Phương hướng hoạt động của NH trong lĩnh vực cho vay

Một phần của tài liệu Thẩm định tài chính dự án trong các ngân hàng thương mại. Lý luận và thực tiễn (Trang 40 - 46)

3.1.1 Đối với hoạt động chung của chi nhánh

- Trong thời gian tới, NHNNo & PTNT Việt Nam vẫn theo đuổi mục tiêu hoạt động là “Tăng trưởng – An toàn - Hiệu quả”. Với mục tiêu chung của toàn hệ thống như vậy, vhi nhánh Bắc Hà Nội đã được định hướng một cách rõ ràng trong hoạt động

+ Hoạt động cho vay phải gắn liền với công cuộc hiện đại hoá, công nghiệp hoá. Đặc biệt là góp phần hiện đại hoá lĩnh vực nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi.

+ Mở rộng cho vay đối với các mô hình kinh tế trang trại, các mô hình sản xuất với quy mô lớn, góp phần nâng cao chất lưọng khu vực nông nghiệp.

+ Mặc dù là một NH ban đầu được thành lập với mục tiêu chính là hỗ trợ nền nông nghiệp trong nước, nhưng trong thời kỳ đổi mới hiện nay, NH cũng được định hướng phát triển theo cơ chế thị trường, thực hiện quan hệ cung cầu vốn trên thị trường tại địa bàn với lãi suất thực tế dương.

+ Mở rộng thị trường cho vay đối với khu vực khách hàng là các tổng công ty, nhất là các tổng công ty liên quan trực tiếp đến nông nghiệp, ví dụ như các công ty chế biến nông sản…Qua đó thực hiện tốt mục tiêu “Tăng trưởng nhưng an toàn tín dụng”

+ NH không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, nhât là với các ngân hàng quốc tế có trụ sở tại Việt Nam. Qua đó nâng cao uy tín của NH nói riêng và cả hệ thống NH của nước ta nói chung trên thị trương quốc tế. Không

những thế, khi có quan hệ tốt với các NH quốc tế, uy tín của NHNNo & PTNT sẽ được nâng cao đối với thị trường vốn trong nước, từ đó góp phần tăng doanh thu của NH.

+ Trong quá trình hoạt động, từng bước hiện đại hoá trang thiết bị phục vụ cho các nghiệp vụ nói chung và công tác thẩm định TCDA nói riêng. Áp dụng thêm các phương pháp thẩm định tiên tiến, có hiệu quả cao vào công tác thẩm định TCDA.

- Các chỉ tiêu cụ thể đặt ra cho chi nhánh

+ Tổng dư nợ bằng 2400 tỷ, tăng 14% so với 2008 trong đó o Dư nợ ngắn hạn là 1100 tỷ, bằng 46% tổng dư nợ

o Dư nợ trung và dài hạn là 1300 tỷ đồng, bằng 54% tổng dư nợ + Tổng vốn huy động từ 4600 đến 5000 tỷ đồng. Đạt tốc độ tăng trưởng 30% – 35%. Trong đó vốn huy động từ khu vực dân cư tư nhân là đạt 1000 tỷ, tương đương 25% tổng vốn huy động.

+ Tổng dư nợ bằng 2400 tỷ, tăng 14% so với 2008 trong đó o Dư nợ ngắn hạn là 1100 tỷ, bằng 46% tổng dư nợ

o Dư nợ trung và dài hạn là 1300 tỷ đồng, bằng 54% tổng dư nợ + Nợ nghi ngờ và nợ xấu < 5% tổng dư nợ

+ Doanh thu từ các dịch vụ đạt trên 15% tổng doanh thu + Chênh lệch lãi suất đạt 0.4%

3.1.2 Phương hướng đặt ra đối với công tác thẩm định dự án nói riêng và công tác thẩm định TCDA nói riêng

- Công tác thẩm định tài chính dự án phải phục vụ cho hoạt động cho vay trong từng giai đoạn và xuất phát từ tình hình thực tiễn của trong ngành

- Quy trình thẩm định phải khoa học và phải phù hợp với các nhiệm vụ của ngân hàng. Mục tiêu chính của NH là cho vay kiếm lợi nhuận từ việc cho

vay, vì vậy công tác thẩm định TCDA cần tập trung vào việc tính toán đến khả năng trả nợ của dự án.

