Để có đủ sức cạnh tranh, thì đây được xem như vũ khí mạnh nhất của ngân hàng. Khi SPDV đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì lượng khách hàng ngày càng tăng, dẫn đến hoạt động ngân hàng càng hiệu quả hơn. Với SPDV tốt là chiến lược thành công của ngân hàng trong thu hút khách hàng.
6.4.1. Hoàn thiện các SPDV hiện có.
Hoàn thiện các SPDV hiện có là việc tạo ra những phiên bản mới trên những sản phẩm hiện tại với những tính năng, tác dụng mới ưu việt hơn sản phẩm cũ. Vì vậy, việc hoàn thiện SPDV của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn hiện nay cần tập trung theo hướng sau:
* Về sản phẩm tiền gửi
Để có thể khai thác tối đa nhu cầu gửi tiền, ngân hàng có thể chia nhỏ hơn nữa các kỳ hạn gửi tiền như tiền gửi ngắn hạn 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần với mức lãi suất tương ứng. Từ đó giúp ngân hàng khai thác triệt để nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, tạo tâm lý thoải mái cho người gửi tiền. Hơn nữa, chi nhánh có thể áp dụng các hình thức tiền gửi mang tính lưỡng tính để tạo tính thanh khoản cao hơn và đáp ứng đa dạng hơn nhu cầu của khách hàng gửi tiền như: Gửi tiền với kỳ hạn gửi một lần nhưng rút tiền nhiều lần hoặc gửi tiền nhiều lần nhưng rút tiền một lần. Điều này vừa cho phép chi nhánh thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn nhàn rỗi, vừa tăng sức cạnh tranh đối với các đối thủ trong và ngoài hệ thống.
* Sản phẩm tín dụng và đầu tư.
Hiện nay, các sản phẩm tín dụng của chi nhánh Ngân Hàng TMCP Sài Gòn nhìn chung chưa đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn ngày càng phong phú của khách hàng. Vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng, ngoài phương thức cho vay từng lần nên mở rộng các hình thức tín dụng khác như cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay đồng tài trợ. Với hình thức cho vay đồng tài trợ, cho vay hợp vốn, chi nhánh cần tìm các đơn vị tài trợ có uy tín, có năng lực tài chính và khả năng phân tích rủi ro để đảm bảo an toàn cho chi nhánh.
Hiện nay, một số doanh nghiệp trong tỉnh đã và đang hoạt động mạnh trong lĩnh vưc xuất-nhập khẩu, do đó chi nhánh nên chú trọng phát triển hình thức cho vay chiết khấu bộ chứng từ có giá. Đây là hình thức cho vay mà ngân hàng có thể thu lãi nhanh nhất và mức độ đảm bảo cho vay cao.Nhưng hiện nay, tỷ trọng cho vay chiết khấu bộ chứng từ thương mại còn rất nhỏ. Ngoài ra chi nhánh còn có thể mở rộng tín dụng cho vay bằng ngoại tệ với những khách hàng có khả năng tái tạo ngoại tệ. Cho vay kết hợp với áp dụng các công cụ phòng chống rủi ro về lãi suất, tỷ giá bằng việc áp dụng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại bảng : Swif, Swap, Option, Future.
* Về các SPDV bổ sung.
Nhận thức được về sự cần thiết phát triển các SPDV ngân hàng, phát triển SPDV ngân hàng là xu hướng tất yếu của các ngân hàng hiện đại trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế. Đây là một hoạt động kinh doanh chính, không chỉ là tiềm năng trong tương lai, mà hiện tại đang góp phần cải thiện cơ cấu nguồn thu, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Để hoàn thiện các SPDV hiện có, chi nhánh Ngân Hàng TMCP Sài Gòn cần không ngừng nâng cao các SPDV truyền thống mang lại hiệu quả cao như: Thanh toán quốc tế, trong nước, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ… Đây là những dịch vụ gắn liền với hoạt động cho vay, phục vụ chủ yếu khách hàng là các doanh nghiệp. Vì vậy cần phải kết hợp chặt chẽ giữa phát triển hoạt động tín dụng với các loại hình dịch vụ truyền thống.
Song song với việc duy trì và hoàn hiện các SPDV hiện có thì việc mở rộng các SPDV mới là tất yếu đối với Ngân Hàng TMCP Sài Gòn. Bởi SPDV mới sẽ làm đa dạng hơn danh mục SPDV, giúp thoả mãn nhu cầu mới phát sinh của khách hàng, từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh, vị thế, uy tín và hình ảnh của chi nhánh trên thị trường.
