1 .Lý do chọn đề tài
1.1 .Một số khái niệm liên quan
1.5 Quy trình tuyển dụng nhân lực
1.5.3. Tuyển chọn nhân lực
Tuyển chọn nhân lực gắn liền với việc lựa chọn ứng viên phù hợp nhất (đáp ứng tối ưu nhất) nhu cầu tuyển dụng đã xác định của doanh nghiệp. Nội dung cơ bản của tuyển chọn nhân lực bao gồm :
Thu nhận và xử lý hồ sơ
Thu nhận hồ sơ là tiếp nhận hồ sơ ứng viên ứng tuyển vào doanh nghiệp đảm bảo tính khoa học, tiết kiệm chi phí và khơng thất lạc, khi thực hiện thu nhận hồ sơ, nhà tuyển dụng cần thiết thực hiện một số công việc như sau: Xây dựng kế hoạch tiếp nhận hồ sơ ứng viên, tổ chức tiếp nhận và đánh giá việc tiếp nhận hồ sơ. Việc thu nhận và xử lý hồ sơ được thực hiện tốt sẽ giúp doanh nghiệp có được định hướng tốt trong quá trình tuyển chọn sau này.
Thi tuyển
Thi tuyển được tiến hành nhằm đánh giá sự phù hợp của kiến thức, kỹ năng, cũng như phẩm chất nghề nghiệp của từng ứng viên với ví trí cần tuyển. Một số trường hợp thi tuyển là cơ sở để nhà tuyển dụng loại hồ sơ, một số là thu thập, đánh giá. Căn cứ vào vị trí tuyển dụng, mục tiêu thi tuyển, số ứng viên tham gia thi tuyển, ngân sách, quan điểm tuyển dụng, .... mà nhà tuyển dụng có thể lựa chọn các bài thi đa dạng khác nhau.
Phỏng vấn tuyển dụng
việc của ứng viên thông qua việc tiếp xúc với ứng viên. Để phỏng vấn tuyển dụng thành cơng, nhà tuyển dụng cần lựa chọn hình thức, phương pháp phỏng vấn phù hợp và phỏng vấn viên cần phải được trang những kĩ năng phỏng vấn nhất định: Kỹ năng đặt câu hỏi phỏng vấn, kỹ năng nhập vai phỏng vấn, kỹ năng đánh giá phỏng vấn.
Thẩm tra và tham vấn thông tin
Sau khi phỏng vấn tuyển dụng, bộ phận nhân sự có trách nhiệm kiểm tra thật kỹ lưỡng các thông tin mà ứng viên cung cấp khi phỏng vấn là có đúng sự thật khơng. Ví dụ như cơng việc trước đây của ứng viên thế nào? Vị trí việc làm trước đây của ứng viên ra sao? Các thông tin cá nhân cung cấp có đầy đủ và chính xác khơng. Sau khi kiểm tra được các thơng tin thì mới đưa ra quyết định thử việc với ứng viên.
Thử việc
Sau khi kiểm tra được các thông tin ứng viên cung cấp là chính xác, nhà tuyển dụng sẽ ra quyết định thử việc đối với ứng viên. Tùy vào từng doanh nghiệp và vị trí cơng việc mà thời gian thử việc sẽ khác nhau, tuy nhiên khoảng thời gian này phải tuân theo đúng quy định của pháp luật. Thử việc cũng là cơ sở để đánh giá khả năng làm quen với cơng việc, đồng nghiệp mới, khả năng hịa nhập và thích ứng với mơi trường làm việc của ứng viên. Từ đó sẽ có cơ sở để ra quyết định tuyển dụng đối với ứng viên.
Quyết định tuyển dụng
Sau thử việc, để có cơ sở ra quyết định tuyển dụng nhân lực, các nhà tuyển dụng cần thiết thực hiện đánh giá ứng viên. Đánh giá ứng viên nhằm tổng hợp kết quả nhìn nhận về từng ứng viên tham gia quá trình tuyển dụng tại doanh nghiệp.
Sau khi có kết quả đánh giá ứng viên, doanh nghiệp ra quyết định tuyển dụng. Ra quyết định tuyển dụng là việc lựa chọn ứng viên bước vào giai đoạn hội nhập và ứng viên dự phòng. Các ứng viên được quyết định tuyển dụng sẽ được mời kí hợp đồng với doanh nghiệp để có thể bắt đầu chương trình hội nhập nhân lực mới.
Hội nhập nhân lực mới
Sau khi có quyết định tuyển dụng, ứng viên trúng tuyển sẽ được thông báo thời gian đến nhận việc, ngay từ đó doanh nghiệp phải thực hiện công tác hội nhập
ứng viên. Hội nhập nhân lực mới là giới thiệu cho người mới được tuyển những kiến quan trọng nhất về doanh nghiệp, môi trường làm việc và cơng việc giúp người lao động nhanh chóng nắm bắt được phương thức tiến hành công việcđạt được yêu cầu của doanh nghiệp. Để đảm bảo hội nhập nhân lực mới thành cơng, nhà tuyển dụng cần xây dựng chương trình hội nhập với đầy đủ các nội dung: Đối tượng hội nhập, người chịu trách nhiệm hội nhập, thời gian, địa điểm, nội dung, hình thức, phương pháp và ngân sách hội nhập.
Sau khi kết thúc quá trình hội nhập nhân viên mới, doanh nghiệp cần tiến hành đánh giá tuyển dụng nhân lực để lượng định tình hình và kết quả tuyển dụng theo các mục tiêu tuyển dụng nhân lực đã đề ra của doanh nghiệp, từ đó có điều chỉnh thích hợp. Việc đánh giá này rất cần thiết để xác định tính hiệu quả của quản trị nhân lực.