- Tăng cường công tác đào tạo bồi dưõng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng công tác thẩm định. Phát triển lực lượng cả về số lượng và chất lượng.

- Kiện toàn bộ máy tổ chức thẩm định dự án.

- Đầu tư, hiện đại hoá trang thiết bị phục vụ cho công tác thẩm định. - Chú trọng công tác kiểm tra dự án sau khi cho vay. Để đảm bảo khả năng trả nợ cảu dự án thì sau khi cho vay, NH cần phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện dự án. Nếu việc thực hiện có điều gì sai thì cán bộ thẩm định cần có biện pháp tư vấn, nhắc nhở để đảm bảo hiệu quả của dự án.

3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định TCDA3.2.1 Giải pháp về phương pháp thẩm định 3.2.1 Giải pháp về phương pháp thẩm định

Như đã nói ở trên, công tác thẩm định TCDA tại chi nhánh NHNNo & PTNT Bắc Hà Nội cần được bổ sung thêm các phương pháp thẩm định mới, tổng quát hơn, chính xác hơn. Không những vậy, còn phải kết hợp nhiều phương pháp thẩm định với nhau để đạt hiệu quả cao nhất. Hai phương pháp thẩm định TCDA mới có thể được áp dụng tại NH là phương pháp “phân tích theo kịch bản” và phương pháp “phân tích xác suất – Mô phỏng Monte Carlo”.

- Phưong pháp phân tích mô phỏng: Nhược điểm của phương pháp phân tích độ nhạy cảm là không xem xét được mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến kết quả đầu tư. Khi phân tích độ nhạy cảm, chúng ta giả định một nhân tố thay đổi còn các nhân tố khác giữ nguyên. Nhưng trên thực tế, các nhân tố đều có mỗi quan hệ với nhau, tác động qua lại với nhau. Khi nhân tố này thay đổi thì dẫn đến các nhân tố khác cũng thay đổi. Ví dụ đơn giản nhât là khi giá tăng thì sản lượng sản phẩm tiêu thụ được sẽ giảm xuống, trong khi đó chúng ta vẫn giả định là sản lượng không đổi. Khi phân tích kịch bản sẽ gíp

chúng ta khắc phục được điều này. Các bước của phương pháp phân tích theo kịch bản là:

+ Xây dựng bài toán cơ bản, xác định các nhân tố tác động đến kết quả đầu tư

+ Tiến hành phân tích độ nhạy cảm để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả đàu tư. Từ đó xác định được các nhân tố nào tác động mạnh đến kết quả đầu tư.

+ Xác định mối quan hệ giữa các nhân tố

+ Căn cứ vào các nhân tố tác động mạnh, xay dựng các kịch bản có thể xảy ra khi sự thay đổi của các nhân tố này xuất hiện. Kịch bản đựơc xây dựng nên phải tính đến mối qua hệ giữa các nhân tố và giữa các nhân tố đến kết quả đầu tư. Số lượng kịch bản được xây dựng phải căn cứ vào yêu cầu phân tích và phải tập chung vào các tình huống hay xảy ra nhất.

+ Phân tích từng kịch bản để giúp NH có quyết định đúng đắn nhất. - Phương pháp phân tích xác suất – mô phỏng Monte Carlo: Như ta có thể thấy, phương pháp phân tích theo kịch bản ở trên có nhược điểm là số lượng kịch bản bị giới hạn, và trong các kịch bản đựơc xác định, ta lại rất khó để xác định kịch bản nào hay xảy ra nhất. Phương pháp phân tích xác suất sẽ giúp khắc phục những điều này. Với phương pháp này, số lượng kịch bản càng nhiều thì độ chính xác càng cao. Các bước tiến hành phân tích như sau

+ Sau khi xác định các kịch bản có thể xảy ra đối với dự án, chúng ta cần xác định xác suất ứng với mỗi tình huống của tùng nhân tố.

