CHƢƠNG 3 : KHUYẾN NGHỊ
3.2.7. Phối hợp hài hòa giữa chính sách tỷ giá và chính sách lãi suất
Tỷ giá và lãi suất là hay yếu tố nhạy cảm trong nền kinh tế và là công cụ hữu hiệu của chính sách tiền tệ. Tỷ giá và lãi suất ln có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng lên nhau và cùng tác động lên các hoạt động của nền kinh tế. Sự khập khiễng giữa chính sách tỷ giá và lãi suất có thể gây ra những hậu quả bất lợi như đồng nội tệ mất giá, nguy cơ lạm phát, đầu tư tiền tệ… Vì vậy, trong chính sách kinh tế vĩ mơ, chính sách lãi suất và chính sách tỷ giá phải được điều hành một cách đồng bộ và phù hợp với thực trạng của nền kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Chẳng hạn, vào cuối năm 2009, NHNN thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất 4% đối với các khoản vay VNĐ, trong khi lãi suất huy động USD tại các NHTM không đổi. Kết quả là nhà xuất khẩu găm giữ USD trên tài khoản và tăng cường vay VND để được ưu đãi. Nhà nhập khẩu thay vì vay USD, đã vay VND và mua USD để thanh toán hàng nhập. Cầu vốn VND và cầu USD tăng đột biến, tạo áp lực tăng tỷ giá VND/USD và khan hiếm VND trong nền kinh tế. Nếu lúc này NHNN buộc các NHTM giảm lãi suất huy động USD thì vẫn trong ngắn hạn, điều này sẽ làm các nhà xuất khẩu dịch chuyển tiền USD sang VND, từ đó làm giảm áp lực với tỷ giá và bớt căng thẳng về nguồn vốn tín dụng.
Khi nền kinh tế vượt qua khủng hoảng, theo học thuyết ngang giá lãi suất, chính sách tự do hóa lãi suất địi hỏi cơ chế tỷ giá cũng phải được thiết lập trên quan điểm hệ cung cầu tiền tệ. Chế độ tỷ giá thả nổi được kiểm soát
bằng các giải pháp kinh tế và chính sách tự do hóa lãi suất là giải pháp lâu dài mà NHNN cần thực hiện để điều hành chính sách tiền tệ trong tương lai.