Để đạt được những tiến bộ NC&PT TTNT cần thiết được nêu trong chiến lược này sẽ đòi hỏi dủ lực lượng lao động đủ NC&PT TTNT. Các quốc gia có sự hiện diện mạnh nhất trong NC&PT TTNT sẽ xác lập các vị trí hàng đầu trong tự động hóa của tương lai. Họ sẽ trở thành người dẫn đầu trong các năng lực như sáng tạo và phát triển thuật tốn; khả năng trình diễn; và thương mại hóa. Phát triển chun mơn kỹ thuật sẽ cung cấp cơ sở cho những tiến bộ này.
Trong khi khơng có dữ liệu về lực lượng lao động chính thức TTNT hiện tại, nhiều báo cáo gần đây từ các lĩnh vực thương mại và học thuật đang cho thấy ngày càng thiếu các chuyên gia trong TTNT. Việc cung ứng chuyên gia TTNT hạn chế, trong khi nhu cầu dự kiến sẽ tiếp tục leo thang. Các công ty công nghệ cao đang đầu tư nguồn lực đáng kể vào việc tuyển dụng giảng viên và sinh viên có chuyên môn TTNT. Các trường đại học và các ngành công nghiệp cho biết đang trong trận chiến để tuyển dụng và giữ chân nhân tài TTNT.
Cần nghiên cứu thêm để hiểu rõ hơn về nhu cầu nguồn nhân lực hiện tại và tương lai cho NC&PT TTNT. Dữ liệu là cần thiết để mơ tả tình trạng hiện nay của lực lượng lao động NC&PT TTNT, bao gồm nhu cầu của các viện nghiên cứu, chính phủ, và cơng nghiệp. Các nghiên cứu cần tìm hiểu nguồn cung và nhu cầu nhân lực tại nơi làm việc TTNT, để giúp dự đoán nhu cầu của lực lượng lao động trong tương lai.
KẾT LUẬN
Trí tuệ nhân tạo là cơng nghệ biến đổi có triển vọng mang lại lợi ích to lớn cho kinh tế và xã hội. TTNT có khả năng cách mạng hóa cách thức chúng ta sống, làm việc, học hỏi, khám phá và giao tiếp. Nghiên cứu TTNT có thể tiếp tục là những ưu tiên quốc gia của Hoa Kỳ, bao gồm nâng cao sự thịnh vượng kinh tế, cải thiện cơ hội giáo dục và chất lượng cuộc sống, và tăng cường an ninh quốc gia.
Vì những lợi ích tiềm năng này, chính phủ Hoa Kỳ đã đầu tư vào nghiên cứu AI trong nhiều năm. Tuy nhiên, như với bất kỳ cơng nghệ quan trọng mà chính phủ đã quan tâm, khơng chỉ có những cơ hội to lớn mà cũng có một số cân nhắc phải được xem xét. Mục tiêu cuối cùng của nghiên cứu này là để sản xuất tạo ra kiến thức TTNT mới và các cơng nghệ cung cấp một loạt các lợi ích tích cực cho xã hội, trong khi giảm thiểu các tác động tiêu cực.
Chiến lược 1-6 của kế hoạch này nhằm mục đích xây dựng một khn khổ triển khai NC&PT TTNT để xác định các cơ hội KH&CN và hỗ trợ trợ hiệu quả các đầu tư NC&PT TTNT. Các khuôn khổ thực hiện càn phải xem xét đến các ưu tiên NC&PT của từng cơ quan, dựa trên nhiệm vụ, khả năng, thẩm quyền, và ngân sách. Trong khi đó Chiến lược 7 của kế hoạch tập trung nghiên cứu bối cảnh quốc gia để tạo ra và duy trì một lực lượng lao động hùng hậu trong NC&PT TTNT để giải quyết các thách thức chiến lược NC&PT được nêu ra.
Qua những hành động mạnh mẽ và cụ thể của chính quyền Hoa Kỳ chuẩn bị cho tương lai của TTNT, chúng ta có thể cảm nhận thấy rằng TTNT đang bắt đầu hiện diện phổ cập theo các mức độ khác nhau trong đời sống của các nước tến thế giới. Việc trang bị tâm lý và kiến thức cho người dân là nhiệm vụ cần thiết của các chính phủ để quốc gia khơng bị gạt ra bên lề của cuộc cách mạng mới trong tất cả các lĩnh vực kinh tế và xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. “One Hundred Year Study on Artificial Intelligence (AI100),” Stanford University, accessed August 1, 2016, https://ai100.stanford.edu
2. "National artificial intelligence research and development strategic plan". National Science and Technology Council (NSTC). 10/2016. 3. Preparing for the future of artificial intelligence. National Science and
Technology Council (NSTC), Office of Science and Technology Policy (OSTP). 10/2016
3. Artificial intelligence: opportunities and implications for the future of decision making. Government Office for Science (UK). 2/2016
4. Artificial Intelligence: Opportunities and Risks. Policy paper by the Effective Altruism Foundation, 12/2015
Tổng luận 12-2016