+ Mỗi lần chọn kịch bản là một lần chọn ngẫu nhiên từng giá trị đầu vào của các nhân tố đi kèm với xác suất. Từ dữ liệu đầu vào, chúng ta sẽ có số liệu đầ ra (ví dụ NPV, IRR…) tương ứng và kèm vớii nó là xác suất. Căn cứ vào số lượng kịch bản được phân tích, chúng ta sẽ xác định được các chỉ tiêu cơ bản của dự án như: Giá trị kỳ vọng, độ lệch chuẩn , xác suất thành công của dự án, xác suất thất bại,…

+ Phương pháp này đánh giá rất khách quan về dự án, kết quả phân tích sẽ rất tin cậy cho việc quyết địn cho dự án vay hay không của NH. Tuy nhiên phương pháp này lại đòi hỏi năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ thẩm định phải thật sự cao, hệ thống phần mềm, xử lý dữ liệu phải thật hiện đại

3.2.2 Giải pháp về nội dung thẩm định

- Khi thẩm định tổng vốn đầu tư, để tránh xác định nhu cầu vốn sai, cán bộ thẩm định cần chú ý đến nhu cầu vốn lưu động của dự án. Nếu điều này không được chú ý một cách thoả đáng thì việc thẩm định tổng vốn đầu tư và nhu cầu vay vốn sẽ không thật sự chính xác.

- Đối với các khoản doanh thu và chi phí của dự án, khi thẩm định cần chú ý tới việc xác định mức giá nguyên vật liệu đầu vào cũng như giá của sản phẩm đầu ra và quan trọng nhất là phải tính đến sự thay đổi của giá cả theo thời gian. Điều này sẽ đảm bảo cho việc tính toán dòng tiền của dự án chính xác hơn.

- Khi thẩm định TCDA, tránh trường hợp lấy lãi suất cho vay trung và dài hạn của NH làm tỷ lệ chiết khấu

3.2.3 Giải pháp về nguồn nhân lực

- Nguồn nhân lực thực hiện công tác thẩm định dự án nói chung và thẩm định TCDA nói riêng cần đặc biệt chú ý. Bắt đầu từ khâu tuyển người của NH, cần tuyển những người thực sự có năng lực. Sau khi tuyển xong thì cần không ngừng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ thẩm định

- Nâng cao ý thức trách nhiệm cho nguồn nhân lực tham gia thẩm định - Tích cực trang bị máy móc hiện đại cho công tác thẩm định

3.2.4 Giải pháp về thông tin và thu thập thông tin

- Các thông tin thu thập về khách hàng trên internet, báo chí cần được sàng lọc kỹ lưỡng trước khi sử dụng cho công tác thẩm định.

KẾT LUẬN

Như đã trình bày ở các phần trên, chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư trong các ngân hàng thương mại trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay. Nhờ có công tác này mà các ngân hàng sẽ có quyết định chính xác hơn trong việc có cho dự án vay vốn hay không, cho vay bao nhiêu và với điều kiện như thế nào…Không những vậy, qua việc phân tích tài chính dự án, ngân hàng còn có thể đưa ra những tư vấn cho chủ đầu tư trong quá trình lập, thực hiện, vận hành dự án sao cho hiệu quả nhất.

Tuy có vai trò lớn như vậy, nhưng tại các ngân hàng thương mại của Việt Nam hiện nay, công tác thẩm định dự án nói chung và công tác thẩm định tài chính nói riêng còn nhiều hạn chế như hạn chế về đội nhũ cán bộ thẩm định, hạn chế về phương pháp thẩm định, trang thiết bị phục vự cho công tác thẩm định…Để khắc phục những hạn chế này, đòi hỏi các ngân hàng phải thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp như nâng cao chất lượng nhận lực tham gia thẩm định, đổi mới phương pháp thẩm định…Có làm được như vậy thì khâu thẩm định dự án tài chính dự án tại các ngân hàng thường mại mới đạt hiệu quả cao nhất.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình kinh tế đầu tư – NXB ĐH Kinh tế quốc dân

2. Giáo trình Quản lý dự án đầu tư - NXB ĐH Kinh tế quốc dân

3. Báo cáo kinh doanh của NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội năm 2005, 2006, 2007, 2008

4. Quy trình tín dụng NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội 5. Trang Web của Bộ Kế hoạch đầu tư

6. Trang web www.vietbao.vn 7. trang web www.agribank.com.vn

Một phần của tài liệu Thẩm định tài chính dự án trong các ngân hàng thương mại. Lý luận và thực tiễn (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w