Các thông số kỹ thuật của máy

Một phần của tài liệu Thiết kế máy nghiền má 3 (Trang 27 - 39)

- Kích thước cửa nạp (mm): 400×600

- Kích thước đường kính đá nạp lớn nhất (mm) 250

- Chiều rộng cửa xả 9mm) 40-100 - Năng suất theo (T/h) : 17,6÷32,67

- Số vòng quay trục lệch tâm (vòng/phút): 300 - Động cơ điện dạng AOΠ2-91-6 + Số vòng quay (v/p) : 980 + Công suất (kW) : 55 + Điện áp (V) : 220 ÷ 380 7.2. Lắp ráp và vận hành máy 7.2.1. Lắp ráp máy a. Trình tự lắp ráp

Máy nghiền má khi làm việc gây chấn động mạnh cho nên phải lắp nó trên một (bệ) giá máy có độ cứng

vững lớn hay đặt trên một bệ bê tông nặng gấp (5÷8) lần

trọng lượng bản thân máy. Máy không được đặt gần cột nhà hay trần nhà.

Trình tự lắp đặt máy có thể tiến hành như sau: + Đặt thân máy lên bệ kèm theo cả bulông

+ Kiểm tra thân máy theo các đường trục chiều cao và các mặt ngang để kiểm tra độ lệch của máy so với mặt phẳng nằm ngang dùng thước có chia vạch. Khi hiệu chỉ máy nên dựa vào lỗ tiện trong các hốc ở trục lệch tâm thao các số liệu tổ chức lắp ráp và kinh nghiệm vận hành tích lũy có thể cho phép độ lệch của tâm.

Nếu dùng giá máy hoặc đổ dung dịch kết dính vào lỗ bulông ở bệ nếu dùng bệ bêtông, khi dung dịch kế dính đã nóng rắn rồi thì bắt đầu xiết chặt các bu lông bệ.

+ Lắp má động: để được nhanh chóng và hợp lý người ta tiến hành lắp ráp má động vào trục lệch tâm ở bãi riêng cùng với tấm lót bạc tiếp xúc với tấm chống.

+ Lắp đặt cụm chi tiết trục lệch tâm má động lên gối đỡ trục. Người ta kiểm tra khớp động của trục và ổ dựa trên lớn sơn.

+ Lắp ráp cơ cấu điều chỉnh

+ Lắp ráp tấm chống: để lắp ráp dễ dàng người ta kéo tấm về phía thành trước thân máy (má cố định) và kẹp chặt lại. Sau khi lắp đặt tấm chống vào vị trí người ta thả lỏng má động và lắp ráp cơ cấu bảo toàn khớp.

+ Trong khi lắp ráp và lắp xong toàn bộ phải nhét đầy đủ mỡ vào các nơi cần thiết.

b. Chạy thử máy:

Sau khi hiệu chỉnh toàn máy đóng máy vào mạng điện cho chạy thử không tải trong thời gian (3÷5) phút rồi mới cho đá vào. Nếu là máy mới lần đầu tiên cho máy chạy không tải khoảng (7÷8) giờ.

7.2.2. Vận hành máy

Để nâng cao năng suất máy đồng thời bảo đảm an toàn tỏng khi làm việc người công nhân cần có những hiểu biết cơ bản sau:

+ Nắm được các kiến thức cơ bản của quá trình nghiền đập, cơ tính vật liệu nạp vào máy.

+ Hiểu được tính năng của thiết bị, phát hiện được những sai hỏng khác thường, để kịp thời báo cáo tổ sửa chữa nhằm tránh gây hư hỏng lớn.

+ Ngoài ra công nhân phải được học về an toàn bảo hộ lao động. Khi làm việc người công nhân không nên đứng gần các chi tiết chuyển động của máy, ăn mặc gọn gàng để tránh vướng mắc.

+ Tuân thủ những điều quy định khi vận hành máy: 1. Cấp liệu đều đặn vào máy nghiền nhờ các hệ thống cấp liệu. Khi nạp phải đều khắp thân máy. Tránh để rơi vật cứng vào buồng nghiền như bánh răng, cuốc xẻng ...

2. Trước khi nạp liệu phải cho máy chạy không tải(1÷2) phút,lúc ngừng máy phải dùng bộ phận cấp liệu và chờ cho máy đập hết vật liệu trong buồng nghiền.

