0
Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Thách thức

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM (Trang 27 -34 )

- “Nguồn nhân lực KH&CN còn ít về số lượng và còn nhiều hạn chế về kiến thức, trình độ chuyên môn, kỹ năng, phương pháp làm việc hiện đại. Cơ cấu trình độ, ngành nghề của nhân lực KH&CN không đồng bộ, bất hợp lý, chưa tiếp cận được với mặt bằng trí thức chung của thế giới, năng lực sáng tạo hạn chế và hầu như chưa được thế giới công nhận (Việt Nam có rất ít đơn đăng ký phát minh sáng chế được Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới cấp và rất ít nhà khoa học Việt Nam có bài viết được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín được thế giới công nhận (Nguồn: Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam đến năm 2020, Bộ Kế

- Năng lực công nghệ của Việt Nam đứng gần cuối bảng trong khu vực châu Á: Thua Thái Lan 49 bậc, Malaysia – 54 bậc, Singapore 81 bậc (Báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn

cầu năm 2006 của Diễn đàn kinh tế thế giới – Global Competitiveness Report, Worrld Economic Forum).

- Tỷ lệ cán bộ nghiên cứu khoa học ở Việt Nam hiện còn rất thấp, chỉ là 0,18/100 dân (tỷ lệ cán bộ R&D chỉ 0,05/100 dân) trong khi ở Hàn Quốc là 2,19 (gấp 12,2 lần); Mỹ 3,67 (gấp 20,4 lần) (Thống kê của UNESCO 2005).

- Trong 5 năm (2001-2005), Việt Nam có 11 đơn đăng ký sáng chế gửi cho Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới trong khi Inđônêxia có 36 đơn, Thái Lan có 39 đơn, Philippin có 85 đơn, Hàn Quốc có 15.000 đơn, Nhật Bản có 87.620 đơn, Mỹ có 206.710 đơn.(Nguồn: Chiến lược

phát triển nhân lực Việt Nam đến năm 2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 4/2007).

- Chi phí cho R&D của Nhật Bản là 3,04% GDP, Hàn Quốc là 2,44%, Singapore 2,03%, Trung Quốc 1,03% nhưng chi phí chung cho sự nghiệp KH&CN của Việt Nam chỉ đạt 0,4% (tính riêng đầu tư từ ngân sách Nhà nước – theo Bộ KH&CN, con số này bằng 60% tổng đầu tư của xã hội cho KH&CN) (Nguồn: Tạp chí Hoạt động khoa học, Bộ Khoa học và Công

nghệ, số tháng 4.2008, tr.8).

- Năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng khoảng 55% so với Trung Quốc, 35% so với Thái Lan, 15% so với Mailaixia và khoảng 5-6% so với Hàn Quốc (Báo cáo phát triển con

người năm 2006 – UNDP).

- Tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam còn rất thấp (chỉ chiếm 7% tổng lượng hàng xuất khẩu), trong khi con số này là 27% với Trung Quốc, 30% với Thái Lan, 54% với Singapore và 58% với Malaysia (Báo cáo của Ngân hàng thế giới về Chỉ số phát triển toàn

cầu năm 2006).

- Trong các nước ASEAN, nhóm ngành công nghệ cao của Việt Nam chỉ chiếm 21% tổng sản phẩm sản xuất, con số này của Thái Lan gấp chúng ta 1,5 lần, Malaysia gấp 2,5 lần,

Singapore gấp 3,5 lần (Báo cáo của Ngân hàng phát triển châu Á về Chỉ số năm 2005: Thị

trường lao động ở châu Á).

- Hiện cả nước có khoảng 1000 giáo sư tham gia giảng dạy trong các trường đại học trong đó khoảng 500 người đã ở tuổi nghỉ hưu. Với trên 3000 bộ môn đang giảng dạy thì 6 bộ môn mới có 1 Giáo sư. Ở CHLB Đức, trung bình 62 sinh viên/1 Giáo sư, còn ở nước ta, nếu tính trên 1000 giáo sư tham gia giảng dạy thì số sinh viên trên 1 giáo sư là 1400.(Nguồn: Chiến

lược phát triển nhân lực Việt Nam đến năm 2020, Bộ Kế hoạch và đầu tư, tháng 4/2007).

- Năm 2007, trong ngành y tế, số Giáo sư, Phó giáo sư đồng loạt về nghỉ hưu lên đến 3 con số, trong một lúc, gấp 10 lần những năm trước. Đơn cử, Trường Đại học Y Hà Nội có 64 Giáo sư, chỉ trong năm 2007, về nghỉ hưu 60 Giáo sư, còn lại có 4 người (Nguồn: phát biểu

của đại diện Tổng hội Y học Việt Nam tại Hội thảo lấy ý kiến góp ý vào đề án về trí thức trình hội nghị Trung ương 7)

Chương 3: Một số kiến nghị, giải pháp

Hiện nay, mục tiêu phát triển của đất nước đã được Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định là phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Vấn đề còn đang xác định là xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020.

