Nguồn: NCS tổng hợp
CĐTĐL được thành lập trong vai trị một cơ quan trực thuộc BCT, có chức năng điều tiết TTĐ hoạt động để hạn chế độc quyền tự nhiên, không biến độc quyền nhà nước thành độc quyền DN, tác động vào các hoạt động điện lực và TTĐ nhằm bảo đảm cung cấp điện an toàn, ổn định, chất lượng, sử dụng điện tiết kiệm, có hiệu quả và bảo đảm tính cơng bằng, minh bạch, đúng quy định của pháp luật. Trong thể chế quản lý và điều tiết thị trường, vai trò của cơ quan điều tiết trung ương là rất quan trọng. CĐTĐL được hình thành trên mơ hình cơ quan điều tiết trung ương, thực hiện các chức năng quản lý nhà nước và điều tiết TTĐ. Các nhiệm vụ chủ yếu của CĐTĐL bao gồm xây dựng và điều tiết TTĐ, tham mưu trong điều tiết giá điện và giám sát cân bằng cung - cầu điện.
3.1.3.2. Cơ chế quản lý - điều tiết thị trường điện lực
Cơ chế quản lý - điều tiết TTĐ được thể hiện qua hệ thống các quy định ban hành bởi các cơ quan quản lý nhà nước và thể chế quản lý, điều tiết vận hành thị trường. Hệ thống các quy định đã được ban hành tương đối có hệ thống và chặt chẽ, thống nhất từ Luật, Nghị định, Thông tư đến các Quyết định liên quan. CĐTĐL được giao nhiều nhiệm vụ để thực hiện chức năng điều tiết TTĐ nhưng có thể thấy, CĐTĐL hiện có thẩm quyền hoặc quyền hạn trực tiếp với các nhiệm vụ về điều tiết hoạt động điện lực và TTĐ, bao gồm: ban hành các loại khung giá và phí của hoạt động điện lực;
phê duyệt HĐMBĐ song phương có thời hạn; kiểm tra, giám sát tình hình cung cấp điện và điều hành hệ thống điện để đảm bảo cân bằng cung - cầu điện; điều tiết hoạt động của TTĐ và một số nhiệm vụ khác.
3.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG ĐIỆN LỰC TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2015
Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng sản xuất và sử dụng năng lượng nói chung và điện năng nói riêng cao nhất ở khu vực Đông Nam Á. Sự tăng trưởng này gắn liền với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong hơn hai thập kỷ qua. Về cơ bản chúng ta vẫn duy trì được cân bằng cung cầu năng lượng và an ninh năng lượng với nguồn tài nguyên và dự trữ năng lượng tích cực, bao gồm nguồn năng lượng hóa thạch, nguồn NLTT và thủy điện.
3.2.1. Nhu cầu điện năng
Tổng nhu cầu tiêu thụ điện tăng tại Việt Nam năm 2017 là 176.49 tỷ kWh, so với mức 98.53 tỷ kWh năm 2011. Tốc độ tăng trưởng bình quân điện thương phẩm giai đoạn 2011 – 2017 là 11.96%/năm, cao gấp 1.97 lần so với tăng trưởng GDP. Mức tăng của tiêu thụ điện có sự tương quan chặt chẽ với tốc độ tăng trưởng GDP trong cùng kỳ.
Hình 3.4: Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm giai đoạn 2005-2017
Nguồn: [24, 26]
3.2.1.1. Các nhóm khách hàng chính
Ngành điện hiện đang đáp ứng nhu cầu tiêu dùng điện đối với năm nhóm khách hàng chính: hộ tiêu dùng cơng nghiệp - xây dựng, hộ tiêu dùng nông nghiệp, hộ tiêu dùng thương mại - dịch vụ, hộ tiêu thụ quản lý và tiêu dùng dân cư, cịn lại là nhóm các hoạt động khác.
Bảng 3.1: Cơ cấu nhu cầu tiêu thụ điện theo các ngành, lĩnh vực
STT Danh mục 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng Điện thương phẩm 85,586 94,658 105,474 115,283 128,435 143,340 159,45 (GWh)
Cơ cấu Điện Tiêu thụ (%)
1 Nông nghiệp 1.1 1.1 1.2 1.3 1.5 1.7 2.3
2 Công nghiệp - xây dựng 51.9 52.9 52.4 52.7 53.9 53.4 53.5 3 Thương mại & K/sạn, 4.6 4.6 4.7 4.7 4.8 5.2 5.5
Nhà hàng
4 Quản lý & Tiêu dùng dân 37.6 36.4 36.7 36.4 35.6 35.4 34.4 cư
5 Các hoạt động khác 4.9 5.0 5.0 4.9 4.3 4.3 4.2
Nguồn: [24, 37].
