.Vấn đề đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar

Một phần của tài liệu Các chính sách phát triển kinh tế của Myanmar. (Trang 33 - 44)

Cho đến nay, Myanmar chưa có một dự án đầu tư nào ở Việt nam. Ngược lại, Việt Nam cũng rất ít có dự án nào đầu tư ở Myanmar, mặc dầu trên thực tế có một số khả năng cho đầu tư của Việt nam của Myanmar. Do trình độ phát triển kém sau mấy thập kỷ không ổn định về an ninh, chính trị, nhu cầu về cơ sở hạ tầng như: cầu, đường, bến cảng, nhà máy thủy điện của Myanmar là rất lớn nhằm phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế của đất nước. Trong khi đó xây dưng cầu, đường, nhà máy thủy điện là những ngành mà Việt Nam có nhiều kinh nghiệm hơn. Vì thế, nếu nghiên cứu kỹ nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng của Myanmar thì Việt Nam hoàn toàn có khả năng đầu tư vào một số dự án làm dường hay công trình thủy điện nhỏ, hoặc là tham gia đấu thầu một phần trong dự án xây dựng cơ sở hạ tầng lớn ở Myanmar.

Trong năm 2007, Myanmar dự kiến lập 6 vùng thương mại tự do theo luật vùng kinh tế đặc biệt mới. Luật này đã đựơc phác thảo, nhằm thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài hơn nữa vào Myanmar để thúc đẩy phát triển

kinh tế. Việt Nam sẽ đầu tư vào các vùng kinh tế đặc biệt này chủ yếu vào lĩnh vực công nghệ cao.

Mặc dù cơ sơ hạ tầng của Myanmar còn yếu kém nhưng đất nước này lại có một số điiều kiện thuận lợi khác cạnh tranh với Việt nam trong việc thu hút đầu tư của nước ngoài, nhất là từ sau khi tình hình chính trị ở nước này đã có nhiều biến chuyển tích cực từ giữa năm 1995. Theo các nhà nghiên cứu Nhật bản, Myanmar có một số lợi thế sau:

Thứ nhất, giá lao dộng ở Myanmar rẻ hơn giá lao động ở Việt Nam. Bình quân thu nhập của một lao động ở Myanmar chỉ vào khoảng 17USD/tháng, còn giá của một lao động tại Hà Nội là 35USD/tháng. Hơn nữa, nhân viên Việt Nam có thể nói được Tiếng Anh tì làm việc với mức lương từ 150-200USD/tháng còn đại đa số dân Myanmar có thể nói Tiếng Anh vì Myanmar vốn là thuộc địa của Anh. Điều nay tạo diều kiện thuận lợi cho sự giao dịch và quản lý của nhà đầu tư nước ngoài ở Myanmar.

Thứ hai, hệ thống pháp lý của Myanmar được xây dựng theo mô hình hệ thống pháp lý của Anh, vì thế khá thuận lợi cho các nhà đàu tư nước ngoài nói chung và các nươc phương tây nói riêng.

Một thực tế khác cũng đáng chú ý là kể từ sau những biến cố chính trị ở Myanmar cuối năm 1988, quan hệ Trung Quốc-Myanmar ngày càng trở nên đặc biệt hữu nghị. Vì vậy mà Trung Quốc đạt được những dự án đầu tư lớn ở Myanmar. Trong chuyến thăm chính thức Myanmar của Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân giữa tháng 12-2001, hai nước đã ký kết bảy hiệp định hợp tác, đặc biệt Trung Quốc hứa viện trợ và đầu tư vào Myanmar 100 triệu USD. Đây cũng có thể là một trong những thách thức của Việt Nam trong việc đạt được các dự án đầu tư ở Myanmar.

Như vậy, khả năng hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar vừa cơ hội vùa thách thức. Để nắm được cơ hội đầu tư ở Myanmar, các ngành hữu quan của Việt nam cần có sự hiểu biết đầy đủ về nhu cầu và môi trường đầu tư ở Myanmar thông qua hợp tác về trao đổi thông tin với Myanmar.

3.2.Các biện pháp thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Myanmar. 3.2.1. Các biện pháp mang tính vĩ mô:

Trước hết, chính phủ cần có những biện pháp nhằm tiếp tục phát huy quan hệ về chính trị, ngoại giao sẵn có với Myanmar, đồng thời không ngừng đẩy mạnh, nâng quan hệ đó lên một tầm cao mới và sớm đi vào thực chất. Cụ thể là chính phủ cần tăng cường trao đổi các đoàn cán bộ cấp cao với nước bạn nhằm ký kết các thoả thuận về hợp tác thương mại song phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Myanmar.