+ Chi nhánh cần phát triển các kênh phân phối mới như: Internet banking, Phone banking, Mobie banking… Để áp dụng được dịch vụ này, Ngân Hàng TMCP Sài Gòn cần chủ động nắm bắt công nghệ hiện đại để mạnh dạn đầu tư, tránh tình trạng vừa mua sắm vào sử dụng đã lạc hậu.
+ Dịch vụ tư vấn cho khách hàng: Với dịch vụ này ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng thông tin về SPDV của mình, về thị trường trong và ngoài nước cũng như xu hướng thay đổi trong kinh doanh, tiêu dùng. Mức độ khả thi của hoạt động này là rất cao do ngân hàng có lượng thông tin lớn. Muốn làm tốt dịch vụ này, chi nhánh nên lập phòng tư vấn khách hàng với đội ngũ cán bộ tư vấn giỏi về chuyên môn và hiểu biết về các vấn đề trong xã hội.
+ Dịch vụ thanh toán hộ tiêu dùng: Đây là dịch vụ có nhiều tiềm năng cần được khai thác vì hiện nay, các khoản chi phí của đa số doanh nghiệp, dân cư như tiền điện, nước, điện thoại và các khoản chi phí khác chiếm một khoản chi phí khá lớn. Nếu chi nhánh triển khai dịch vụ này thì hiệu quả sẽ rất khả quan, các chủ tài khoản chi tiêu và người thụ hưởng cũng tiết kiệm được thời gian.
Đó là một số SPDV mà chi nhánh Ngân Hàng TMCP Sài Gòn cần quan tâm áp dụng trong thời gian tới. Do còn mới mẻ đối với chi nhánh nên trong quá trình áp dụng và triển khai có thể sẽ gặp khó khăn do thiếu kinh nghiệm, sự cạnh tranh gay gắt giữa các TCTD và phi tín dụng nhưng với quyết tâm cao và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng thì chắc chắn chi nhánh sẽ thành công.
6.5 Nâng cao năng lực tài chính, tăng sức mạnh cạnh tranh.
Muốn hoàn thiện và phá triển SPDV ngân hàng dựa trên công nghệ hiện đại thì ngoài chi phí cho hoạt động nghiên cứu thị trường, tuyên truyền quảng cáo, khuếch trương sản phẩm… thì chi phí cho đầu tư trang thiết bị hiện đại là rất lớn. Do đó, bản thân ngân hàng cần có nguồn tài chính đủ mạnh.
- Trước hết, cần tích cực xử lý nợ tồn đọng, không để các khoản nợ xấu mới phát sinh, phân loại các khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp từ đó tạo nguồn tài chính cho ngân hàng đầu tư vào phát triển các SPDV mới.
- Ngoài ra cần chú trọng xây dựng hệ thống thông tin về khách hàng, nắm bắt được nhu cầu của khách hàng cũng là một biện pháp tích cực để ngân hàng phát huy nội lực của mình.
6.6 Nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ và nhân viên ngân hàng.Con người luôn là nhân tố quyết định kết quả cuối cùng của công việc. Vì Con người luôn là nhân tố quyết định kết quả cuối cùng của công việc. Vì vậy phát triển nguồn nhân lực phải được coi là mục tiêu quan trọng, thường xuyên và lâu dài trong sự vận động phát triển của các NHTM nói chung và Ngân Hàng TMCP Sài Gòn nói riêng. Muốn có được những con người thật sự giỏi để luôn đáp
ứng được đòi hỏi của công việc thì hoạt động giáo dục và đào tạo của chi nhánh cần được đặc biệt quan tâm một cách thường xuyên.
-Trước hết chi nhánh cần có chế độ khuyến khích cán bộ nhân viên ngân hàng học tập bằng cách hỗ trợ một phần kinh phí học tập, nghiên cứu. Đồng thời, phải làm cho cán bộ thấy rõ được lợi ích cũng như trách nhiệm của mình với việc nâng cao kiến thức trong việc xây dựng chi nhánh ngày càng vững mạnh.
- Định kỳ, chi nhánh nên mở các lớp đào tạo nghiệp vụ mới, công nghệ mới và kỹ năng quản lý trong ngân hàng hiện đại để cán bộ ngân hàng được tiếp cận
- Chi nhánh cần có chính sách tuyển dụng cán bộ công nhân viên về làm việc hợp lý sao cho có thể thu hút được những nhân tài, những người thực sự có khả năng về chuyên môn về làm việc, để đưa chi nhánh trở thành NHTM thực sự vững mạnh trong nước và hội nhập quốc tế.