Trong số các nhóm khách hàng, khu vực Công nghiệp - xây dựng và Quản lý & Tiêu dùng - dân cư, lần lượt chiếm 53.5% và 34.4% tổng tiêu thụ điện tồn quốc (2016). Đây cũng chính là các khu vực đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng nhu cầu điện của Việt Nam. Giai đoạn 2006-2010, cơ cấu tiêu thụ điện theo xu hướng giảm dần tỉ trọng điện dùng cho quản lý và tiêu dùng dân cư. Tuy nhiên trong suốt giai đoạn 2010-2016, tỷ trọng điện dùng cho công nghiệp-xây dựng hầu như giữ nguyên ở mức 53%, trong khi đó tỷ trọng điện tiêu thụ cho dân dụng giảm dần từ 37,6% năm 2010 xuống còn 34.4% năm 2015.
Đối với ngành công nghiệp - xây dựng: Tốc độ tăng bình qn điện tiêu thụ
cho ngành cơng nghiệp và xây dựng giai đoạn 2006-2010 là 15.8%/năm, tuy nhiên sang giai đoạn 2011-2016 tốc độ tăng bình qn đã giảm mạnh chỉ cịn khoảng 11.5%/năm [80]. Nhóm khách hàng này chủ yếu là các phụ tải khu công nghiệp, khu chế xuất, các nhà máy lớn, trong các hoạt động xây dựng, đặc trưng bởi quy mơ tiêu thụ lớn và trong dài hạn có xu hướng tăng trưởng cao hơn các khu vực khác
Đối với khu vực dân dụng: Trong giai đoạn 2006-2010, nhu cầu sử dụng điện cho
dân dụng tăng trưởng ở mức bình quân 10.1%/năm. Sang giai đoạn 2011-2016, tốc độ tăng trưởng điện cho dân dụng giảm hơn so với giai đoạn trước, mức tăng trưởng bình quân là 9.6%/năm. Đây cũng là loại hộ tiêu có tỷ trọng lớn trong cơ cấu tiêu thụ điện của Hệ thống điện Việt Nam, chủ yếu cung cấp cho các hộ tiêu thụ điện gia đình, các cơ quan hành chính, quản lý… [15]. Sử dụng điện trong các hộ tiêu dùng dân dụng có xu hướng tăng lên do thu nhập và mức sống các hộ gia đình ngày càng tăng;
Tiêu thụ điện trong ngành nơng nghiệp: Điện cho nông nghiệp là thành phần
phục vụ tưới, tiêu, sản xuất nông, lâm nghiệp, sản xuất nhỏ ở nông thôn... Tỉ trọng tiêu thụ điện ngành này dao động trong khoảng từ 1.1-1.7%. Nhìn chung, điện tiêu thụ cho nơng nghiệp có liên hệ chặt chẽ với điều kiện thời tiết và mùa vụ các ngành nông, lâm nghiệp;
Tiêu thụ điện cho thương mại, khách sạn, nhà hàng, các hoạt động khác: Đây là thành phần có tỉ trọng khơng lớn trong cơ cấu tiêu thụ điện, tỉ trọng này dao động trong khoảng từ 8-10%. Nhóm khách hàng này có tốc độ tăng trưởng bình qn cao trong giai đoạn 2006 - 2010 ở mức khoảng 12.5%/năm. Tuy nhiên trong giai đoạn 2011 - 2016, tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện năng của khu vực này giảm xuống mức 11%/năm.
3.2.1.2. Cơ cấu tiêu thụ điện theo vùng địa lý
Số liệu thống kê nêu tại [26] cho thấy miền Nam và miền Bắc hiện đang là khu vực tiêu thụ điện trọng điểm (chiếm 91.07% tổng nhu cầu). Trong số các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là các khách hàng tiêu thụ điện lớn nhất của ngành điện. Sản lượng điện tiêu thụ tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thậm chí cịn cao hơn so với tiêu thụ điện của toàn bộ miền Trung năm 2016.
3.2.1.3. Diễn biến của tiêu thụ điện theo các chu kỳ thời gian
Trong thực tế, lưu trữ điện năng của toàn bộ hệ thống điện là một việc gần như không khả thi, các hệ thống điện được thiết kế để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện biến thiên theo thời gian. Do đó đối với sản phẩm điện năng, việc nắm rõ được quy luật tiêu thụ và sử dụng điện của khách hàng theo các chu kỳ thời gian là rất quan trọng. Các chu kỳ thường được xem xét là ngày, tuần, tháng, mùa và năm. Tại Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ điện theo thời gian thường có một số đặc điểm như sau:
Đối với chu kỳ năm: giai đoạn đầu năm cho đến tháng 6 là mùa cao điểm tiêu
thụ điện do hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh đều đã đi vào vận hành ổn định. Đây là thời điểm mùa khơ, nóng ở khu vực miền Nam khiến tiêu thụ điện tại khu vực dân cư tăng cao. Mặc khác, do là mùa khô nên khả năng sản xuất của hệ thống thủy điện bị hạn chế, gây áp lực lớn lên nguồn cung điện toàn quốc. Nhu cầu điện sẽ giảm dần cho đến cuối năm do bắt đầu bước vào mùa mưa, thời tiết bớt khô hạn, các hồ thủy điện phía nam bắt đầu có nước về giúp giảm tải cho toàn bộ hệ thống.