Hơn nữa, có thể thấy rằng Myanmar là một thị trường được đánh giá là tiềm năng của Việt Nam nhưng cũng là thị trường mới, do đó các doanh nghiệp nước ta có quá ít thông tin về thị trường này, gây một trở ngại khá lớn đối với họ. Vì vậy chính phủ và các bộ ngành cần tổ chức những cuộc hội thảo giới thiệu về thị trường Myamar để các doanh nghiệp biết tới thị trường này cũng như thấy được tiềm năng khi tiến hành các hoạt động buôn bán đầu tư ở nơi đây. Tiếp đến các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, đặc biệt là xúc tiến thưong mại giữa các doanh nghiệp nhằm cung cấp các thông tin sâu hơn về đất nước, con người, nhu cầu thị hiếu của người dân hai nước, cũng như tiềm năng của các mặt hàng, các lĩnh vực đầu tư mà các doanh nhiệp hai bên có thể hợp tác thác là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Thêm vào đó, cần nâng cao hiệu quả hoạt động của đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar, cũng như tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành của hai nước nhằm hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp hai nước tham gia trao đổi buôn bán và đầu tư một cách thuận lợi.

Một thị trường mới luôn chứa đựng nhiều khó khăn và rủi ro, do đó chính phủ cần có những chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư tại Myanmar: Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp của Việt Nam trong xuất khẩu hàng vào thị trường, ví dụ như hỗ trợ kinh phí tham dự hội chợ triển lãm, xúc tiến thương mại.. Giúp cho các doanh nghiệp này có thể có những bước đi đầu tiên vững chắc khi mới thâm nhập vào thị trường này. Trên cơ sở những thành công đó sẽ thu hút nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư hai nước mở rộng quan hệ thương mại và đầu tư.

Ngoài việc tiếp nhận những thông tin từ phía chính phủ thì các doanh nghiệp cũng cần tích cực chủ động trong việc nghiên cứu, tìm hiểu về thị trường, môi trường luật pháp chính sách của Myamar để tìm kiếm những cơ hội buôn bán, đầu tư.

3.2.2. Các biện pháp cụ thể:

Có thể thấy rằng, khác với các đối tác trong khu vực như Malaysia, Thái Lan , Philipine … là những nước có cơ cấu mặt hàng xuất khẩu khá tương đồng với nước ta như : các hàng nông sản như gạo, chè, cà phê, dệt may , giầy dép.. Thì Myanmar và nước ta lại có những mặt hàng mang đặc trưng là có thể bổ sung cho nhau, do vậy việc thiết lập mối quan hệ buôn bán về những mặt hàng đó được xem là rất khả thi trong giai đoạn hiện nay, cụ thể như sau:

Nước ta hiện nay có các ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản rất phát triển với hàng trăm các nhà máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản với công suất lớn. Tuy nhiên hầu hết những nhà máy này đều hoạt động trong tình trạng thiếu nguyên liệu chế biến và phải nhập các nguyên liệu như : ngô, đậu tương, bột cá, bột xương… Vì vậy, việc tìm kiếm nguồn nông sản nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài (trong đó có thị trường Myanmar) cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản là rất cần thiết và cấp bách để chủ động nguồn nguyên liệu và nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhà máy này nhằm phục vụ cho sự phát triển của ngành chăn nuôi.

Trong thời gian tới, những mặt hàng có nhiều khả năng trao đổi nhằm bổ sung cho nhau giữa Việt Nam và Myanmar là nông sản, cao su, thuỷ sản, dệt may, giày dép.... Hiện nay, Việt Nam rất cần một số nông sản để tiêu dùng trong nước và làm nguyên liệu chế biến hàng nông sản xuất khẩu.

Các nhà máy công nghiệp khác như nhà máy chế biến thực phẩm (dầu thực vật, mì ăn liền, mì chính, bột canh, thực phẩm ăn liền,…), bánh kẹo, cao su cũng cần nhập khẩu nhiều nguyên liệu. Việt Nam có 244 nhà máy chế biến thủy sản với công suất chế biến hàng triệu tấn thủy sản mỗi năm; đa số các nhà máy này đều thiếu nguyên liệu chế biến, đặc biệt là những tháng biển động, mùa mưa bão và khi có những đơn hàng nhập khẩu lớn. Vì vậy, việc tìm kiếm nguồn thủy sản nguyên liệu từ nước ngoài (trong đó có thị trường Myanmar) cho các nhà máy chế biến thủy sản là rất cần thiết và cấp bách để chủ động nguồn nguyên liệu và nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhà máy này. Các loại nông sản chủ yếu có thể nhập khẩu từ thị trường Myanmar là: cao su nguyên liệu, đâụ tương, ngô vàng, đậu đen, vừng, đậu xanh và các loại đậu khác.

