Đánh giá sự phát triển sinh khối của các chủng nấm Hương trên mô

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SO SÁNH SỰ PHÁT TRIỂN SINH KHỐI VÀ HÀM LƯỢNG β-GLUCAN Ở MỘT SỐ CHỦNG NẤM HƯƠNG NUÔI CẤY TRONG MÔI TRƯỜNG LỎNG (Trang 37 - 41)

môi trường thạch PDA

Để chọn chủng nấm Hương phát triển tốt nhất trên môi trường rắn chúng tôi tiến hành nhân nuôi các chủng nấm Hương trên môi trường thạch đĩa PDA với cùng điều kiê ̣n nhiê ̣t đô ̣, thời gian nuôi cấy. Kết quả đo đường kính phát triển hệ sợi của các chủng nấm Hương trên môi trường PDA được xác định sau từ 3 ngày đến 9 ngày của quá trình nuôi cấy. Kết quả được trình bày trong bảng 4.1 như sau:

Bảng 4.1. Đường kính (mm) hệ sợi của các chủng giống nấm Hương trên môi trường PDA

Ngày xác định Đường kính hệ sợi (mm)

Chủng nấm Ld Chủng nấm Lg Chủng nấm Lc 3 18,80 ± 0,45 14,05 ± 0,11 10,10 ± 0,14 4 28,65 ± 0,42 24,00 ± 0,18 20,15 ± 0,22 5 39,50 ± 0,31 35,05 ± 0,11 29,70 ± 0,27 6 51,15 ± 0,22 46,05 ± 0,27 39,60 ± 0,12 7 66,70 ± 0,27 56,10 ± 0,52 51,15 ± 0,49 8 77,50 ± 0,35 70,60 ± 0,42 60,95 ± 0,71 9 84,90 ± 0,22 80,95 ± 0,91 74,60 ± 0,42

Sau 3 ngày nuôi cấy, đường kính phát triển của hệ sợi nấm của 3 chủng nấm Hương Ld, Lg, Lc lần lượt là: 18,8mm, 14,05mm và 10,1mm. Như vậy, tốc độ phát triển của chủng giống Ld cao nhất và chủng giống Lc là thấp nhất.

Ngày thứ 6 đường kính phát triển của hệ sợi nấm chủng giống Ld là 51,15mm, chủng giống Lg là 46,05mm, chủng giống Lc là 39.6mm. Sau 6 ngày nuôi cấy trên môi trường PDA chủng giống Ld vẫn tiếp tục phát triển tốt nhất.

Kết quả đo đường kính phát triển của 3 chủng giống nấm Hương Ld, Lg, Lc trên môi trường PDA sau 9 ngày lần lượt là 84,9mm, 80,95mm, 74,6mm. Như vậy, trong quá trình phát triển trên môi trường PDA, sự khác biệt về tốc độ phát triển của các chủng giống nấm Hương vẫn được duy trì. Trong đó, chủng giống Ld có đường kính hệ sợi phát triển tốt nhất còn chủng giống Lc có đường kính hệ sợi nhỏ nhất.

Trong cùng điều kiện về môi trường nuôi cấy PDA, nhiệt độ 25oC trong tủ ấm, thời gian nuôi cấy thì tốc độ phát triển của ba chủng nấm Hương trong nghiên cứu này là khác nhau. Sự khác biệt này là do bản chất về chủng giống.

Kết quả thu được trong nghiên cứu này cũng phù hợp với một số kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài trước đây. Theo kết quả nghiên cứu của De Carvalho thì đường kính phát triển của hai chủng Lentinula edodes em BDA và Lentinula edodes em SDA trên môi trường thạch sau 10 ngày dao động từ 45mm đến 92mm [13]. Mata và CS khi nuôi cấy 11 chủng giống nấm Hương trên đĩa Petri với môi trường MEA đã thu nhận được đường kính sợi nấm sau 7 ngày dao động từ 49 đến 71mm [8]. Sự dao động này có thể giải thích như sau: do sự khác nhau về bản chất giống, môi trường nuôi cấy, điều kiện nuôi cấy khác nhau thì tốc đô ̣ phát triển của các chủng nấm cũng khác nhau. Vâ ̣y kết quả thu đươ ̣c trong nghiên cứu này là hoàn toàn hợp lý.

Hình 4.1. Sự phát triển của 3 chủng nấm Hương sau 6 ngày nuôi cấy trên môi trường thạch PDA (Từ trái qua phải là các chủng Ld, Lg, Lc)

Như vậy: Chủng giống nấm Hương Ld có đường kính phát triển hệ sợi lớn nhất và tốc độ phát triển hệ sợi lớn nhất nên là chủng giống nấm Hương phát triển tốt nhất trên môi trường thạch PDA.

