Khảo sát chi tiêu công và tăng trưởngkinh tế tỉnh Sóc Trăng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu trường hợp tỉnh sóc trăng (Trang 46 - 54)

Tổng chi NSNN Chi thường xuyên Chi đầu tư Tăng trưởng

1992-1996 6,09 3,01 3,08 15,56

1997-2001 10,36 4,78 5,58 8,3

2002-2006 13,03 4,90 8,13 11,41

2007-2011 12,36 3,83 8,53 10,81

Nguồn: tính tốn của tác giả từ số liệu của Cục Thống kê và Sở Tài chính tỉnh Sóc Trăng.

Mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế được tác giả khảo sát theo từng giai đoạn tương ứng với các giai đoạn tăng trưởng đã khảo sát ở đầu chương 2 (bảng 2.3)

Giai đoạn 1992-1996: giai đoạn này tỉnh mới tách nên nhu cầu chi tiêu là rất lớn. Quy mô chi tiêu côngg tăng dần mỗi năm, từ 2,65%/GDP năm 1992 tăng dần lên mức 8,98%/GDP năm 1996 và mức tăng trưởng kinh tế bình quân tương ứng giai đoạn này là 15,56%. Sự vận động của chi tiêu cơng giai đoạn này có dấu hiệu cùng chiều với tăng trưởng.

Giai đoạn 1997-2001: giai đoạn này trong từng thời điểm có gặp khó khăn, tỉnh cịn nhận trợ cấp từ trung ương mới đảm được cân đối chi tiêu. Quy mô chi ngân sách giai đoạn này tăng 4,27% so với giai đoạn trước, bình quân chiếm 10,36% GDP và mức tăng trưởng kinh tế bình quân tương ứng giai đoạn này giảm từ 15,56% xuống còn 8,3%. Sự vận động của tổng chi ngân sách có dấu hiệu ngược chiều với tăng trưởng.

Giai đoạn 2002-2006: chi tiêu công giai đoạn này tăng lên 2,67% trong khi tăng trưởng 3,11%GDP so với giai đoạn trước. Sự vận động của chúng là cùng chiều. Xem xét thêm về cấu trúc chi tiêu công, chi đầu tư phát triển ở mức 4.90%GDP, tăng nhẹ 0,12% so với giai đoạn trước. Bên cạnh, chi thường xuyên tăng 2,55%GDP.

Giai đoạn 2007-2011: Quy mô chi tiêu công giảm nhẹ so với giai đoạn trước, chiếm 12,36%GDP và mức tăng trưởng kinh tế bình quân tương ứng giai đoạn này giảm xuống cịn 10,81%. Sự vận động của chi tiêu cơng có dấu hiệu cùng chiều với tăng trưởng.

Tóm lại, chi tiêu cơng của tỉnh Sóc Trăng trong suốt 20 năm qua đã đạt được nhiều kết quả rất đáng kể trong việc thực hiện một số nhiệm vụ thiết yếu như: xây dựng kết cấu hạ tầng, đào tạo nhân lực, chăm sóc sức khỏe nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội... đáp ứng nhu cầu cơ bản trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả cũng tồn tại một số hạn chế nhất định trong q trình thực hiện và cần phải có thời gian hoàn thiện để chi tiêu cơng về các lĩnh vực thật sự có hiệu quả và có đóng góp ngày càng cao cho mục tiêu tăng trưởng bền vững ở địa phương.

Hình 2.2: Chi tiêu cơng và tăng trưởng kinh tế tỉnh Sóc Trăng:

0.8 1.2 1.6 2.0 2.4 2.8 3.2 3.6 92 94 96 98 00 02 04 06 08 10 LGDP LBS

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2:

Những hạn chế trong thực hiện các nhiệm vụ chi đều có nguyên nhân của nó. Trong chương này, tác giả sẽ tổng hợp lại một số nguyên nhân chủ yếu, để làm cơ sở cho các gợi ý chính sách của địa phương.

