Tên sản phẩm: tên trên nhãn sản phẩm phải phù hợp với tên khai báo với cơ quan cấp phép/kiểm tra có thẩm quyền.
Loại sản phẩm: bắt buộc đối với một số sản phẩm đặc biệt như trà, đồ uống, các sản phẩm chiết xuất, thực phẩm đặc biệt...
Tên và địa chỉ của người nhận: địa chỉ nơi hàng hố có thể được trả lại hoặc thay đổi trong trường hợp thiệt hại.
Ngày sản xuất: thông tin này cần thiết đối với một số sản phẩm đặc biệt như thực phẩm đóng hộp, rong biển cuộn cơm, hamburger, bánh sandwich, đường, chất lỏng (nước, chứ khôn phải bia và nước gạo truyền thống Hàn Quốc vì các sản phẩm này có thời hạn sử dụng theo quy định) và muối. Đối với chất lỏng, số lơ sản xuất, ngày đóng chai có thể thay thế ngày sản xuất. "Hạn sử dụng" hoặc "tốt nhất trước ngày": nhãn thực phẩm phải ghi rõ ràng thời gian hết hạn do nhà sản xuất quyết định. Sản phẩm bao gồm: mứt và các sản phẩm hóa học sakarit (như dextrin, fruxtoza), trà, cà phê, nước uống tiệt trùng, pate và nước sốt đậu, các sản phẩm cà ri tiệt trùng, giấm, bia, bột sắn, mật ong, bột mì... có thể sử dụng các cụm từ về hạn sử dụng trên nhãn là "hạn sử dụng" hay "tốt nhất trước ngày". Nếu sản phẩm khác nhau được đóng trong cùng gói, thời hạn sử dụng ghi trên nhãn sản phẩm phải là ngày hết hạn sớm nhất.
Hàm lượng (calo): cụ thể khối lượng, số lượng hoặc miếng của sản phẩm. Nếu ghi chi tiết tới từng miếng thì trọng lượng hoặc số lượng miếng trong dấu ngoặc đơn (). Thông tin về lượng calo sản phẩm phải thể hiện trong nhãn dinh dưỡng.
Tên và hàm lượng thành phần: tên của tất cả các thành phần trong sản phẩm phải được ghi trên nhãn bằng tiếng Hàn Quốc. Tuy nhiên, đối với sản phẩm mà khu vực quảng cáo chính dưới 30 cm2 thì chỉ cần ghi 5 thành phần chính.
Thành phần tổng hợp: nước tinh khiết nhân tạo và tên của các nguyên liệu sử dụng để làm nguyên liệu tổng hợp ở mức dưới 5% so với trọng lượng của sản phẩm không cần ghi trên nhãn và liệt kê ở Hàn Quốc. Trong trường hợp nguyên nguyên liệu chiếm hơn 5% tổng khối lượng sản phẩm thì phải có một danh sách của tất cả các nguyên nguyên liệu trên nhãn sản phẩm, viết bằng tiếng Anh và tiếng Hàn. Các thành phần phải được liệt kê theo thứ tự trọng lượng từ lớn nhất đến nhỏ nhất.
Phụ gia: phụ gia thực phẩm phải được liệt kê trong tên đầy đủ, tên viết tắt, hoặc sử dụng trên nhãn (Ví dụ: muối axit citric sắt, FECitrate hoặc các yếu tố dinh dưỡng).
Chất gây dị ứng: Các chất dễ gây dị ứng phải được ghi trên nhãn cho dù hàm lượng trong hỗn hợp ở mức độ tối thiểu. Các chất này bao gồm: trứng, sữa, kiều mạch, đậu phộng, đậu nành, lúa mì, cá thu, cua, tơm, thịt, đào, cà chua và SO2 quá mức. Bất kỳ thực phẩm nào có chứa một hoặc nhiều hơn các chất gây dị ứng phải ghi bằng tiếng Hàn trên nhãn.
Nhãn bên trong gói là tự nguyện trong trường hợp khu vực đặt nhãn lớn nhất là 30 cm2. Tên sản phẩm, thành phần, năng lượng, thời gian sử dụng, chế độ dinh dưỡng có thể ghi trong nhãn bên trong gói.