Bài học kinh nghiệm về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp cho các NHTM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 34 - 37)

1.3 Kinh nghiệm của các Ngân hàng trên thế giới và bài học cho Việt Nam

1.3.2 Bài học kinh nghiệm về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp cho các NHTM

NHTM Việt Nam

Xếp hạng tín dụng là cả một quy trình với nhiều cơng đoạn, mỗi cơng đoạn lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Từ việc ban đầu là lựa chọn các dữ liệu sao cho phù hợp với đặc điểm của từng ngành, từng doanh nghiệp cho đến việc xử lý các dữ liệu phải được thực hiện một cách khoa học hợp lý như thế mới đánh giá chính xác được khả năng của doanh nghiệp. Nếu ngân hàng thực hiện tốt những điều này sẽ giúp nâng cao hiệu quả trong việc quản lý rủi ro tín dụng cho ngân hàng và tạo được sự công bằng cho các doanh nghiệp được xếp hạng.

Khác với các cơng ty xếp hạng tín dụng độc lập, mục đích của các NHTM khi xếp hạng các doanh nghiệp vay vốn là để phòng ngừa và quản lý rủi ro tín dụng, xây dựng chính sách khách hàng. Kết quả xếp hạng tín dụng sẽ được các ngân hàng sử dụng để quyết định cấp tín dụng và theo dõi khoản vay. Kết quả xếp hạng của một NHTM có thể khác kết quả xếp hạng của tổ chức tín nhiệm độc lập. Tuy nhiên các NHTM có thể tham khảo kết quả xếp hạng của các tổ chức xếp hạng độc lập trong quá trình thực hiện xếp hạng, làm cơ sở để so sánh, đối chiếu.

Xếp hạng tín dụng là nhìn về tương lai phát triển của doanh nghiệp, do đó việc phân tích các dữ liệu về tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp phải được đặt trong bối cảnh về rủi ro tổng thể của doanh nghiệp trước những thay đổi có thể có của các chu kỳ kinh tế có thể xảy ra trong tương lai.

Cần phân biệt rõ giữa xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng và xếp hạng khoản vay. Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là đánh giá về khả năng tài chính, tình hình hoạt động hiện thời cũng như trong tương lai của doanh nghiệp trong việc thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết tài chính trong một khoảng thời gian nhất định. Còn xếp hạng khoản vay là đánh giá mức độ tổn thất và mức độ có thể thu hồi của khoản vay, vì vậy xếp hạng khoản vay luôn gắn liền với từng giao dịch cụ thể và phụ thuộc vào các yếu tố khác như: mức hạng tín nhiệm ban đầu của doanh nghiệp, tài sản đảm bảo cho khoản vay, các điều khoản trong hợp đồng tín dụng….

Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển hơn nữa thị trường vốn, đặc biệt là thị trường chứng khốn để những thơng tin về diễn biến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp được chuyển tải nhanh chóng trên thị trường chứng khoán. Những thơng tin quan trọng từ thị trường chứng khốn như chỉ số P/E,… sẽ là những căn cứ quan trọng trong cơng tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của các NHTM.

Hệ thống NHTM Việt Nam cần nâng cao hơn nữa trình độ quản lý, đầu tư chiều sâu vào công nghệ ngân hàng đặc biệt là công nghệ thông tin, cấu trúc lại bộ máy tổ chức,… nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn về xếp hạng tín dụng nội bộ theo quy định của Ủy ban Basel về đảm bảo an toàn trong các hoạt động ngân hàng. Đây cũng là đòi hỏi giúp hệ thống NHTM Việt Nam có thể cạnh tranh với các Ngân hàng nước ngoài trong quá trình hội nhập.

Kết luận chƣơng 1

Hoạt động tín dụng của Ngân hàng ln đối mặt với nhiều loại rủi ro, vì vậy việc nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng ln là mối quan tâm hàng đầu của các Ngân hàng. Trong tiến trình này thì việc phát triển hệ thống XHTD doanh nghiệp có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam.

XHTD doanh nghiệp là một trong những công cụ quản lý rủi ro tín dụng khoa học đã được sử dụng phổ biến tại các NHTM trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay công cụ này cũng được các NHTM triển khai áp dụng.

Trong Chương 1, luận văn đã trình bày tổng quan cơ sở lý luận XHTD doanh nghiệp cũng như kinh nghiệm XHTD doanh nghiệp của các ngân hàng trên thế giới, từ đó nêu ra những bài học kinh nghiệm cần thiết cho các NHTM Việt Nam trong việc nâng cao hệ thống XHTD doanh nghiệp.

Dựa trên những cơ sở lý luận đã trình bày ở chương 1, luận văn sẽ tiếp tục nghiên cứu thực trạng của hệ thống XHTD doanh nghiệp tại Ngân hàng BIDV – CN Nam Sài Gòn từ đó rút ra những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong hệ thống XHTD doanh nghiệp tại Chương 2.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)