Tạo nguồn nhân lực dồi dào cho đất nước sẽ góp phần quan trọng có tính quyết định để thực hiện mục tiêu trên. Xin được nêu một số giải pháp về phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam qua nghiên cứu của chúng tôi:

Một là: Phải xác định cho rõ nguồn nhân lực là tài nguyên quý giá nhất của Việt Nam trong

công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Một đất nước rất ít tài nguyên thiên nhiên như ở Việt Nam, cần phải lấy nguồn nhân lực làm tài nguyên thay thế, gọi là tài nguyên nguồn nhân lực, hoặc tài nguyên con người.

Hai là: Nâng cao hơn nữa đến chất lượng con người và chất lượng cuộc sống. Chất lượng

con người, trước hết, phải tính đến vấn đề chất lượng sinh nở. Ngành y tế phải có những quy định cụ thể về chất lượng sinh nở như kiểm tra sức khỏe, bệnh tật, tính di truyền,… trước khi đăng ký giá thú và vợ chồng quan hệ để sinh con. Hiện nay, tại Việt Nam, đang có tình trạng đẻ vô tội vạ, đẻ không tính toán, cân nhắc, nhất là ở nông thôn, làm cho những đứa con sinh ra bị còi cọc, không phát triển được trí tuệ. Thậm chí có những người bị nhiễm chất độc da cam mà vẫn đẻ ra những đứa con dị tật. Có người tính rằng, tại Việt Nam, cứ 10 đứa trẻ sinh ra, có 1 đứa bị dị tật bẩm sinh. Vì vậy, phải tăng cường chất lượng hoạt động của các cơ quan chức năng.

Khi có chất lượng con người, phải tính đến chất lượng cuộc sống, có nghĩa là phải nuôi dưỡng về vật chất và tinh thần của con người sinh ra, bảo đảm cho họ có thể lực dồi dào, có trí tuệ minh mẫn. Về vấn đề này, Việt Nam còn kém xa so với nhiều nước.

Ba là: Nhà nước xây dựng chiến lược nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát triển kinh tế

- xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế; xác định thật rõ xây dựng nguồn nhân lực là trách nhiệm của các nhà hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.

Bốn là: Chính phủ và các cơ quan chức năng của Chính phủ có biện pháp giải quyết hiệu

quả những vấn đề vừa cấp bách, vừa lâu dài của nguồn nhân lực, trong đó có vấn đề khai thác, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực, tạo một chuyển biến thật sự mạnh mẽ trong việc khai thác, đào tạo, sử dụng từ nguồn nhân lực trong công nhân, nông dân, trí thức, doanh nhân, dịch vụ, …

Năm là: Nhà nước phải có kế hoạch phối hợp tạo nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân,

trí thức; có kế hoạch khai thác, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng các nguồn nhân lực cho đúng.

Sáu là: Không ngừng nâng cao trình độ học vấn. Hiện nay, nhìn chung, trình độ học vấn

bình quân của cả nước mới khoảng lớp 6/ đầu người (có người tính là lớp 7). Tỷ lệ biết chữ mới đạt khoảng 93% (có người tính là 94 - 95%). Vì vậy, vấn đề đặt ra một cách gay gắt là phải

bằng mọi biện pháp và đầu tư để nâng cao trình độ học vấn của cả nước lên, bằng không, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Thực hiện toàn xã hội học tập và làm việc.

Bảy là: Đảng và Nhà nước cần có chính sách rõ ràng, minh bạch, đúng đắn đối với việc

việc sử dụng, trọng dụng nhân tài, nhất là trọng dụng các nhà khoa học và chuyên gia thật sự có tài năng cống hiến. Phải có sự phân biệt rành mạch giữa tài thật và tài giả, giữa những người cơ hội và những người chân chính trong các cơ quan công quyền. Không giải quyết được vấn đề này một cách rõ ràng, thì nhân tài của đất nước sẽ lại "rơi lả tả như lá mùa thu", "vàng thau lẫn lộn", làm cho những người thật sự có tài năng không phát triển được, trong khi đó, những người cơ hội, “ăn theo nói leo”, xu nịnh, bợ đỡ lại tồn tại trong các cơ quan công quyền.

Tám là: Chính phủ cần có những quyết định đúng đắn về việc được phép đầu tư vào cái gì

trong nguồn nhân lực; cải thiện chính sách tiền tệ và tài chính, phát triển cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa giáo dục là những vấn đề quan trọng vào thời điểm hiện nay.

Chín là: Cải thiện thông tin về nguồn nhân lực theo hướng rộng rãi và dân chủ, làm cho

mọi người thấy được tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực của nước ta và trên thế giới. Mở những đợt tuyên truyền rộng rãi, thấm sâu vào lòng người về nguồn nhân lực, chất lượng sinh, sống, thông tin về học tập, giáo dục ngành nghề trong các tầng lớp nhân dân, nhất là trong thanh niên, học sinh.

