luận cơ bản về đầu tư, cách phân loại đầu tư, nêu ra các nguồn vốn đầu tư cũng như ưu nhược điểm của từng nguồn vốn đầu tư và mối quan hệ giữa các nguồn vốn đầu tư. Bên cạnh đĩ, chương này cũng trình bày những khái niệm liên quan đến du lịch, vai trị của việc thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch và tổng hợp các nhân tố tác động đến việc thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch. Thơng qua một số kinh nghiệm thu hút các nguồn vốn cho đầu tư và phát triển ngành du lịch của một số tỉnh thành trong nước để rút ra một số bài học kinh nghiệm thiết thực trong quá trình huy động các nguồn vốn để thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO DU LỊCH TẠI

TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư cho du lịch tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)