Tổng quan về giá trị cộng hƣởng:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoạt động ma và giá trị cộng hưởng (Trang 27 - 30)

CHƢƠNG 4 : NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Khái quát về hoạt động mua bán, sáp nhập và giá trị cộng hƣởng

4.1.2 Tổng quan về giá trị cộng hƣởng:

Giá trị cộng hƣởng là giá trị tăng thêm tạo ra khi kết hợp hai doanh nghiệp. Theo đó, tổ chức sau khi kết hợp sẽ có khả năng quản lý chi phí hiệu quả hơn, tạo ra lợi nhuận và giá trị cổ đông lớn hơn.

Phần lớn các thƣơng vụ M&A đều dựa trên việc cộng hƣởng trong quá trình tạo ra giá trị, trong khi một số khác là vì các lý do phi cộng hƣởng. Nhiều thƣơng vụ M&A rất khó có thể đƣợc cổ đơng thơng qua vì khoản chi phí khổng lồ phải trả cho

doanh nghiệp mục tiêu – khoản chi phí này lớn hơn nhiều giá trị thực của doanh nghiệp mục tiêu. Trong các trƣờng hợp đó, động cơ cộng hƣởng thƣờng đƣợc sử dụng để biện minh cho việc thuyết phục cổ đông phê chuẩn việc thực hiện thƣơng vụ.

Giả sử cơng ty A đang dự tính mua lại cơng ty B. Giá trị của công ty A là VA và giá trị của công ty B là VB. Sự khác nhau giữa giá trị của công ty sáp nhập (VAB) và tổng giá trị của 2 cơng ty riêng lẻ chính là giá trị tăng thêm (synergy) từ hoạt động M&A: Synergy = VAB - (VA + VB)

Tác giả tiếp thu nghiên cứu của Albert De Graaf khi cho rằng giá trị cộng hƣởng gồm 2 loại: cộng hƣởng chi phí và cộng hƣởng doanh thu.

- Cộng hƣởng chi phí: khi hai cơng ty sáp nhập sẽ có thể cắt giảm một số khoản

chi phí, từ đó hoạt động có hiệu quả hơn so với hai cơng ty riêng biệt. Các hiệu quả đem lại nhƣ hiệu quả về quy mô (economies of scale), hiệu quả khi tận dụng lợi thế lẫn nhau (economies of vertical integration), loại bỏ hoạt động kém hiệu quả (elimination of inefficent management), giảm thuế (tax benefits), gia tăng vốn (cost of capital), gia tăng nợ (cost of debt)…

- Cộng hƣởng doanh thu: doanh nghiệp sau kết hợp sẽ có quy mơ lớn hơn, tăng

trƣởng mạnh hơn từ đó đem lại doanh số lớn hơn, điều mà nếu riêng lẻ không thể làm đƣợc. Ngồi ra đơi khi bên bán có thể mang đến đƣợc những sản phẩm bổ sung hoặc có tính vƣợt trội cho bên mua. Trong trƣờng hợp khác, các kênh phân phối của bên bán có thể giúp tăng doanh số của các sản phẩm của bên mua.

* Tác động tích cực của giá trị cộng hƣởng:

Gia tăng phạm vi kinh tế (economy of scale): thƣờng xảy ra trong trƣờng hợp hai công ty tiến hành sáp nhập trong cùng ngành (sáp nhập theo chiều ngang), cơng ty sau sáp nhập có quy mơ lớn hơn, hoạt động có hiệu quả hơn và sinh lời nhiều hơn.

nhập hai công ty cùng ngành, công ty sau kết hợp sẽ giảm đối thủ cạnh tranh và nâng cao thị phần, từ đó dẫn đến độc quyền và chiếm lĩnh khả năng tăng giá trên thị trƣờng.

Kết hợp sức mạnh tổng hợp (Combination of different functional strengths): nhƣ trong trƣờng hợp một cơng ty có tiềm lực mạnh về marketing kết hợp với một công ty chuyên về sản xuất, sẽ tạo ra một sức mạnh tổng hợp đạt hiệu quả cao.

Gia tăng hiệu quả trong các thị trƣờng sẵn có (Higher growth in new or existing markets): chẳng hạn nhƣ một công ty sản xuất hàng tiêu dùng của Mỹ tiến hành thâu tóm một cơng ty tại thị trƣờng nội địa đã có sẵn mạng lƣới phân phối và thƣơng hiệu thì việc thâu tóm này tiết kiệm đƣợc thời gian và chi phí rất nhiều.

Sự bù đắp lƣợng tiền mặt (cash slack): là sự kết hợp của DN có tiền mặt dƣ thừa (và ít cơ hội đầu tƣ kinh doanh) và DN có nhiều cơ hội đầu tƣ (nhƣng lại thiếu vốn) sẽ hình thành nên một tổ chức hoạt động hiệu quả hơn, lƣợng tiền mặt dƣ thừa sẽ đƣợc sử dụng đúng mục đích hơn. Loại giá trị cộng hƣởng này thƣờng xuất hiện nhất khi các DN lớn mua lại các doanh nghiệp nhỏ hơn, hay khi các công ty đại chúng mua lại các công ty tƣ nhân.

Gia tăng khả năng vay nợ (Debt capacity): khi hai DN kết hợp lại thì doanh thu và luồng tiền của công ty sẽ trở nên ổn định hơn và dễ dàng dự báo hơn. Điều này đem lại cho công ty kết hợp khả năng vay với khối lƣợng lớn hơn. Từ đó tạo ra lợi ích về thuế và đƣợc thể hiện dƣới dạng chi phí vốn thấp hơn. Lợi ích về thuế (Tax benefits): nhƣ việc DN kết hợp ghi tăng tài sản của DN bị mua đề gia tăng chi phí khấu hao hoặc sử dụng khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh của DN bị mua để giảm bớt doanh thu, từ đó giảm bớt đƣợc gánh nặng về thuế.

nghề sau kết hợp là vấn đề đáng chú ý nhất trong cộng hƣởng tài chính. Trong hầu hết các doanh nghiệp thƣơng mại, các nhà đầu tƣ tận dụng đa dạng hóa để giảm chi phí tối đa.

* Tác động tiêu cực của giá trị cộng hƣởng:

Trong một số trƣờng hợp, chi phí cho việc sáp nhập hai cơng ty thực tế khá cao hơn so với ƣớc tính, điều này khiến doanh nghiệp bị lỗ. Ví dụ cụ thể nhƣ trong trƣờng hợp một doanh nghiệp sản xuất sơn mua lại một doanh nghiệp khác nhƣng lại có hệ thống màu và cơng nghệ khơng tƣơng thích thì chi phí cho việc tân trang lại cho cả doanh nghiệp tăng lên rất nhiều.

Đối với những doanh nghiệp bị mua lại có đơn vị phân loại hàng tồn kho (stock keeping unit – SKU) lớn sẽ gây trở ngại, gia tăng thời gian và chi phí cho việc hợp nhất. Ví dụ đối với 1 DN có 1 dịng gồm 2 sản phẩm và 4 SKU thì việc chuyển giao sản xuất rất dễ dàng. Ngƣợc lại, với việc sáp nhập 1 doanh nghiệp với hơn 2000 SKU thì xuất phát cộng hƣởng tiêu cực trong việc hợp nhất các dòng sản phẩm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoạt động ma và giá trị cộng hưởng (Trang 27 - 30)