3. Kiểm tra thường xuyên dầu mỡ,bôi trơn, lực căng đai, xiết chặc các bulông trên máy.

7.3 .Sửa chữa máy7.3.1.Khái niệm chung: 7.3.1.Khái niệm chung:

Do sự chuyển động tương hỗ của các chi tiết khi máy làm việc hoặc giữa các chi tiết và vật liệu khi gia công trên máy mà phát sinh ra quá trình mài mòn chi tiết, dẫn đến sự phá hủy các bềì mặt làm việc của chi tiết máy, thay đổi cấu trúc lớp kim loại tiếp xúc với bề mặt làm việc. Những phần bị mài mòn nhiều nhất như:ổ trục, gối đở trục ống lót, bánh đai, tấm lót...

Sự mài mòn các chi tiết máy xuất hiện trong trường hợp như thế gọi là ma sát tự nhiên. Đến một lúc nào đó

độ mài mòn tăng lên rất nhanh, chi tiết mất khả năng làm việc cần phải thay thế phục hồi.

Ngoài ra khi máy làm việc xảy ra những hỏng hóc thường do việc bảo quản và tổ chức lao động không tốt.

Để tránh những sai phạm kể trên, chúng ta phải thường xuyên theo dõi xem xét kịp thời sửa chữa những hỏng hóc khi vận hành. Bên cạnh đó phải lập kế hoạch định kỳ sửa chữa thay thế những chi tiết cần thiết. Người ta phân biệt 2 dạng sửa chữa: Sửa chữa không định kỳ và sửa chữa định kỳ.

7.3.2. Sửa chữa không định kỳ

Là sửa chữa sự cố của máy không theo kế hoạch định trước, yêu cầu về chất lượng sửa chữa hay yêu cầu về tình trạng của máy sau khi sửa chữa không qui định chặt chẽ miễn sao cho máy sau khi sửa chữa trở lại hoạt động bình thường, vì vậy khi đó chẳng những công việc sửa chữa mà kế hoạch sản xuất cũng bị động, do đó ta có bảng sau cho biết những hỏng hóc thường xảy ra đối với một số bộ phận của máy giúp ta kịp thời sửa chữa nhanh chóng đưa máy hoạt động trở lại.

Hư hỏng Nguyên nhân Phương pháp khắc

phục Ổ đỡ nóng quá nhiệt độ cho phép (nhiệt độ của dầu trong ống dẫn vượt quá 600C) - Số lần bôi trơn không đầy đủ

- Mở bôi trơn không phù hợp

- Làm bẩn mở bôi trơ và ổ đỡ

- Bổ sung việc bôi trơn - Chọn loại mở bôi trơn theo bảng hướng dẫn. Rửa ổ đỡ bằng dầu, thay mở mới

- Chảy mở ra ngoài khi đệm lót bị hỏng - Mài mòn ổ do lắp ráp không chính xác - Có vết xước trên bề mặt ngỗng trục của ổ

- Đai căng quá mức

thao tiêu chuẩn, thay đệm lót kín mới.

- Gia công lại sửa chữa sạch bằng dầu bổ sung mở mới.

- Thay ổ mới

- Kiểm tra lại vị trí tương quan

- Điều chỉnh lại lực căng đai bằng cách dịch chuyển động cơ.

Giảm số vòng quay hay không quay - Hư ổ đỡ - Trục và ổ bị kẹt - Chất tải quá mức hay không đúng kỹ thuật - Có sự trượt đai - Thay ổ đỡ

- Kiểm tra lại vị trí đồng tâm khử bỏ sự kẹt

- Tháo bảo vật liệu trong buồng nghiền - Kiểm tra sự làm việc của động cơ, điều chỉnh lại lực căng Ngừng đập - Thanh chống bị gẫy hoặc các đinh tán nối các thanh chống bị cắt

- Thay thanh chống mới hoặc nối lại khâu bị gẫy

Có tiếng gõ vang ở phần dưới máy, gẫy

- Lò xo bị yếu hay bị gẫy

- Lực ép lò xo

- Thay lò xo

- Nới lỏng đai ốc, giảm lực nén đến trị số

lò xo

quá mức không điều chỉnh lại lực ép khi điều chỉnh khe tháo liệu như trên

cần thiết, thay lò xo, thay thanh kéo

Cở hạt đập ra lớn hơn kích thước đã điều chỉnh - Phần dưới các tấm đập bị mòn - Thay tấm đập mới phục hồi tấm đập cũ bằng cách xoay ngược trở lại hay bồi thêm lớp kim loại cần thiết

Máy làm việc có rung động - Bánh đai bị đảo và không cân bằng. Trục bánh đai bị cong bị mòn không đều trong quá trình làm việc

- Sửa chữa trục, sửa chữa theo và sửa chữa bản thân bánh đai

Cơ cấu điều chỉnh chiều rộng miệng tháo khoáng không làm việc được

- Giá đỡ nêm bị rơi ra, nêm điều chỉnh không di động được

- Hàn giá đỡ nêm vào thân máy

7.3.3. Sửa chữa định kỳ

Thực chất là sau một thời gian làm việc nhất định theo kế hoạch sửa chữa, phụ hồi, thay đổi một số chi tiết, hiệu chỉnh lại các tiêu chuẩn kỹ thuật đã định. Chu kỳ sửa chữa được tính từ lúc máy bắt đầu hoạt động làm việc đến khi sửa chữa lớn.