PHỤ LỤC
PHIẾU THU THẬP Ý KIẾN KHÁCH HÀNG (CÁ NHÂN)
Xin chào anh/ chị
Tôi tên là Đặng Thị Cần, sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh thuộc trường Đại Học An Giang. Hiện nay tôi đang tiến hành thực hiện chuyên đề năm 3 với nội dung đề tài: “Phát triển SPDV tại ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) – Chi nhánh An Giang”. Bảng câu hỏi này là một phần quan trọng trong nghiên cứu. Do đó, bằng cách trả lời một số câu hỏi dưới đây, anh/ chị đã góp phần vào thành công của đề tài cũng như góp phần vào việc hoàn thiện của Ngân hàng.
1. Sản phẩm dịch vụ anh/ chị đang sử dụng tại SCB? Trung bình mồi tháng anh/chị giao dịch mấy lần?
5 Hoàn toàn đồng ý 4 Nói chung là đồng ý 3 Trung hòa 2 Nói chung là phản đối 1 Hoàn toàn ph n ả i đố
2. Trên địa bàn của chúng ta có khá nhiều ngân hàng. Vậy, những tiêu chí/ yếu tố nào được anh/ chị quan tâm để chọn ra cho mình một trong số các ngân hàng đó? Vì sao? ... ... ... 3. Anh/ chị có nhận xét gì và đánh giá gì về SCB? ... ... ... 4. Điều gì làm anh/chị hài lòng, không hài lòng khi đến SCB?
... ... ... 5. Xu hướng hành động trong tương lai của anh/chị đối với SCB như thế nào? ... ... ... 6. Anh/ chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý của mình trong các phát biểu
dưới đây bằng cách khoanh tròn một trong các số từ 1 đến 5 theo quy ước sau:
1 Phí giao dịch hợp lý 1 2 3 4 5
2 Lãi suất hấp dẫn 1 2 3 4 5
3 Sản phẩm dịch vụ đa dạng 1 2 3 4 5
4 Thủ tục đơn giản 1 2 3 4 5
5 Thời gian giao dịch nhanh chóng 1 2 3 4 5
7 An toàn 1 2 3 4 5
8 Chính xác 1 2 3 4 5
9 Thông tin của khách hàng được bảo mật 1 2 3 4 5
10 Hệ thống mạng luôn hoạt động tốt 1 2 3 4 5
7. Thời gian anh/ chị sử dụng dịch vụ của SCB
Dưới 3 tháng Từ 3 – 6 tháng
Từ 6 – 9 tháng Trên 9 tháng 8. Sản phẩm dịch vụ anh/ chị đang sử dụng ở SCB (có thể chọn nhiều)
Tiền gửi tiết kiệm Tín dụng
Tiền gửi thanh toán Thẻ
Chuyển tiền – kiều hối Thanh toán tự động
.Sản.phẩm.khác……… 9. Anh/ chị có sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng khác không?
Có Không
Nếu có, anh/ chị vui lòng cho biết đang sử dụng sản phẩm dịch vụ gì? ………
của.ngân.hàng………..
10. THÔNG TIN CÁ NHÂN
Giới tính Nam Nữ
Tuổi < 18 tuổi 18-25t 25-35t 35-50t >= 50t Trình độ Trên đại học Đại học
Cao đẳng/ Trung cấp THPT Khác Thu nhập <2 triệu 2-4 triệu 4-6 triệu >=6 triệu
Cuộc trao đổi của chúng ta xin được dừng ở đây, xin chân thành cảm ơn anh/ chị đã giành thời gian quý báo để giúp tôi nghiên cứu đề tài này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đoàn Hoài Nhân. 2006. Tài liệu giảng dạy Tin học ứng dụng: ứng dụng SPSS trong phân tích số liệu Kinh tế _ Xã hội. Trường Đại học An Giang.
Philip Kotler. 1999. Marketing căn bản. Hà Nội: NXB Thống kê. Philip Kotler. 1999. Quản trị Marketing. Hà Nội: NXB Thống kê.
Nguyễn Thị Thùy Trang. 2008. Khóa luận tốt nghiệp. “Nghiên cứu thái độ của khách hàng đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn - chi nhánh An Giang”. Khoa Kinh tế-Quản tị kinh doanh. Đại học An Giang.
Nguyễn Thị Lan, Không ngay tháng. Chuyên đề tốt nghiệp. “Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tại NHĐT & PT Hà Tây” [online]. Đọc từ: