Nhận xét chung tổng quan và định hướng nghiên cứu

Một phần của tài liệu 20210729_132742_NOIDUNGLA_DAOHUONG (Trang 53 - 56)

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.3. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN

1.3.4. Nhận xét chung tổng quan và định hướng nghiên cứu

Đơ thị hóa là sự phát triển tất yếu của xã hội. Đơ thị hóa đã tác động sâu rộng đến sử dụng đất trong đơ thị bởi trong q trình ĐTH chứa đựng những thay đổi về không gian, về dân cư và các yếu tố kinh tế- xã hội khác. Ngược lại, sử dụng đất đơ thị trong đơ thị hóa có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cơ cấu lao động, cơ cấu nghề nghiệp, chất lượng cuộc sống và các vấn đề xã hội ở các đô thị. Mối quan hệ giữa đơ thị

hóa và sử dụng đất đơ thị là: đơ thị hóa đã làm tăng quy mơ đất đơ thị khi ranh giới hành chính đơ thị thay đổi, đặc biệt là ở các đô thị được nâng cấp. Đơ thị hóa và sử dụng đất có mối quan hệ đặc biệt. Tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ gia tăng dân số, những thay đổi về số lượng và lao động đã khiến đất đai ở các đô thị thay đổi cả về giá trị và giá trị sử dụng. Đơ thị hóa khơng chỉ mở rộng ranh giới hành chính cho đơ thị mà cịn là nhân tố tạo nên tính hàng hóa cho đất đai cho đơ thị. Các nghiên cứu về đơ thị hóa và biến động sử dụng đất đều có ba đặc điểm chung: Một là, vấn đề mất đất nông nghiệp do xây dựng khu dân cư và phát triển công nghiệp. Hai là, vấn đề tăng dân số, giảm đất nông nghiệp gây áp lực chuyển đổi cây trồng và tang cường sử dụng đất theo nhu cầu thị trường. Ba là, đơ thị hóa làm thay đổi mơ hình khơng gian của khu vực nông nghiệp. Tại các khu vực ven đô trải qua đơ thị hóa, đất nơng nghiệp thường bị chia cắt và manh mún.

Cho đến nay, các nghiên cứu mối liên hệ giữa đơ thị hóa và sử dụng đất tập trung theo hai hướng, hoặc (i) đánh giá mối quan hệ theo quan điểm địa lý học, hoặc (ii) xem xét dưới góc độ sự phát triển kinh tế - xã hội. Hai hướng tiếp cận độc lập, riêng rẽ này đã bộc lộ một số hạn chế. Các nhà nghiên cứu xã hội liên kết vấn đề đơ thị hóa và sử dụng đất theo phương pháp quy nạp thực tiễn, phân tích và xem xét đơ thị hóa ở mức độ tổng hợp hơn bao gồm cả khoa học và xã hội. Hạn chế của họ là chỉ dựa vào số liệu thống kê đánh giá mà không định lượng không gian của mối quan hệ giữa đơ thị hóa với sử dụng đất. Trong khi đó, các nhà khoa học địa lý ứng dụng viễn thám và GIS chỉ xem xét đơ thị hóa tương đồng với sự phát triển không gian, mở rộng không gian khu vực dân cư, khu công nghiệp và khu đô thị để định lượng sự thay đổi sử dụng đất theo khơng gian đơ thị hóa. Do vậy, cần có những cơng trình nghiên cứu khoa học mới, tập trung phân tích mối quan hệ giữa q trình đơ thị hóa và sự biến động sử dụng đất, theo đó, cần tiếp cận hệ thống hơn, tích hợp dữ liệu đa chiều hơn cả về khai thác dữ liệu không gian với các yếu tố kinh tế - xã hội trong khu vực. Với nhiều ưu điểm nổi trội, dữ liệu không gian được coi là cơng cụ cung cấp thơng tin nhanh chóng. Sự tích hợp giữa các phương pháp phân tích thống kê, phân tích khơng gian và mơ hình hóa khơng gian là một giải pháp mới trong nghiên cứu mối quan hệ giữa đơ thị hóa với sử dụng đất, nó cho phép đánh giá tác động của đơ thị hóa đến biến động sử dụng đất theo không gian và thời gian, xác định nguyên nhân và đặc biệt là lượng hóa được ảnh hưởng của q trình đơ thị hóa đến biến động cơ cấu sử dụng đất.

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, các ngành khoa học xã hội và nhân văn cũng đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về đơ thị hóa. Đó là các nghiên cứu về tác động kinh tế xã hội mơi trường của q trình đơ thị hóa đối với các vùng nông thôn xung quanh các đô thị lớn. Những đề tài này cũng đã cung cấp những cơ sở khoa học cho các cơ quan liên quan đến việc hoạch định cuộc sống, kế hoạch và quá trình phát triển đô thị, quan hệ phát triển kinh tế - xã hội. Vấn đề quản lý sử dụng đất trong q trình đơ thị hóa là một vấn đề nóng bỏng cũng đã và đang được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu.

Như vậy, đã có một số cơng trình nghiên cứu về đơ thị hóa được thực hiện ở Việt Nam, tập trung ở các vùng có tốc độ đơ thị hóa cao như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… Qua các nghiên cứu này có thể nhận thấy, đơ thị hóa đang lan rộng và phát triển với tốc độ tương đối nhanh trên địa bàn nhiều tỉnh thành của cả nước và quá trình này đã làm cho cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của nhiều địa phương có sự thay đổi đáng kể.

Nhìn chung, những cơng trình nghiên cứu đã đề cập đến thực trạng sử dụng đất, biến động sử dụng đất trong tiến trình đơ thị hóa và giải pháp quản lý sử dụng đất, quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất ở một số tỉnh, thành phố trong cả nước. Nghiên cứu này kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu trên nhưng nhấn mạnh sự ảnh hưởng của q trình đơ thị hóa đến biến động sử dụng đất về cả không gian và thời gian để đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của đơ thị hóa đến sử dụng đất. Nghiên cứu này trả lời các câu hỏi sau:

- Thực trạng q trình đơ thị hóa của thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương giai đoạn 2005 – 2020 như thế nào?

- Đơ thị hóa ảnh hưởng như thế nào đến biến động sử dụng đất ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương?

- Dưới tác động của đơ thị hố, đến năm 2030, cơ cấu sử dụng đất sẽ biến động như thế nào? Giải pháp đối với lĩnh vực quản lý đất đai trong quá trình đơ thị hố tại thị xã Thuận An là gì?

Một phần của tài liệu 20210729_132742_NOIDUNGLA_DAOHUONG (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w