Do phát triển nóng nên nguồn nhân lực cung cấp cho thị trường logistics tại Việt Nam hiện nay trở nên thiếu hụt trầm trọng.Tại các cơ sở đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng. Theo đánh giá của VIFFAS chương trình đào tạo về logistics còn yếu và nhỏ lẻ (khoảng 15-20 tiết học trong môn vận tải và bảo hiểm ngoại thương), chủ yếu đào tạo nghiên về vận tải biển và giao nhận đường biển. Tại các trường đại học Kinh tế, trong chương trình quản trị sản xuất (operation management-OM) có trình bày sơ lược về quản trị dây chuyền cung ứng (supply chain management-SCM) và quản trị vật tư, như một phần của môn vận trù học. Nghiệp vụ logistics trong giao nhận hàng không chưa được xây dựng thành môn học, chưa có trường đại học nào đào tạo hay mở những lớp bồi dưỡng ngắn hạn. Với thời lượng môn học như vậy, bài giảng chỉ tập trung giới thiệu những công việc trong giao nhận, quy trình và các thao tác thực hiện qua các công đoạn. Chương trình tương đối lạc hậu, giảng dạy theo nghiệp vụ giao nhận truyền thống là chủ yếu. Các kỹ thuật giao nhận hiện đại ít được cập nhật hóa như vận tải đa phương thức, kỹ năng quản trị dây chuyền chuỗi cung ứng, các khái niệm mới như “one stop shopping”, Just in time (JIT-Kanban)… Tính thực tiễn của chương trình giảng dạy không cao, làm cho người học chưa thấy hết vai trò và sự đóng góp của logistics, giao nhận vận tải trong nền kinh tế.
Về phía Hiệp hội: trong thời gian qua VIFFAS đã và đang kết hợp với các hiệp hội giao nhận các nước ASEAN (AFFA), các chương trình của Bộ Giao thông vận tải, tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ giao nhận, gom hàng đường biển, liên kết với trường Cao đẳng Hải quan mở lớp đào tạo về đại lý khai quan, cấp bằng, chứng chỉ cho các hội viên tại TP.HCM, Đà Nẵng và Hà Nội. Về giao nhận hàng không, trước kia, hiệp hội vận tải hàng không quốc tế - IATA thông qua Vietnam Airlines đã tổ chức được một số lớp học nghiệp vụ và tổ chức thi cấp bằng IATA có giá trị quốc tế. Hiện nay, chương trình này vẫn không tiến triển do tính không chính thức, số lượng người tham gia
hạn chế, chỉ mang tính nội bộ và chưa có tổ chức bài bản trong chương trình đào tạo của hiệp hội. Hiện nay, mỗi năm VIFFAS tổ chức được 1-2 khóa nghiệp vụ, quy mô này là chưa tương xứng với nhu cầu hiện tại và tương lai của các hội viên và ngoài hội viên. VIFFAS hiện chưa thực hiện được chương trình đào tạo và tái đào tạo khởi xướng bởi FIATA và AFFA hàng năm. Theo chúng tôi, đây là chương trình rất phù hợp với ngành nghề logistics và có phần tài trợ của FIATA theo đề nghị của từng quốc gia và hiệp hội của quốc gia đó.
Tóm lại, đánh giá khả năng phát triển Logistics - một công nghệ kinh doanh mới, tiên tiến đòi hỏi phải dựa vào nhiều tiêu chí. Qua phân tích trên đây cả về khách quan cũng như chủ quan, những yêu cầu đặt ra với hoạt động của Logistics, chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng Việt Nam có đầy đủ điều kiện và cơ hội đi sâu vào khai thác Logistics - "Lục địa đen của nền kinh tế" - lĩnh vực hứa hẹn nhiều thành công.
1.3.Xu hướng phát triển dịch vụ Logistics trên thế giới.
Những năm gần đây,xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.Bất kỳ một nền kinh tế nào hay một ngành nghề nào không kể qui mô,mới cũ muốn tồn tại và phát triển thì phải chấp nhận và tích cực tham gia vào xu thế mới này.Bởi toàn cầu hóa có những ưu điểm không thể phủ nhận là làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động và vững chắc hơn.Toàn cầu hóa làm cho giao thương giữa các quốc gia trở nên mạnh mẽ và từ đó kéo theo những nhu cầu mới về vận tải,kho bãi,các dịch vụ phụ trợ…Logistics cũng không nằm ngoài quy luật phát triển đó,và bước phát triển tất yếu –Logistics toàn cầu(Global Logistics) đã hình thành.Vì các tập đoàn,công ty phục vụ cho nhiều thị trường ở các nước khác nhau,nên phải thiết lập hệ thống Logistics toàn cầu để cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng.