Trong thực tế việc tổ chức sử chữa được chi làm 3 loại:

7.3.3.1. Sửa chữa nhỏ

Sau khi máy làm việc từ 600÷800giờ phải tiến hành

sửa chữa bao gồm:

Lau chùi ổ trục và các gối đỡ.

Thay tấm đập hoặc bồi thêm kim loại

Thời gian ngừng máy sửa chữa là từ 3÷4 giờ

7.3.3.2. Sửa chữa vừa

Tiến hành sau khi máy làm việc được khoảng từ

3000÷5000 gồm có:

Thay các ổ mới

Gọt mài lại ổ trục

Bồi đắp thêm kim loại vào ổ đó Thay tấm đập

Thời gian ngừng để sửa chữa là từ 1÷2 ngày

7.3.3.3. Sửa chữa lớn

Tiến hành khi máy làm việc được hơn 10.000 giờ gồm:

Sửa chữa thân máy

Thay toàn bộ các tấm đập Thay tấm chống

Thay trục và gối đỡ Thay các ống lót

Thay lò xo, thân kéo, chêm điều chỉnh

7.4. An toàn lao động trong phân xưởng đậpnghiền nghiền

An toàn lao động là một trong những biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe của công nhân và nâng cao năng suất lao động.

Để đảm bảo an toàn cho người làm việc ở phân xưởng đập nghiền phải thực hiện các qui tắc kỹ thuật an toàn, các định mức vệ sinh công nghiệp như nhiệt độ, độ ẩm, độ chiếu sáng, nồng độ bụi ở nơi làm việc.

Các tiêu chuẩn về độ chiếu sáng thực hiện thông qua việc bố trí các đèn điện ở nhà sản xuất. Các tiêu chuẩn về nồng độ bụi được bảo đảm bằng cách thực hiện bằng các biện pháp khử bụi như phun nước vào vật liệu, bao kín các nguồn sinh bụi và dùng quạt gió đẩy bụi đến bộ phận thu bụi ... Tùy theo tính chất của loại vật liệu nồng độ bụi cho phép ở trong khoảng từ 0,3÷10mgam/m3

Để bảo đảm an toàn và thuận tiện cho việc vận hành, sửa chữa thiết bị thì sân công tác phải đủ rộng để thợ vận hành, thợ sửa chữa làm việc và đủ chỗ để đặt phụ tùng dự trữ và các chi tiết máy tháo dở ra khi sửa chữa, phần diện tích công tác cao hơn sàn nhà từ 0,3m trở lên phải có hàng rào chắt chắn, cao hơn 1 m bao quanh, chân rào có bờ cao ít nhất là 180mm.

Các ống và máng vận chuyển phải luồng sâu hoặc đặt ở độ cao tối thiểu là 2,2m so với mặt sàn. Trong các phân xưởng phải bố trí cầu trục hoặc palăng để vận chuyển và nâng hạ các chi tiết nặng khi lắp ráp hoặc sửa chữa, thay thế.

Các phần chuyển động và chỗ nguy hiểm của máy phải được che kín, cụ thể là các bộ phận truyền động

và dẫn động của tất cả các máy, phiểu chất khoáng và miệng cấp khoáng của các máy đập và máy nghiền, tang quay của máy cấp liệu và băng tải dọc chiều băng tải phải có thành chắn ở 2 bên.

Chiều rộng của lối đi chính trong phân xưởng phải lớn hơn 1,5m. chiều rộng lối đi quanh các máy lớn và phải quan sát cẩn thận khi vận hành. Lối đi quanh các thiết bị khác cần lớn hơn 1m. khoảng cách giữa các phần tĩnh của các thiết bị cần lớn hơn 600mm.

Các thiết bị mở máy cần đặt ở chỗ mà khi công nhân vận hành đóng mở máy có thể nhìn bao quát toàn bộ diện tích làm việc, và phải ở gần lối đi dẫn đến các máy. Khi bố trí các thiết bị khởi động tập trung thì chỉ được mở máy khi đã nhận được tín hiệu của người vận hành máy. Nút ấn để dừng máy phải đặt ở gần máy.

Nội qui an toàn được xác định cụ thể cho từng vị trí làm việc. Công nhân phải nghiên cứu và thực hiện đầy đủ các điều ghi ở bản nội qui đó. Các nhân viên an toàn, các độ trưởng tổ trưởng sản xuất có trách nhiệm giám sát và đôn đốc thực hiện.