Mười là: Hằng năm, Nhà nước cần tổng kết về lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực ở

Việt Nam, đánh giá đúng mặt được, mặt chưa được, kịp thời rút ra những kinh nghiệm, trên cơ sở đó mà xây dựng chính sách mới và điều chỉnh chính sách đã có về nguồn nhân lực ở Việt Nam, như chính sách hướng nghiệp, chính sách dạy nghề, học nghề, chính sách quản lý nhà nước về dạy nghề, học nghề; chính sách dự báo nhu cầu lao động và cân đối lao động theo ngành nghề, cấp trình độ; chính sách thu hút các thành phần kinh tế tích cực tham gia vào lĩnh vực tạo nguồn nhân lực cho đất nước; chính sách chi ngân sách để đào tạo nguồn nhân lực; chính sách đối với các tổ chức NGO có liên quan đến vấn đề nhân tài, nhân lực; chính sách đối

với lao động đi làm việc ở nước ngoài và thu hút các thành phần kinh tế tham gia đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài; chính sách bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nông dân, công nhân, trí thức, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

Chính phủ và các cơ quan chức năng phải có chính sách, biện pháp kết hợp thật tốt giữa đào tạo và sử dụng trong tổng thể phát triển kinh tế của đất nước, đáp ứng có hiệu quả nguồn lao động có chất lượng cao cho yêu cầu phát triển của nền kinh tế.

Nói tóm lại, nếu không làm tốt vấn đề tạo nguồn nhân lực cho đất nước, thì khó lòng đạt được mục tiêu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trên thực tế, có nhiều quốc gia đang phát triển, trở thành nước có thu nhập trung bình, nhưng rất ít nước tiếp tục đi lên được để trở thành một nước công nghiệp, vì những nước này, không có chính sách hiệu quả để phát triển nguồn nhân lực.

Tóm lại, trong bối cảnh Việt Nam đang chuyển mình, hối hả cho hội nhập kinh tế quốc tế thì nguồn nhân lực chất lượng cao, hơn bao giờ hết đang là mối quan tâm hàng đầu của nhà nước, xã hội và toàn dân.Phát triển NNL về thực chất là ngày càng phải làm tốt hơn việc giải phóng con người. Đòi hỏi này đặt ra hai yêu cầu cùng một lúc: Phải tập trung trí tuệ và nguồn lực cho phát triển NNL, mặt khác phải đồng thời thường xuyên cải thiện và đổi mới môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, gìn giữ môi trường tự nhiên của quốc gia. Phát triển NNL trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là vấn đề lớn có ý nghĩa hết sức quan trọng, cần được quan tâm nghiên cứu một cách thấu đáo để Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia tích cực vào hợp tác, phân công lao động quốc tế, gia nhập có hiệu quả các tổ chức kinh tế của khu vực và thế giới.

Trong những năm qua (2001-2008), nền kinh tế nước ta đã đạt tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch mạnh theo hướng CNH-HĐH. Các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các ngành kinh tế mũi nhọn ngày càng phát triển, đầu tư nước ngoài ngày càng tăng, công nghệ mới được đưa vào sản xuất ngày càng nhiều. Tuy nhiên, nếu chất lượng NNL không được cải thiện, thì năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ gặp khó khăn lớn.

Chính vì vậy, phát triển nguồn lực con người từ lâu là trọng tâm trong chính sách phát triển của Đảng và Chính phủ Việt Nam. Quan điểm của Đại hội Đảng VIII là “thúc đẩy nguồn lực con người như là nhân tố cơ bản của phát triển nhanh chóng và bền vững cho rằng nguồn lực con người đóng vai trò quyết định trong phát triển kinh tế xã hội” được khẳng định trong các văn kiện chính thức của Đại hội Đảng IX và X.

Có thể khẳng định, trình độ phát triển của NNL ở Việt Nam trong những năm qua đã có sự chuyển biến và tăng lên. Những cải cách trong giáo dục và đào tạo, mặc dù còn nhiều tồn tại, nhưng cùng với thành tựu của công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội đã tác động mạnh đến nâng cao chất lượng NNL, mở rộng tri thức, nâng cao khả năng sáng tạo và các kỹ năng thực hành nghề nghiệp. Lao động nước ta đã từng bước làm chủ được khoa học và công nghệ mới, hiện đại qua chuyển giao từ nước ngoài, đáp ứng sự phát triển của các ngành công nghệ cao, dịch vụ

khó khăn và thách thức, đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải có biện pháp nhằm khai thác tối đa NNL hiện nay.

Do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm còn hạn chế nên đề tài của chúng em còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, chúng em rất mong sự thông cảm và chỉ dẫn tận tình của thầy cô và các bạn. Chúng em xin chân thành cảm ơn.

Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực 2. Tổng cục thống kê

3. Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam đến năm 2020, Bộ Kế hoạch và đầu tư 4. Tạp chí Hoạt động khoa học, Bộ Khoa học và Công nghệ

5. Cổng thông tin điện tử Bộ tư pháp

6. www.google.com 7. www.tailieu.vn 8. www.saga.vn 9. www.hcmute.edu.vn 10. www.vocw.edu.vn 11. www.vovnews.vn 12. thongtinphapluatdansu.wordpress.com 13. vneconomy.vn 14. www.tuyengiao.vn 15. www.taichinhdientu.vn 16. www.vatgia.com 17. http://vinamap.vn

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM (Trang 27 -34 )

×