Đối với chu kỳ tuần: nhu cầu điện trong các ngày làm việc trong tuần sẽ cao hơn
Đối với chu kỳ ngày: trong ngày, nhu cầu điện có sự dao động lớn giữa các giờ
và có chênh lệch tương đối lớn giữa giờ cao điểm (đầu giờ sáng 8h-11h và tối vào 18 - 20h) và giờ thấp điểm, giữa ngày và đêm. Cơng suất tiêu thụ điện bình qn ban đêm chỉ bằng 52 - 65% cơng suất tiêu thụ điện vào ban ngày. Diễn biến thay đổi nhu cầu trong ngày diễn ra rất nhanh chóng và có thể gây khó khăn cho cơng tác điều độ khi huy động đủ nguồn để đáp ứng phụ tải.
3.2.2. Sản xuất điện năng
Nguồn cung điện năng của Việt Nam trong giai đoạn từ 2005 trở lại đây được duy trì mức tăng trưởng cao. Năm 2016, cơng suất cực đại đạt mức 31,731 MW; điện sản xuất tăng 3.8 lần so với năm 2005 và tăng gấp hai lần so với năm 2010, đạt 176.99 tỷ kWh (2016). Tổng công suất đặt nguồn điện năm 2016 đạt 41,424 MW (tăng 1,8 lần so với năm 2011) đứng thứ 2 trong các nước ASEAN (sau Indonesia). Xét theo 3 miền: miền Trung có tốc độ tăng trưởng bình qn cơng suất cực đại cao nhất đạt 11.8%/năm, miền Bắc và miền Nam đạt 11.2% và 9.8%/năm.
Diesel + TĐN + Điện
Hình 3.5: Cơ cấu cơng suất nguồn điện tại Việt Nam năm 2016
Nguồn: [26]
Cơ cấu nguồn điện cũng có sự thay đổi đáng kể, theo đó, tỉ trọng nguồn thủy điện có xu hướng giảm dần, trong khi nguồn nhiệt điện than, khí tăng dần và bước đầu có sự tham gia của nguồn NLTT. Giai đoạn 2011-2016 tổng công suất đặt nguồn điện tồn quốc tăng bình qn 12.8%/năm, cao hơn mức tăng trưởng phụ tải cực đại cùng giai đoạn (9.6%/năm) [26]. Trong cùng kỳ, điện sản xuất tăng bình quân 9.8%/năm, thấp hơn mức tăng trưởng điện thương phẩm (10.6%/năm). Nhìn chung hệ thống điện Việt Nam được vận hành khá an toàn, tin cậy, đảm bảo cung cấp điện cho TTĐ. Hầu hết các nhà
máy đều mới được xây dựng và đi vào hoạt động với thời gian chưa lâu, do đó tình trạng thiết bị vẫn cịn khá tốt, các nhà máy làm việc ổn định.
3.2.2.1. Đặc điểm các nguồn phát điện của Việt Nam
Nguồn thủy điện: Thủy điện là một trong những nguồn điện truyền thống và
giữ vai trò cung cấp chính trong hệ thống điện Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm tới, do nguồn thủy điện đã được khai thác gần hết, cùng với sự phát triển của nhiệt điện than và nhiệt điện khí, tỷ trọng của thủy điện sẽ giảm dần trong cơ cấu tổng nguồn điện sản xuất. Các nhà máy thủy điện có mức độ tự động hóa, thiết bị, cơng nghệ khơng đồng đều. Có nhà máy đã tự động hóa cao như Vĩnh Sơn (thiết bị của hãng Cogelec Pháp), cũng có nhà máy sử dụng hệ thống kích từ thuộc loại hiện đại nhất thế giới như ở Hịa Bình, nhưng cũng có nhà máy cịn thiết bị của những năm 1960. Mức độ tự động hóa tại các nhà máy chưa cao nên biên chế cán bộ cơng nhân cịn khá lớn; trung bình 0.66 người/MW trong khi chỉ số ở các nước phát triển là 0.1 [2].