KẾT LUẬN

Sau hơn 3 tháng làm việc được sự hướng dẫn tận tình của thầy cô trong Khoa cơ khí em đã hoàn thành nhiệm vụ thiết kế theo đúng thời gian yêu cầu.

Trong khi thực hiện thiết kế, em đã kết hợp các lý thuyết về nghiền trong các tài liệu về vật liệu xây dựng, các kiến thức cơ khí chuyên môn đã học và thực tế sản xuất ở các cơ sở gia công đá trong khu vực Đà Nẵng. Dây chuyền nghiền đá xây dựng với máy nghiền có công suất N=33KW thích hợp với các cơ sở sản xuất vừa và lớn. Kết cấu máy đơn giản, điều kiện vận hành bảo quản dễ dàng, với trang thiết bị sẵn có ở các nhà máy cơ khí địa phương cho phép chúng ta có thể sản xuất được máy này để cung cấp cho các nhà máy công trường. Vì khả năng có hạn, kiến thức thực tế còn ít, thời gian ngắn nên đồ án không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự đóng góp của thầy cô.

Một lần nữa em xin chân thành tỏ lòng biết ơn thầy cô hướng dẫn, các thầy cô trong Khoa cơ khí đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em được hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Đà Nẵng, ngày .... tháng 05 năm 2002

MỤC LỤC

Trang LỜI NÓI ĐẦU...01 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ VẬT LIỆU ĐÁ VAÌ QUÁ TRÌNH

KHAI THÁC ĐÁ...02 1.1. . Giới thiệu về vật liệu đá và đá dăm dùng trong sản xuất

...các cấu kiện bê tông và làm đường sá 02

1.2. Giới thiệu về quá trình và thiết bị khai thác và gia công

...vật liệu đá và đá dăm 06

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA

QUÁ TRÌNH ĐẬP NGHIỀN...09 2.1. ...Mục đích và ý nghĩa của đập nghiền 09

2.2. ...Các phương pháp đập nghiền 10

2.3. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật...12 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG ÁN ĐẬP NGHIỀN VAÌ

LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN HỢP LÝ...22 3.1. Phân loại chung...22 3.2. Các loại máy nghiền trong công nghiệp vật liệu xây dựng...22

3.3. Giới thiệu một số máy cở thô...24

3.4. Chọn phương án thiết kế...30

3.5. Cấu tạo máy nghiền má...31

CHƯƠNG 4: TÍNH CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT MÁY...35

4.1. Tính góc ngoạm của má động...35

4.2. Số vòng quay của trục lệch tâm...38

4.3 Xác định năng suất máy...41

4.4. Tính công suất động cơ điện...45

4.5. Tính lực nghiền tác dụng lên ma...46

CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH ĐỘNG HỌC VAÌ ĐỘNG LỰC HỌC48 5.1. Xác định kích thước động học...48

5.2. Phân tích động học cơ cấu...52

5.3. Tách cơ cấu thành nhóm ATXUA...57

CHƯƠNG 6: TÍNH TOÁN CÁC CHI TIẾT CHỦ YẾU...61

6.1. Chọn động cơ điện...61

6.2. Chọn công suất và số vòng quay động cơ...62

6.3. Thiết kế bộ truyền đai...64

6.4. Tính toán và thiết kế trục lệch tâm...70

6.5. Thiết kế gối đỡ trục...76

6.6. Tính sức bền má động...80

6.7. Tính tấm đẩy...83

6.8. Lựa chọn chọn thân máy...86

6.9. Lựa chọn các tấm lót...86

CHƯƠNG 7: HƯỚNG DẪN VAÌ SỬ DỤNG...87

7.1. Các thông số kỹ thuật của máy...87

7.2. Lắp ráp và vận hành máy...87

7.3. Sửa chữa máy...89

7.4. An toàn lao động trong phân xưởng đập nghiền93 KẾT LUẬN...95

TAÌI LIỆU THAM KHẢO

1. Thiết kế chi tiết máy

Tác giả: Nguyễn Trọng Hiệp - Nguyễn Văn Lãm NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội 1979

2. Nguyên lý máy

Tác giả: Đinh Gia Tường - Bùi Xuân Liên

NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp 1970 3. Máy nâng chuyển

Tác giả: Phạm Phú Lý - Trần Thế Vinh 4. Đập nghiền khoán sản

Tác giả: Nguyễn Bơi - Trương Cao Suyển - Kiều Cao Thăng

NXB Công nhân kỹ thuật Hà Nội 1985

Một phần của tài liệu Thiết kế máy nghiền má 3 (Trang 27 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w