Thứ nhất, trong điều kiện nguồn chi còn rất hạn hẹp, các nhu cầu chi bức xúc cịn nhiều, trong q trình thực hiện cịn tồn tại tính dàn trải, thực hiện nhiệm vụ chi chưa đúng quy hoạch và mang tính đột xuất. Tỉnh chưa thiết lập được hệ thống tài chính tổng thể để thực hiện theo nề nếp.

Chi cho giáo dục và đào chưa thực sự đúng hướng, nặng về chi giải quyết các vấn đề bức xúc, chưa xác định được chiến lược phát triển giáo dục.

Chi y tế chưa được quan tâm đúng mức, chưa đạt hiệu quả chăm sóc sức khỏe về chiều rộng lẫn chiều sâu.

Thứ hai, trong vấn đề triển khai thực hiện phân cấp quản lý ngân sách

vào năm 1997, khi đưa luật ngân sách vào thực tế chưa đem đến hiệu quả thiết thực, do năng lực quản lý còn yếu kém.

Các ngành chức năng đã triển khai hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc cấp phát, hạch toán thu, chi ngân sách theo phân cấp giữa ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, thị (trong ngân sách huyện, thị có ngân sách cấp xã, thị trấn và ngân sách cấp phường). Đến tháng 9/1997 mới chính thức phân cấp quản lý ngân sách và do các cơ sở đã quen thực hiện theo cơ chế quản lý ngân sách của những năm trước, nên khi thực hiện phân cấp quản lý ngân sách theo Luật ngân sách nhà nước, thì các địa phương gặp nhiều lúng túng, nhất là cấp cơ sở.

Thứ ba, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chi, cịn tồn tại tình trạng bao cấp trong chi tiêu cơng gây thất thốt, lãng phí. Ngun nhân là do cơng tác kiểm tra giám sát chi chưa được thực hiện chặt chẽ, còn tồn tại nhiều sơ hở dễ nảy sinh hiện tượng tiêu cực. Chẳng hạn, trong năm 1993, qua kiểm tra

quyết tốn 11 cơng trình xây dựng cơ bản theo kế hoạch đã hồn thành, phát hiện sai phạm, đã giảm chi ngân sách khoảng 1 tỷ 500 triệu đồng so với số đề nghị quyết toán (báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, 1993).

Nhìn chung, chương 2 đã trình bày sơ lược về mối quan hệ chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế. Rõ ràng là nền kinh tế đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau nên khó có thể đưa ra nhận định chi tiêu cơng trong từng giai đoạn cụ thể có tác động đến tăng trưởng hay khơng. Vì vậy, phải sử dụng kết hợp phương pháp đo lường định lượng để có căn cứ đánh giá đầy đủ và chính xác hơn.

CHƯƠNG 3:

PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM

3.1. Phương pháp nghiên cứu:

Chuỗi thời gian có thể giải thích bằng hành vi ở hiện tại hoặc hành vi trong quá khứ, độ trễ và các yếu tố ngẫu nhiên. Trong nghiên cứu này, để thực hiện kiểm định nhân quả Granger trong mơ hình sản xuất đa biến, tác giả thực hiện các bước nghiên cứu sau:

3.1.1. Kiểm định tính dừng:

Đối với chuỗi thời gian, trước khi tiến hành chạy thực nghiệm cần phải kiểm tra tính dừng của nó. Bởi vì, một mẫu dữ liệu thời gian sẽ mang một tình tiết nhất định và chỉ thể hiện những hành vi cụ thể trong khoảng thời gian xem xét. Nếu như một chuỗi thời gian khơng dừng, nó khơng cho phép khái quát hóa cho các giai đoạn thời gian khác. Hơn nữa, trong mơ hình hồi quy cổ điển, nếu chuỗi thời gian khơng dừng thì các kết quả trong phân tích hồi quy sẽ khơng có giá trị cho việc dự báo do gặp phải vấn đề tương quan giả mạo (Sử Đình Thành, 2012).

