Vai trò của Marketing dịch vụ trong vận tải Container

Một phần của tài liệu Pham-Thu-Trang-QT1901M (Trang 32 - 33)

Lớp: .......................... Chuyên ngành: .................................................. Khóa

1. Về tinh thần, thái độ, ý thức tổ chức kỷ luật:

1.2. Nội dung, vai trò của Marketing dịch vụ

1.2.3. Vai trò của Marketing dịch vụ trong vận tải Container

Vai trò của Marketing là làm dễ dàng các quá trình trao đổi. Theo Philip Kotler:

“Bản chất của Marketing là tạo ra sự hài lòng và thỏa mãn lớn hơn bằng cách thừa nhận các cấu trúc ưu tiên của cả hai phía và tạo ra cơ sở cho các quá trình trao đổi”.

Với ý nghĩa như vậy, ta có thể thấy rằng Marketing khơng chỉ đáp ứng nhu cầu mà còn làm tăng sự thỏa mãn của khách hàng đối với nhu cầu đó.

Trong dịch vụ vận tải container, khách hàng đóng vai trị rất quan trọng, vì chính nhu cầu vận chuyển của khách hàng mới là cơ sở để dịch vụ vận chuyển được thực hiện. Chính vì thế, vai trị then chốt của hoạt động Marketing trong các công ty vận tải container là tạo ra dịch vụ không những đáp ứng được nhu cầu vận chuyển của

khách hàng mà còn làm khách hàng cảm thấy thỏa mãn khi sử dụng dịch vụ vận tải của mình.

Để hiểu rõ thực chất vai trò của Marketing trong dịch vụ vận tải container, ta xem xét các yếu tố sau:

Nhu cầu vận chuyển

Nhu cầu vận chuyển trong vận tải container là nhu cầu của cá nhân hay tổ chức về việc dịch chuyển những hàng hóa từ nơi này đến nơi khác, từ quốc gia này đến quốc gia khác bằng container. Có 3 yếu tố chính cấu thành nên nhu cầu:

-Nhu cầu về thời gian vận chuyển: Thời gian vận chuyển là thời gian cần thiết để thực hiện vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác theo yêu cầu của khách hàng. Thông thường, thời gian vận chuyển càng được rút ngắn thì đáp ứng nhu cầu vận chuyển càng cao.

-Nhu cầu về sự an tồn của hàng hóa: là nhu cầu để đảm bảo hàng hóa phải trong tình trạng tốt, khơng hư hỏng mất mát sau quá trình vận chuyển (giữ nguyên hiện trạng ban đầu).

-Nhu cầu về dịch vụ hoàn hảo: là nhu cầu về sự thuận tiện khi thuê dịch vụ vận tải. Thông thường khách hàng sẵn sàng trả chi phí cao hơn đối với các dịch vụ có chất lượng hồn hảo hơn.

Sự thỏa mãn

Mức độ thỏa mãn là sự khác biệt giữa kết quả nhận được và sự kỳ vọng. Kết quả nhận được là giá trị thực tế về mặt thời gian, về sự an tồn cho hàng hóa và các giá trị khác do dịch vụ vận chuyển thực tế đem lại. Kỳ vọng của người gửi hàng được hình thành trên cơ sở kinh nghiệm, những ý kiến của bạn bè, đồng nghiệp. Khách hàng có thể cảm nhận được 3 mức độ thỏa mãn như sau:

-Nếu kết quả thực tế của dịch vụ kém hơn kỳ vọng của khách hàng thì khách hàng sẽ cảm thấy không thỏa mãn.

-Nếu kết quả thực tế của dịch vụ tương xứng với kỳ vọng của khách hàng thì khách hàng sẽ cảm thấy thỏa mãn.

-Nếu kết quả thực tế của dịch vụ vượt quá sự kỳ vọng của khách hàng thì khách hàng sẽ cảm thấy rất thỏa mãn.

Một phần của tài liệu Pham-Thu-Trang-QT1901M (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w