0
Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Kiến trúc tổng quan về thiết kế của JHotDraw

Một phần của tài liệu KHUNG LÀM VIỆC VÀ ỨNG DỤNG CHO BÀI TOÁN LUỒNG CÔNG VIỆC (Trang 29 -40 )

Sử dụng các mẫu thiết kế:

Observer, Strategy, State, Adapter, Prototype, FactoryMethod, Composite, Decorater

 Mẫu thiết kế Composite

Mẫu thiết kế State

Chỉnh sửa

Đường nối

Mẫu thiết kế Prototype

CHƯƠNG 3

XÂY DỰNG FRAMEWORK GIẢI QUYẾT

BÀI TOÁN LUỒNG CÔNG VIỆC-WORKFLOW.

3.1. Mô tả bài toán quản lý công việc tại một công ty thiết kế đồ nội thất

gia đình:

3.1.1. Bài toán đặt ra:

Công ty A thiết kế đồ nội thất gia đình muốn quản lý hoạt động thiết kế và sản xuất ở các bộ phận, phòng ban của công ty.

Giám đốc công ty ký kết hợp đồng và nhận yêu cầu từ khách hàng. Tưng ứng với mỗi công việc nhất định giám đốc công ty sẽ bắt đầu phân công cho các phòng ban ở bên dưới thực hiện các công việc tương ứng với chức năng của mỗi phòng của công ty.

Giám đốc công ty tạo đầu mục công việc, thư ký giám đốc nhập chỉ đạo và phân công giải quyết xuống phòng thiết kế. Ban lãnh đạo phòng thiết kế nhận yêu cầu chỉ đạo của giám đốc lại tiếp tục tạo đầu mục công việc tương ứng. Chủ trì công việc ở phòng thiết kế sẽ nhập chỉ đạo và phân công giải quyết công việc từ ban lãnh đạo phòng thiết kế. Dựa vào danh sách phân công giải quyết của chủ trì công việc trong phòng thiết kế, nhân viên phòng thiết kế sẽ thiết kế ra các mẫu thiết kế cho các sản phẩm mà khách hàng đặt hàng.

Sau khi thiết kế xong, bản thiết kế sẽ được chuyển đến lãnh đạo phòng sản xuất. Lãnh đạo phòng sản xuất lại tiếp tục tạo ra các đầu mục công việc tương ứng, chủ trì công việc phòng sản xuất nhập chỉ đạo và phân công giải quyết cho nhân viên phòng sản xuất.

Sản phẩm được phòng sản xuất hoàn thiện và chịu sự giám sát, theo dõi của lãnh đạo phòng sản xuất và ban giám đốc.

3.1.2. Sơ đồ hoạt động quản lý công việc tại công ty thiết kế đồ nội thất gia đình:

Hình 3.1: Sơ đồ hoạt động quản lý công việc tại công ty thiết kế đồ nội thất gia đình

Sau đây là mô hình khái niệm nghiệp vụ quản lý chương trình quản lý hoạt động giao công việc.

Hình 3.2: Mô hình khái niệm hệ thống tổ chức và quản lý công việc tại công ty thiết kế đồ nội thất gia đình

3.2.

Mô tả bài toán quản lý thanh toán tiền lương:

3.2.1. Bài toán đặt ra:

Trường Đại học Công Nghệ giao nhiệm vụ thanh toán tiền lương cho phòng đào tạo đại học, phòng đào tạo sau đại học và phòng tổ chức hành chính và phòng tài vụ. (Dựa trên tham chiếu vào bảng quy chuẩn của từng phòng một-Tài liệu tham chiếu).

Mỗi phòng có một số chức năng nhất định.

Phòng đào tạo đại học dựa trên thời khóa biểu và phân công công tác sẽ tính ra số tiết dạy, số bài chấm, số hướng dẫn luận văn tốt nghiệp đại học… của mỗi giáo viên.

Phòng đào tạo sau đại học cũng dựa vào thời khóa biểu, hướng dẫn luận văn sẽ thống kê số tiết, số hướng dẫn luận văn thạc sĩ, tiến sĩ, số bài chấm…của mỗi giáo viên.

Mỗi giáo viên phải giảng dạy một khối lượng công việc nào đó gọi là số giờ nghĩa vụ. Căn cứ vào số giờ nghĩa vụ mỗi tháng(tính trung bình cộng của cả năm: số giờ nghĩa vụ cả năm/12 tháng) mà mỗi giáo viên giảng dạy, hàng tháng mỗi giáo viên sẽ được hưởng mức lương bình quân của mỗi tháng tương ứng.

Dựa trên kết quả tổng hợp của phòng đào tạo đại học và phòng đào tạo sau đại học và dựa trên quy chế của nhà trường về số giờ nghĩa vụ mà mỗi giáo viên phải giảng dạy, phòng tổ chức hành chính tiến hành tính toán, tổng hợp lại số giờ thừa hoặc thiếu và gửi kết quả lên phòng tài vụ để trả tiếp tiền lương tương ứng với các giờ thừa ra hoặc là trừ tiền đối với trường hợp giáo viên giảng dạy thiếu so với số giờ bắt buộc.

Phòng tài vụ dựa trên kết quả từ phòng tổ chức hành chính tiến hành lập phiếu thanh toán cho các thầy, khi các thầy đến lĩnh thì lập phiếu chi. Sau khi thanh toán sẽ có thông báo cho các thầy và chuyển tiền vào tài khoản.

Quy chế: Theo tín chỉ, mỗi tiết tín chỉ = 1/3 tiết thường. Thạc sĩ 40 nghìn, tiến sĩ 50 nghìn/tiết, phó giáo sư 60 nghìn. Hướng dẫn cho tiến sĩ(từ thạc sĩ lên) sẽ nhận khác với hướng dẫn cho tiến sĩ từ sinh viên lên.

(Dựa vào bảng quy chế chi tiêu nội bộ sẽ biết được giá..)

3.2.3. Mô hình miền lĩnh vực:

Hình 3.4: Mô hình miền lĩnh vực của bài toán quản lý tính tiền lương

3.3.

Mô tả bài toán tổng quát:

3.3.1. Các thông tin chung về bài toán luồng công việc:

Một cơ quan tổ chức muốn quản lý hoạt động giao việc, thực hiện công việc và báo cáo kết quả công việc một cách khoa học và chi tiết nhất.

Trong các Cơ quan, doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức quản lý-điều hành điển hình được phân theo cấp quản lý từ cao xuống thấp như sau:

- Ban Giám đốc (Giám đốc, các phó giám đốc, trợ lý, thư ký giám đốc) - Lãnh đạo phòng (Trưởng phòng và các phó phòng, thư ký phòng) - Tổ (Tổ trưởng, tổ phó, trưởng nhóm, ...)

Một phần của tài liệu KHUNG LÀM VIỆC VÀ ỨNG DỤNG CHO BÀI TOÁN LUỒNG CÔNG VIỆC (Trang 29 -40 )

×