Kiểm định nghiệm đơn vị là một kiểm định được sử dụng khá phổ biến để kiểm định một chuỗi thời gian dừng hay khơng dừng. Xét mơ hình sau đây:

Yt = ρYt-1 + ut, ut – nhiễu trắng (3.1) Ta có các giả thiết:

H0: ρ = 1 (Yt là chuỗi không dừng) H1: ρ < 1 (Yt là chuỗi dừng)

Trừ hai vế một đại lượng Yt-1, phương trình (3.1) có thể viết lại: Yt - Yt-1 = ρYt-1 - Yt-1 + ut

Tương đương ∆Yt = δYt-1 + ut (3.2) (∆: tốn tử sai phân)

Các giả thiết trên có thể viết lại như sau: H0: δ = 0 (Yt là chuỗi không dừng) H1: δ < 0 (Ytlà chuỗi dừng)

* Để tìm ra chuỗi Yt là khơng dừng chúng ta có thể:

(i) Ước lượng phương trình (3.1) và kiểm định giả thiết ρ = 1, hoặc: (ii) Ước lượng phương trình (3.2) và kiểm định giả thiết δ.

Cả hai mơ hình này đều khơng dùng được tiêu chuẩn T (Student test) ngay trong trường hợp mẫu lớn. Dickey – Fuller (DF) đã đưa ra tiêu chuẩn để kiểm định như sau:

H0: ρ = 1 (Yt là chuỗi không dừng) H1: ρ # 1 (Yt là chuỗi dừng)

Ta ước lượng mơ hình (3.1), τ = ρ^/Se(ρ^) có phân bố DF. Nếu như: [τ = ρ^/Se(ρ^)] > [τ] thì bác bỏ H0: trong trường hợp này chuỗi là chuỗi dừng (Sử Đình Thành, 2012).

3.1.2. Kiểm định quan hệ nhân quả Granger trong mơ hình đa biến (Block causity tests) (Block causity tests)

Mơ hình nghiên cứu đã được thiết lập dựa trên hàm sản xuất tân cổ điển và dựa trên các giả thiết về các biến độc lập là yếu tố đầu vào đối với sản lượng (GDP). Tuy nhiên, lý thuyết cho thấy các biến này có sự tương tác qua lại lẫn nhau. Nghĩa là có sự phản hồi giữa các biến. Sims (1980) cho rằng nếu tồn tại quan hệ đồng thời giữa một số biến thì các biến này hồn tồn có vai trị như nhau, khơng có sự phân biệt giữa các biến nội sinh và ngoại sinh. Có thể nói, tất cả các biến đều là nội sinh. Sims đã đưa ra mơ hình tự hồi quy (VAR). VAR là mơ hình động của một số biến thời gian.

Trong mơ hình VAR, mỗi một tập hợp các biến được hồi quy dựa trên giá trị quá khứ của bản thân nó và giá trị của các biến khác. Mối quan hệ của các biến được gắn kết với nhau, bởi vì khi đưa vào độ trễ của các biến trong mỗi phương trình cũng như sự mở rộng tương quan trong số các “nhiễu trắng” của các phương trình khác nhau (Sử Đình Thành, 2012).

Một trong những sử dụng phổ biến của mơ hình VAR là kiểm định nhân quả giữa các biến. Một biến yt được cho là quan hệ Granger (1969) được gây ra bởi biến wz nếu như thông tin trong quá khứ và hiện tại của biến wt

giúp để cải thiện sự dự báo của biến yt. Kiểm định Granger trong mơ hình hai

biến có thể bị chệch do bỏ sót các biến. Do vậy, kiểm định một khối biến ngoại sinh (Block exogeneity test) hay cịn gọi kiểm định Granger trong mơ hình đa biến sẽ rất hữu ích trong việc khám phá sự kết hợp của các biến (Sử Đình Thành, 2012).