Hình 4.2. Sự phát triển của 3 chủng nấm Hương sau 9 ngày nuôi cấy trên môi trường thạch PDA (Từ trái qua phải là các chủng Ld, Lg, Lc) 4.2. Đánh giá sự phát triển của các chủng nấm Hương trong môi trường lỏng PDR

Từ mục 4.1 chủng nấm Hương Ld có đường kính hệ sợi nấm lớn nhất trên môi trường rắn và để có kết luận có nên chọn chủng giống Ld sử dụng trong các nghiên cứu tiếp theo, chúng tôi cần nghiên cứu sự phát triển của cả 3 chủng giống trong môi trường nuôi cấy lỏng.

Kết quả xác định hàm lượng sinh khối sợi khô nấm khô của 3 chủng nấm Hương Ld, Lg, Lc nuôi cấy sau thời gian 22 ngày, trong môi trường lỏng PDR ở

cùng điều kiện nhiệt độ, pH môi trường là 4,5, tốc độ lắc 120 vòng/phút (8giờ/ngày) lần lượt là 5,36, 4,24, 3,57 mg/ml.

Bảng 4.2. Khối lượng sinh khối sợi nấm khô của các chủng nấm Hương nuôi cấy trong môi trường lỏng PDR sau 22 ngày

Chủng giống nấm Hương Khối lượng sinh khối sợi nấm khô (mg/ml)

Ld 5,36 ± 0,04

Lg 4,24 ± 0,04

Lc 3,57 ± 0,02

Chủng nấm Hương Ld có khối lượng sinh khối khô lớn nhất, chủng nấm Hương Lc có khối lượng sinh khối khô nhỏ nhất sau 22 ngày nuôi cấy.

Trên môi trường rắn PDA chủng nấm Hương Ld cho đường kính phát triển lớn nhất đồng thời trên môi trường lỏng PDR chủng Ld cho sinh khối sợi khô lớn nhất, cho thấy chủng Ld phát triển tốt nhất trên cả 2 môi trường rắn và lỏng.

Trong cùng điều kiện nuôi cấy về nhiệt độ, pH môi trường, tốc độ lắc chủng nấm Hương Ld cho khối lượng sinh khối khô lớn nhất điều này là do bản chất giống. Kết quả ở phần nghiên cứu này cho chúng ta kết luận chủng giống nấm Hương Ld có khả năng phát triển tốt nhất trên cả 2 môi trường rắn và môi trường lỏng.

Theo kết quả nghiên cứu của De Carvaho khi nuôi cấy một số chủng giống nấm trong môi trường lỏng với chế độ lắc 180 vòng/phút, lắc liên tục 24

giờ, lượng sinh khối thu được lớn nhất sau 20 ngày nuôi cấy là 4,83 ± 0.21 mg/ml [13]. Theo nghiên cứu của Hassegawa (2005) tiến hành nuôi cấy tĩnh một số chủng nấm Hương trong môi trường lỏng thì khoảng 28 ngày khối lượng sinh khối sợi khô thu được là 2,84 ± 0,24 mg/ml [9]. Như vậy thời gian nuôi cấy để thu được khối lượng sinh khối lớn nhất là trong khoảng từ 20 dến 28 ngày. Chon mốc sau 22 nuôi cấy để thu sinh khối chỉ mang tính chất tương đối.

Sự dao động về khối lượng sinh khối sợi khô được giải thích như sau: do sự khác nhau về bản chất giống, điều kiện nuôi cấy khác nhau, thời gian nuôi cấy khác nhau, lượng giống đầu vào khác nhau. Vậy khối lượng sinh khối sợi nấm khô thu được của chủng Ld là hoàn toàn phù hợp.

Kết quả ở phần nghiên cứu này cho chúng ta kết luận chủng giống Ld phát triển tốt nhất trên cả 2 môi trường rắn và lỏng.

4.3. Đánh giá hàm lượng β-glucan trong sinh khối sợi nấm ở một số chủng nấm Hương phát triển trong môi trường nuôi cấy lỏng

β-glucan là hoạt chất sinh học quan trọng trong nấm Hương. β-glucan tạo nên các tính chất dược lý của nấm Hương. Các nhà nghiên cứu đã ghi nhận rằng β-glucan có khả năng tăng cường các phản ứng miễn dịch, có tính chất chống ung thư mạnh, có tác dụng chống virus, tính kháng sinh. Đo đó nếu chủng giống cho khối lượng sinh khối sợi lớn nhưng hàm lượng β-glucan thấp thì cũng không đạt yêu cầu. Vậy quyết định chọn chủng giống nấm Hương, ngoài chỉ tiêu khối lượng sinh khối sợi nấm khô lớn nhất thì chỉ tiêu hàm lượng β-glucan trong sinh khối sợi nấm cũng là một chỉ tiêu quan trọng. Để đánh giá hàm lượng β-glucan của 3 chủng giống nấm Hương nuôi cấy trong môi trường lỏng, tiến hành thí nghiệm theo phương pháp đã mô tả ở mục 3.3.5.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SO SÁNH SỰ PHÁT TRIỂN SINH KHỐI VÀ HÀM LƯỢNG β-GLUCAN Ở MỘT SỐ CHỦNG NẤM HƯƠNG NUÔI CẤY TRONG MÔI TRƯỜNG LỎNG (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w