Toàn cầu hóa nền kinh tế càng sâu rộng thì tính cạnh tranh càng gay gắt trong mọi lĩng vực của cuộc sống.Trong lĩnh vực Logistics cũng vậy,để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng,thì ngày càng có nhiều nhà cung cấp dịch vụ Logistics ra đời và cạnh tranh quyết liệt với nhau.Để đáp ứng nhu cầu cung ứng vật liệu,phân phối sản phẩm người ta luôn tự hỏi :Nên tự làm hay đi mua dịch vụ?Và mua của ai?Do đó,bên cạnh những hãng sản xuất có uy tín đã gặt hái thành quả to lớn trong họat động kinh doanh nhờ khai thác tốt hệ thống Logistics của chính mình như : Procter & Gamble,Spokeane Company,Ladner Building Products… thì tất cả các công ty vận tải,giao nhận cũng nhanh chóng chớp thời cơ phát triển và trở thành những nhà cung cấp dịch vụ Logistics hàng đầu thế giới với hệ thống Logistics toàn cầu như : Maesk Logistics,NYK Logistics,APL Logistics,MOL Logistics…
Sử dụng nhà cung cấp dịch vụ Logistics là 1 xu hướng khá thịnh hành vì việc này sẽ làm cho quá trình sản xuất và phân phối của Doanh nghiệp trở nên nhanh chóng,tiết kiệm và chuyên nghiệp hơn.Những nhà cung cấp dịch vụ Logistics không chỉ đơn thuần là người cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức mà còn là người tổ chức các dịch vụ khác như : quản lý kho hàng ,bảo quản hàng trong kho,thực hiện các đơn đặt hàng,tạo thêm giá trị gia tăng cho hàng hóa bằng cách lắp ráp,kiểm tra chất lượng trước khi gửi đi,đóng gói bao bì,ghi ký mã hiệu,dán nhãn,phân phối cho các điểm tiêu thụ,làm thủ tục xuất nhập khẩu…Cách mạng trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã làm thay đổi sâu sắc bộ mặt của nhiều ngành,nhiều lĩnh vực,trong đó có Logistics.Chính nhờ những tiến bộ của công nghệ thông tin mà Logistics đã phát triển lên một nấc thang mới.Giờ đây chỉ cần ngồi tại một trung tâm Logistics ,nhờ mạng máy tính bạn có thể biết được hàng của mình đang ở đâu?Trong tình trạng nào?Và cũng nhờ công nghệ thông tin bạn có thể tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể trong hoạt động Logistics.
Trong bối cảnh nêu trên,các nhà cung cấp dịch vụ Logistics trên thế giới đang tích cực phấn đấu phát huy những điểm mạnh,khắc phục những điểm
yếu và nắm bắt cơ hội,vượt qua thử thách bằng những chiến lược phát triển cho riêng mình,nhưng tựu chung lại theo những hướng chính sau :
-Phát triển các dịch vụ làm tăng giá trị gia tăng. -Đẩy mạnh họat động marketing Logistics -Không ngừng làm mới các hoạt động Logistics
-Thiết kế mạng lưới phân phối ngược,thực hiện quản lý việc trả lại hàng cho nhà phân phối,nhà sản xuất hoặc người bán hàng.
-Phát triển mạnh thương mại điện tử,coi đây là 1 bộ phận quan trọng của Logistics
-Ứng dụng những thành tựu mới của công nghệ thông tin
-Không ngừng cải tiến bộ máy quản lý,tích cực đào tạo nhân viên trong các công ty Logistics
1.4.Khái quát về dịch vụ Logistics ở Việt Nam. 1.4.1.Thực trạng dịch vụ Logistics ở Việt Nam.