Các loại thủy sản nguyên liệu chủ yếu có thể nhập khẩu từ thị trường Myanmar là: tôm các loại, đặc biệt là tôm hùm đen, cua, cá các loại, mực . Các loại hàng hóa chủ yếu có thể xuất khẩu tới thị trường Myanmar là: Hàng công nghiệp, hàng dệt may, dược phẩm và nguyên liệu sản xuất thuốc, giày dép, mỹ phẩm, xe đạp và phụ tùng xe đạp, hóa chất, đồ điện dân dụng. Hàng cơ khí, hàng điện tử và máy tính điện tử, công nghệ, máy móc, thiết bị, phụ tùng. Các loại thực phẩm chế biến ( Đường kính, mì ăn liền, mì chính, bột canh, thức ăn sẵn,…) bánh kẹo (bánh đậu xanh, bánh bích quy, kẹo các loại,…) hàng nông sản , cà phê, chè, hạt tiêu, nhân điều…

Dưới đây là một số hình thức có thể hợp tác, liên doanh giữa hai nước Việt Nam - Myanmar trong thời gian tới:

Trong lĩnh vực nông nghiệp: Trồng cây công nghiệp như cao su, cà phê, chè, hạt điều, hạt tiêu,... Phát triển các vùng sản xuất giống cây trồng và vật nuôi, thủy sản. Phát triển các trang trại về nông sản, thủy sản và chăn nuôi. - Kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh nông sản, thủy sản, dịch bệnh chăn nuôi, công tác khuyến nông, khuyến ngư.Dịch vụ cung ứng xăng dầu, nước đá, máy móc nông nghiệp, nông cụ, ngư cụ. Đánh cá xa bờ ở vùng lãnh hải và vùng biển đặc quyền kinh tế của Myanmar. Nuôi trồng thủy sản như cá tra, cá basa, cá rô phi, tôm, cua, cá sấu, baba, ếch,… Công nghệ sơ chế, bảo quản sau thu hoạch. Xuất khẩu chuyên gia nông nghiệp, thủy sản theo hình thức hợp tác 3 bên (Việt Nam, Myanmar và một tổ chức tài trợ quốc tế). Trong lĩnh vực công nghiệp: Nhà máy sản xuất nước đá, công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản. Công nghiệp Dệt may, công nghiệp Giày dép. Công nghiệp thực phẩm chế biến (đường kính, mì ăn liền, mì chính, bột canh, thức ăn sẵn, bánh kẹo,…).Công nghiệp Dược, công nghiệp Mỹ phẩm. công nghiệp Hóa chất, công nghiệp cơ khí phục vụ ngành

nông nghiệp, công nghiệp cơ khí sản xuất hàng tiêu dùng (Xe đạp và phụ tùng xe đạp; Xe máy và phụ tùng xe máy). Đóng tàu đánh cá, công nghiệp sản xuất thiết bị điện, công nghiệp điện tử, dịch vụ sữa chữa, thay thế phụ tùng máy móc nông nghiệp, nông cụ, tàu đánh cá, ngư cụ. Để các doanh nghiệp Việt Nam biết thêm về thị trường và triển vọng một số ngành hàng chủ lực của Myanmar, Thương vụ Việt Nam tại Myanmar sẽ tổ chức nghiên cứu, kho sát và tổng hợp thành các báo cáo chuyên đề về một số ngành hàng xuất - nhập khẩu chủ lực của Myanmar để cung cấp cho Bộ Công Thương, các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp Việt Nam; ví dụ như các ngành hàng: Nông sản (gạo, ngô, đậu tưng, đậu xanh, đậu đen, đậu các loại, vừng, cao su, cà phê, hạt tiêu, lạc nhân,…) - Thủy sản - Cơ khí - Gỗ và - Lâm sản Xi măng - Đá quý - Điện lực - Du lịch - Dầu khí - Dệt may - Bưu chính - Viễn thông Sau khi có các báo cáo chuyên đề về một số ngành hàng xuất - nhập khẩu chủ lực của Myanmar, đề nghị Bộ Công Thương và các cơ quan quản lý nhà nước chỉ đạo các doanh nghiệp trực thuộc Bộ và các doanh nghiệp Việt Nam triển khai thâm nhập thị trường Myanmar.

