Nhóm giải pháp về tăng cường mối liên kết giữa các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (Trang 152 - 154)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN III : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. MỘT SỐ NHÓM GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH

4.2.4. Nhóm giải pháp về tăng cường mối liên kết giữa các doanh nghiệp

4.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp

Mục tiêu của giải pháp này là nhằm tăng cường mối liên kết giữa các DN CBGXK tỉnh Bình Định để tạo nên sức mạnh tổng hợp trong việc giảm sức ép từ nhà cung cấp nguyên liệu, sức ép từ thị trường, chia sẻ thông tin thị trường và thị trường, hỗ trợ nhau trong việc chiếm lĩnh thị trường, giảm sự cạnh tranh thiếu lành mạnh trong nội bộ ngành.

4.2.4.2. Cơ sở của giải pháp

Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố nội tại cho thấy, yếu tố năng lực tạo lập mối quan hệ, đặc biệt là tiêu chí sự liên kết giữa các DN có mức ảnh hưởng lớn đến NLCT SPGXK tỉnh Bình Định. Phân tích yếu tố mơi trường bên ngồi cho thấy, NNL đầu vào hạn chế nên còn phụ thuộc vào nguồn NK, ngành cơng nghiếp hỗ trợ kém phát triển. Do đó, để hạn chế sức ép từ các nhà cung cấp nguyên liệu đòi hỏi các

DN CBGXK phải liên kết lại. Đồng thời, phân tích cơ hội và thách thức cho thấy, hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ tạo ra sức ép cạnh tranh ngày càng lớn cho SPGXK tỉnh Bình Định. Hơn nữa, thơng qua tiêu chí định lượng cũng cho thấy, SPGXK tỉnh Bình Định có lợi thế so sánh nhưng có xu hướng ngày càng giảm. Do đó, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các DN để tăng sức cạnh tranh là điều cần phải làm. Muốn vậy cần có các giải pháp sau:

4.2.4.3. Một số giải pháp cụ thể

Để thực hiện giải pháp này ngoài tự thân của các DN CBGXK thì cần có sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và hiệp hội gỗ và chế biến lâm sản Bình Định, cụ thể:

- Về phía bản thân các DN CBGXK tỉnh Bình Định

Để việc liên doanh, liên kết giữa các DN diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và hiệu quả nhất đòi hỏi bản thân các DN phải ý thức được lợi ích và sức mạnh của việc liên kết, hợp tác sản xuất đối với việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Tuy nhiên, với tình hình hiện tại sự thiếu liên kết, sản xuất manh mún, rời rác và thậm chí là cạnh tranh thiếu lành mạnh, giành giật khách hàng của nhau đang diễn ra tại các DN CBGXK tỉnh Bình Định muốn kết nối các DN lại với nhau địi hỏi vai trị rất lớn của chính quyền địa phương và Hiệp hội gỗ và chế biến lâm sản Bình Định (FPA).

- Về phía Hiệp hội gỗ và chế biến lâm sản Bình Định

+ FPA làm cầu nối để liên kết các DN CBGXK tỉnh Bình Định lại với nhau thông qua các hoạt động chung của hội, các cuộc họp thường niên của hội.... FPA cần chú trọng nhất mạnh lợi ích của việc liên kết hợp tác giữa các DN sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp trong cạnh tranh, kêu gọi các DN liên kết với nhau để cùng phát triển.

+ FPA cần vạch ra cho các DN CBGXK tỉnh Bình Định những hướng liên doanh, liên kết như hợp tác toàn diện hoặc hợp tác từng phần.

Nếu hợp tác tồn diện thì các doanh nghiệp sẽ hợp tác ở tất cả các khâu từ hỗ trợ và chia sẻ lẫn nhau thông tin thị trường, nguồn nguyên liệu, nhân lực, công nghệ, kỹ thuật,.....

Nếu hợp tác từng phần, đặc biệt là liên kết, hợp tác ở khâu sản xuất sẽ góp phần làm tăng tính chun mơn hóa của ngành nghề từ đó từng bước thực hiện sự phân cơng hợp tác lao động giữa các DN theo phương thức chuỗi giá trị gia tăng. Từ đây sẽ dẫn đến một mơ hình sản xuất mới trong tương lai là có thể đi đến sản xuất mang tính chun mơn hóa từng khâu, từng công đoạn của sản phẩm nhằm phát huy tối đa khả năng của từng DN thành viên, đặc biệt là các DN quy mô nhỏ, hoạt động kém hiệu quả sẽ chuyển sang vai trị cung ứng một cơng đoạn, một khâu nào đó cho các DN lớn.

+ Ngồi ra FPA cần khuyến khích các DN tìm kiếm thị trường XK ở các nước khác nhau, hoặc trong nước ở những khu vực khác nhau nhằm tránh sự chồn chéo về thị trường trong XK. Có như vậy, sự liên kết giữa các DN dễ thực hiện và thống nhất hơn.

+ FPA cần đứng ra đàm phán ký kết các hợp đồng XK SPG hay NK nguyên liệu, cung cấp thông tin về thị trường, nhu cầu sản phẩm gỗ ở các thị trường tiềm năng, các quy định về chất lượng gỗ, nguồn gốc gỗ, luật pháp của nước sở tại, .... đến các DN. Đồng thời, FPA cũng phải là trung gian hòa giải hiệu quả các mâu thuẫn lợi ích cũng như các mâu thuận khác trong nội bộ các đơn vị thành viên. Có như vậy, tính liên kết giữa các DN ngày càng khăn khít và bền chặt, tạo nên sức mạnh tổng lực cho ngành CBGXK của tỉnh thâm nhập sâu và rộng vào thị trường thế giới.

+ FPA cần truyền thơng đến các DN CBGXK tỉnh Bình Định về việc liên kết giữa các DN khơng những mang lại lợi ích trước mắt cho từng DN, mà nó cịn hỗ trợ rất lớn cho sự phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cung cấp nguyên liệu vật tư và dịch vụ cho ngành chế biến gỗ như giấy bao bì, phụ kiện, hóa chất, vận chuyển, logistic…Về lâu dài, sự phát triển mạnh mẽ của ngành cơng nghiệp phụ trợ lại hỗ trợ tích cực cho sự nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như nâng cao NLCT cho các DN CBGXK ở tương lai.

- Về phía chính quyền địa phương

+ UBND tỉnh cần ban hành các chính sách khuyến khích các DN CBGXK tỉnh Bình Định tăng cường hợp tác, liên kết thông qua việc cung cấp những quyền lợi về cho thuê đất, hỗ trợ thủ tục hành chính pháp lý hoặc miễn giảm thuế,... nếu các DN có những văn bản lý kết hợp tác, liên kết hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất xuất khẩu SPG.

+ UBND tỉnh cần kêu gọi sáp nhập đối với các DN CBGXK có quy mơ nhỏ, hoạt động kém hiệu quả.

Bởi sự cạnh tranh của thị trường quá khốc liệt nên các DN vừa và nhỏ đã hợp nhau thành những nghiệp đoàn lớn, theo hướng này dần dần các DN nhỏ có thể biến mất tồn tại những nhà máy, tập đồn lớn, chun hố sản xuất và đây cũng là xu hướng phát triển chung, do vậy các DN CBGXK cần xem xét đến khả năng liên kết hoặc sáp nhập để tồn tại và phát triển.

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (Trang 152 - 154)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w