Trong những năm gần đây, ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam đã và đang phát triển rất nhanh chóng, từ một vài doanh nghiệp giao nhận quốc doanh của đầu thập niên 90 đến nay đã có hơn 900 công ty được thành lập và hoạt động từ Nam, Trung, Bắc. Theo thông tin từ Sở kế hoạch đầu tư TP.HCM thì trung bình mỗi tuần có một công ty giao nhận, logistics được cấp phép hoạt động hoặc bổ sung chức năng logistics. Sự phát triển ồ ạt về số lượng các công ty giao nhận, logistics trong thời gian qua là kết quả của Luật doanh nghiệp sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1-1-2000 với việc dở bỏ rất nhiều rào cản trong việc thành lập và đăng ký doanh nghiệp. Hiện nay, đối với doanh nghiệp làm dịch vụ giao nhận, logistics tại Việt Nam, vốn và trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, ngay cả các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn của ngành cũng không còn là rào cản nữa và lợi nhuận biên (profit margin), lợi nhuận trên vốn tương đối cao (theo các thống kê ở mức trung bình ngành vào khoảng 18- 20%). Cứ theo đà này thì trong vài năm nữa Việt Nam sẽ vượt cả Thái Lan
(1100 công ty), Singapore(800), Indonesia, Philipin (700-800) về số lượng các công ty logistics đăng ký hoạt động trong nước. Các công ty giao nhận nước ngoài, mặc dù các quy định về pháp luật Việt Nam chưa cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, bằng cách này, cách nọ cũng thành lập chừng vài chục doanh nghiệp, chủ yếu tại TP.HCM.
Dịch vụ logistics ở Việt Nam, chiếm khoảng từ 15-20% GDP.
Theo thông lệ quốc tế, giá trị dịch vụ Logistics (trong nghĩa hẹp chỉ bao gồm giao nhận - kho vận) chiếm từ 15% đến 20% của tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của mô ̣t quốc gia.
Thống kê cho thấy:
- Quy mô tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2005 là 71 tỷ USD, giá trị dịch vụ Logistics xấp xỉ 10.6 tỷ USD.
- Quy mô tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2006 là 84 tỷ USD, giá trị dịch vụ Logistics xấp xỉ 14.2 tỷ USD.
- Quy mô tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2007 là 109 tỷ USD, giá trị dịch vụ Logistics xấp xỉ 20 tỷ USD.
-Quy mô tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2008 là 143,4 tỷ USD,giá trị dịch vụ Logistics khoảng 28 tỷ USD.
Riêng năm 2006 lươ ̣ng hàng qua các cảng biển Viê ̣t nam là 153 triê ̣u tấn với tốc đô ̣ tăng trưởng so với năm 2005 lên tới 19,4%, trong đó 82% khối lươ ̣ng hàng hoá xuất nhâ ̣p khẩu là do các hãng Logistics nước ngoài cung cấp di ̣ch vu ̣.
Năm 2007 lươ ̣ng hàng qua các cảng biển Viê ̣t Nam là 197 triê ̣u tấn với tốc đô ̣ tăng trưởng so với năm 2006 lên tới 28.7%, trong đó 84.3% khối lượng hàng hoá xuất nhâ ̣p khẩu là do các hãng Logistics nước ngoài cung cấp di ̣ch vu ̣.
Một số liệu cho thấy tầm quan trọng của ngành dịch vụ đầy tiềm năng này. Năm 2008, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam khoảng 143 tỉ USD. Theo dự báo, nếu tính tỷ trọng dịch vụ logistics chiếm trong kim ngạch
xuất nhập khẩu - thường vào khoảng 15% - thì kim ngạch logistics sẽ đạt 30 tỉ USD. Trong mười năm tới, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ước đạt tới 200 tỉ USD/năm và do đó tiềm năng phát triển dịch vụ logistics Việt Nam là rất lớn.
Với doanh số lên đến con số tỉ USD, dịch vụ logistics đang hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài và thực tế họ đang kinh doanh rất sôi động tại Việt Nam. Hầu hết các tập đoàn logistics lớn trên thế giới đã có mặt tại nước ta và theo cam kết gia nhập WTO, các công ty logistics 100% vốn nước ngoài sẽ được phép hoạt động tại Việt Nam trong thời gian tới.
Dịch vụ được xem là tâm điểm của sự phát triển kinh tế thương mại này tuy đã xuất hiện nhiều năm tại nước ta nhưng vẫn còn manh mún, phân tán và hoạt động kém hiệu quả. Theo Cục Hàng hải Việt Nam, lĩnh vực quan trọng nhất trong logistics là vận tải biển thì doanh nghiệp trong nước mới chỉ đáp ứng chuyên chở được 18% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Điều này thực sự là một thua thiệt lớn cho doanh nghiệp trong nước khi hiện nay có đến 90% hàng hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển. Theo thống kê, hiện nay các doanh nghiệp tư nhân chiếm khoảng 80% tổng số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics, song phần lớn đều có quy mô nhỏ, thậm chí có đơn vị chỉ đăng ký từ 300 đến 500 triệu đồng với năm ba nhân viên kể cả người phụ trách, do vậy chỉ đáp ứng được những công việc đơn giản cho vài khách hàng. Mặt khác, để ký vận đơn vào Mỹ thì phải ký quỹ 150.000 USD, trong khi đó nhiều doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa từng bộ phận đã hình thành các công ty cổ phần có vốn khoảng 5 tỉ đồng (tương đương trên 30.000 USD). Với quy mô vốn này thì không thể chen chân được vào thị trường logistics thế giới.