Trong mơ hình VAR đa biến (chẳng hạn: yt wt và zt ...) với nhiều biến trễ sẽ rất khó để xem xét biến yt tác động có ý nghĩa đến biến wt và biến zt. Để

xử lý vấn đề này, sự kiểm định được tiến hành bằng cách giới hạn độ trễ của tất cả các biến đến zero. Sự giới hạn chéo giữa các phương trình có thể được kiểm định bằng việc sử dụng kiểm định LR (Likelihood ratio). Ước lượng phương trình yt và zt bằng giá trị độ trễ của{yt},{Zt} và{wt} và tính ∑u .Sau đó ước lượng lại bằng việc loại trừ giá trị độ trễ của{wt} và tính tốn ∑r. Thống kê LR có dạng:

(T-C)(log|∑r| - log|∑u|)

Trong đó, T là số biến quan sát có thể sử dụng và C là tổng số các tham số trong hệ thống không bị giới hạn; ∑r là ma trận phương sai - hiệp phương sai của các số dư của hệ thống có giới hạn; ∑u là ma trận phương sai - hiệp phương sai của các số dư của hệ thống khơng bị giới hạn. Thống kê t có phân

3.2. Mơ hình kiểm định

Từ phương trình (1.4) trong chương 1 có thể biến đổi thành phương trình hồi quy như sau:

Gọi ∂Y/∂K = α1, ∂Y/∂L = α2, ∂Y/∂G = α3, ∂Y/∂H = α4. Khi đó, các biến trong phương trình (1.4) có thể giải thích:

- dY/Y = GDP: tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của tổng sản phẩm quốc nội thực (%);

- dG/Y = G/Y = BS: chi tiêu công (%/GDP) - đo lường tỷ lệ chi ngân sách so với GDP.

- dK/Y = I/Y = PI: đầu tư tư nhân (%/GDP);

- dL/L = PGR: thay đổi lao động hàng năm (%) - lực lượng lao động; - dH/Y = TOP: tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu (%/GDP) – đo lường độ mở của nền kinh tế.

Sau khi được điều chỉnh, phương trình (1.4) có thể viết lại:

GDPt= α1BSt + α2PIt + α3PGRt + α4TOPt (3.3) Phương trình (3.3) cho thấy rằng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào tỷ lệ chi tiêu ngân sách (BS), tỷ lệ đầu tư tư nhân (PI), thay đổi lực lượng lao động (PGR) và độ mở của nền kinh tế (TOP).

Để kiểm định mơ hình, ta có phương trình thống kê sau:

GDPt = α0 + α1 BSt + α2 PIt + α3 PGRt + α4 TOPt + εt (3.4) Với mơ hình trên, luận văn tiến hành phân tích mối quan hệ giữa các biến bằng lý thuyết nhân quả Granger và mơ hình véc-tơ tự hồi quy (VAR) của GDP:

Quá trình kiểm định được thực hiện theo các bước sau:

Thứ nhất, kiểm định tính dừng của các chuỗi thời gian trong mơ hình thực nghiệm. Nếu chuỗi này khơng dừng (hay có nghiệm đơn vị), phải lấy sai phân cho đến khi nó có tính dừng trước khi đưa vào mơ hình thực nghiệm.

Tiếp theo, xác định mơ hình VAR, độ trễ và tính ổn định của mơ hình. Sau đó, kiểm định quan hệ nhân quả Granger.

3.2.1. Mơ tả dữ liệu:

Mơ hình sử dụng dữ liệu thứ cấp, gồm chuỗi thời gian theo năm từ 1992 đến năm 2011, được thu thập từ số liệu của Sở Tài chính và Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng, đã được tác giả tính tốn xử lý lại. Trong đó, số liệu về tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), đầu tư tư nhân (PI), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP (TOP) được thu thập từ Niên giám thống kê Sóc Trăng. Riêng các số liệu về tổng chi ngân sách (BS), chi đầu tư phát triển (BI) và chi thường xuyên (BC) được thu thập từ số liệu Sở Tài chính tỉnh Sóc Trăng. Ngồi ra, số liệu về tăng trưởng lao động bình quân (PRG) được thu thập từ Cục Thống kê Sóc Trăng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu trường hợp tỉnh sóc trăng (Trang 46 - 54)