Nguồn nhiệt điện than: Nhiệt điện than là nguồn điện truyền thống, với ưu
điểm là có cơng suất rất linh hoạt từ nhỏ nhất là khoảng 5 MW đến khoảng 1.500 MW hiện nay và có khả năng chuvển đổi sang nhiệt điện chạy dầu hoặc khí hoặc chu trình hỗn hợp. Việt Nam hiện có 22 nhà máy nhiệt điện than với tổng công suất lắp đặt là 9.000 MW, tổng lượng điện năng sản xuất trung bình năm là 37 triệu kWh. Trong đó một số nhà máy xây dựng từ lâu như: nhiệt điện ng Bí (1963), nhiệt điện Ninh Bình (1974), nhiệt điện Phả Lại 1 (1980) …chủ yếu là các nhà máy nhiệt điện ngưng hơi, sử dụng lị hơi tuần hồn tự nhiên, công suất thấp. Hiện nay, các nhà máy này đều đã được lắp đặt các cơng nghệ mới để xử lý khói thải và đáp ứng được các yêu cầu về đảm bảo cung cấp điện. Gần đây đã có thêm nhiều nhà máy nhiệt điện than mới được đưa vào vận hành, đó là các nhà máy Nghi Sơn 1 (Thanh Hóa) với cơng suất lắp đặt là 600MW, Vũng Áng (600MW), Hải Phịng 2, Mơng Dương 2 (600MW), Vĩnh Tân 2 (1,200MW) và An Khánh 1 (115MW) cung cấp thêm công suất phát điện cho hệ thống.
Nguồn nhiệt điện khí: Các nhà máy nhiệt điện khí có ưu điểm là thời gian xây
dựng nhanh, mức độ phức tạp trong việc vận hành và ô nhiễm môi trường đều thấp hơn nhiệt điện chạy than. Các nhà máy điện hoạt động dạng tuabin khí chu trình đơn và chu trình hỗn hợp. Hầu hết các nhà máy đều có thiết bị cồng nghệ tiên tiến, hiệu suất khá cao. Các nhà máy đều sử dụng hệ thống điều khiển hiện đại chung cho
các hệ thống thiết bị chính. Cơng ty khí Việt Nam (PVGC), một thành viên của Tập đồn Dầu khí Việt Nam chịu trách nhiệm về điều hành khí đốt tự nhiên và chịu trách nhiệm phát triển hệ thống vận chuyển khí, trong vài trường hợp phối hợp với các cơng ty nước ngồi, về thăm dị và khai thác khí. Cơng ty cũng phối hợp với một số nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng các nhà máy nhiệt điện khí.
Nguồn nhiệt điện dầu: Các nhà máy nhiệt điện đốt dầu FO do EVN quản lý
gồm 3 nhà máy nhiệt điện chạy dầu là Công ty nhiệt điện Thủ Đức, Công ty nhiệt điện Cần Thơ và nhà máy nhiệt điện Ơ Mơn. Các nhà máy nhiệt điện chạy dầu có thành phần chi phí nhiên liệu chiếm tỷ trọng rất lớn từ 80% đến trên 90% trong cơ cấu giá thành. Do vậy, nguồn nhiệt điện này bị hạn chế công suất để giảm giá thành sản xuất điện, giảm chi phí mua điện của EVN. Các nhà máy nhiệt điện dầu chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn điện của hệ thống điện Việt Nam.
3.2.2.2. Các đơn vị tham gia sản xuất điện
Lĩnh vực sản xuất điện tại Việt Nam hiện nay đang từng bước có sự tham gia của các DN từ nhiều thành phần khác nhau. Thị trường sản xuất điện có thị phần của Tập đồn Điện lực Việt Nam (EVN) và các công ty thành viên hoặc công ty liên kết của EVN; các đơn vị thuộc các Tập đồn, Tổng Cơng ty nhà nước, các công ty tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài. Thị phần sản xuất điện được trình bày trong Hình 3.6.
Hình 3.6: Thị phần của các doanh nghiệp tham gia sản xuấtđiện tại Việt Nam điện tại Việt Nam
Nguồn: [26]
Chiếm tỉ trọng lớn nhất là nhóm các cơng ty thuộc EVN hoặc có liên quan về sở hữu với EVN, bao gồm các EVN GENCO - là các công ty được thành lập từ
việc tái cơ cấu lại các nhà máy điện trực thuộc của EVN, 3 EVN GENCO được giao trách nhiệm đảm nhận quản lý các nhà máy điện và phần vốn của EVN tại các Công ty phát điện đang hoạt động. Sau khi thành lập các EVN GENCO, EVN chỉ còn quản lý trực tiếp các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu (là những thủy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phịng) như Hịa Bình, Sơn La, Ialy, Trị An, Tuyên Quang.
Nhóm các nhà máy điện độc lập, trong đó có Tổng Cơng ty Điện lực dầu khí (PV
Power) và Tổng cơng ty Điện lực Than – Khống sản Việt Nam (Vinacomin Power Holding Corporation) là hai nhà đầu tư điện độc lập lớn nhất tại Việt Nam. PV Power hiện quản lý danh mục gồm 9 nhà máy điện đang vận hành sản xuất với tổng công suất