Hầu như chưa có doanh nghiệp nào đủ sức tổ chức, điều hành toàn bộ quy trình hoạt động logistics. Một điểm yếu khác của doanh nghiệp Việt Nam là thiếu nguồn nhân lực được đào tạo chuyên nghiệp, có kinh nghiệm và hiểu
biết luật pháp, không chỉ luật pháp Việt Nam mà còn phải am hiểu sâu sắc và vận dụng hiệu quả luật pháp, tập quán thương mại quốc tế.
Một điều đáng buồn là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trong nước tuy quy mô nhỏ, manh mún nhưng lại chưa biết liên kết lại, mà kinh doanh theo kiểu chụp giật, cạnh tranh thiếu lành mạnh, thi nhau hạ giá dịch vụ để giành được hợp đồng. Và chủ yếu là hạ giá thành thuê container, điều này chỉ có các doanh nghiệp trong nước bị thiệt, còn doanh nghiệp nước ngoài là những người chủ tàu sẽ đóng vai trò ngư ông đắc lợi. Một thực tế khác là trong khi các doanh nghiệp của ta còn đang mải “đá nhau” thì các tập đoàn hàng hải lớn trên thế giới như APL, Mitsui OSK, Maerk Logistics, NYK Logistics..., những tập đoàn hùng mạnh với khả năng cạnh tranh lớn, bề dày kinh nghiệm và nguồn tài chính khổng lồ với hệ thống mạng lưới đại lý dày đặc, hệ thống kho hàng chuyên dụng, dịch vụ khép kín trên toàn thế giới, mạng lưới thông tin rộng khắp, trình độ tổ chức quản lý cao, đã và đang từng bước xâm nhập, củng cố, chiếm lĩnh thị trường trong nước.
Ví dụ khi nhà máy Canon ở Quế Võ, Bắc Ninh chào dịch vụ logistics trọn gói vận chuyển phân phối sản phẩm thì NYK Logistics, LOGITEM, MOL Vietnam, Dragon Logistics đều tham gia đấu thầu. Cuối cùng doanh nghiệp thắng là doanh nghiệp chào giá dưới giá thành ở công đoạn chuyên chở bằng xe tải nặng và lấy giá vận tải biển bù lại. Như vậy, các doanh nghiệp không có tàu biển chắc chắn phải chịu thua độc chiêu này.
Việc phát triển dịch vụ logistics của các Cty giao nhận vận tải Việt Nam có một số yếu kém sau:
* Mạng lưới hoạt động chủ yếu bó hẹp ở thị trường nội địa
Các Cty kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải Việt Nam phần lớn tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ;… mạng lưới hoạt động của các Cty này chủ yếu là thị trường trong nước và cũng chỉ đáp ứng được khoảng ¼ nhu cầu thị trường. Và cho đến nay, kể cả các DN lớn của Việt Nam vẫn chưa có khả năng thành lập các chi nhánh, đại lý ở
nước ngoài, thậm chí là ở các nước láng giềng như Lào, Căm-pu-chia, Trung Quốc… Chính vì thế, việc khai thác nguồn hàng hay việc gửi và nhận hàng từ nước ngoài về, các DN giao nhận vận tải Việt Nam chủ yếu thông qua mối quan hệ đại lý với các tập đoàn logistics quốc tế. Điều này sẽ là trở ngại cho việc phát triển logistics của các Cty định hướng kinh doanh dịch vụ logistics toàn cầu.
* Chủ yếu cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải truyền thống mà chưa thực sự phát triển dịch vụ logistics
Thực tế hiện nay, các Cty giao nhận vận tải Việt Nam có khả năng cung cấp các loại hình dịch vụ sau: dịch vụ giao nhận vận tải nội địa và phân phối hàng, dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa XNK, dịch vụ phân loại và đóng gói bao bì hàng hóa, dịch vụ gom hàng lẻ, dịch vụ kho bãi, dịch vụ đại lý cho các hãng giao nhận và logistics quốc tế, dịch vụ vận tải đa phương thức (hiện đã có Vietfracht và Viettrans triển khai dịch vụ vận tải đa phương thức và phát hành vận đơn vận tải đa phương thức)… Có thể nói rằng kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải ở Việt Nam đã phát triển nhưng còn nhiều bất cập. Đó là