3.2.3. Một số kiến nghị:

Thứ nhất: Các cơ quan hữu quan cần tổ chức và triển khai thực hịên các hiệp định , hợp đồng kinh tế đã ký kết giữa chính phủ và doanh nghiệp hai nước Việt Nam và Myanmar. Cần sớm đưa các hiệp định này đi vào đời sống kinh tế để các doanh nghiệp nắm bắt được và chủ động tìm kiếm những cơ hội buôn bán và đầu tư ở cả thị trường hai nước.

Thứ hai nên tổ chức các hội chợ thương mại quốc tế của Việt Nam thường niên tại thị trường Myanmar. Từ đó các doanh nghiệp Việt Nam có thể giới thiệu đựơc hàng hoá của mình tới người tiêu dùng Myamar và có thể tìm kiếm đựơc các đối tác cũng như ký kết được các hợp đồng. Thực tế cho

thấy các hội trợ thương mại quốc tế của Việt Nam tổ chức năm 2004 tại Myanmar đã đạt được nhiều kết quả ngoài mong đợi, hàng Việt Nam tại hội chợ không đủ để bán cho khách hàng: điều này cho thấy hàng hoá Việt Nam rất phù hợp với thị thiếu và túi tiền của người dân Myanmar và có thể nói rằng nó đã chinh phục được ngừơi dân nơi đây. Cũng thông qua các kỳ hội chợ này thì nhiều hợp dồng mua bán hàng hoá đã được ký kết giữa doanh nghiệp hai nước.

Thứ ba là các doanh nghiệp du lịch Việt Nam có thể liên doanh liên kết với các đối tác Myanmar tổ chức các tuyến du lịch tới Myanmar bằng cách nối dài các tour du lịch Hà Nội – Băng Cốc- Yangon hay Thành phố Hồ Chí Minh – Băng cốc – Yangon, Đà nẵng – Băng cốc- Yangon… Với lợi thế và tiềm năng du lịch chưa đựơc khai thác của đất nước Chùa Vàng thì hoạt động liên kết này hứa hẹn sẽ đem lại nhiều thành công.

Thứ tư là các doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường kinh doanh buôn bán, tăng cường đầu tư, liên doanh, liên kết với các Myanmar để thâm nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường tiềm năng này. Họ phải là những doanh nghiệp đi tiên phong, mở đường cho các doanh nghiệp khác cũng thấy được tiềm năng và mong muốn đón nhận và khai thác tiềm năng đó. Do đó, họ không những sẽ thu được lợi nhuận về cho bản thân doanh nghiệp mình mà còn góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai nước ngày càng phát triển.

Thứ năm là Bộ ngoại giao Việt Nam cần nghiên cứu , đàm phán với Bộ Ngoại giao Myanmar ký kết hiệp định miễn thủ tục thị thực xuất nhập cành Visa cho công dân hai nước. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho công dân hai nước có thể đi lại một cách dễ dàng, thúc đẩy du lịch phát triển. Hơn nữa nhờ vậy hoạt động đầu tư và thương mại giữa hai nước cũng sẽ không ngừng phát triển.

KẾT LUẬN

Xu hướng hội nhập hoá toàn cầu hoá nền kinh tế là một xu hướng chung của nền kinh tế cả thế giới, các nước ASEAN trong đó có Myanmar và Việt Nam cũng phải là ngoại lệ. Trong những năm gần đây, Myanmar và Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong quan hệ giữa hai bên. Quan hệ ngoại giao được tăng cường thông qua những tuyên bố chung, chuyến thăm hữu nghị chính thức của các quan chức cấp cao của hai bên. Quan hệ thương mai đang ngày càng được đẩy mạnh và có những dấu hiệu khả quan bằng các hiệp định chung về thương mại, du lịch, hang không, nông nghiệp, lâm nghiệp, giáo dục, thành lập uỷ ban liên chính phủ về hợp tác kinh tế và khoa học kĩ thuật, quan hệ thương mại đã chuyển từ một chiều sang song phương, giá trị kim ngạch hai chiều của Myanmar và Việt Nam đã đạt được những mốc tích cực mới. Tuy nhiên, quan hệ về đầu tư của hai nước hầu như chưa

Một phần của tài liệu Các chính sách phát triển kinh tế của Myanmar. (Trang 33 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w