III. Các DN Kinh Doanh Vận Tải Đa Phương Thức Ở VN
2. Các loại hình vận tải đa phương thức mà các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp
Ở Việt Nam, hàng hoá được vận chuyển theo hình thức vận tải đa phương thức là các loại hàng được đóng trong container, chủ yếu là những mặt hàng như quần áo may sẵn, hàng nông sản, hàng đông lạnh và một số mặt hàng tiêu dùng khác, còn hàng hoá nhập khẩu là các nguyên liệu gia công như: vải, sợi, len, dạ... hay các máy móc thiết bị...
Hiện nay, dịch vụ vận tải đa phương thức do các công ty Việt Nam cung cấp vẫn còn rất hạn chế. Phần lớn các công ty chỉ mới cung cấp dịch vụ vận chuyển đường biển kết hợp với đường ô tô. Cá biệt mới có trường hợp kết hợp giữa vận tải biển và các loại hình vận tải khác như đường sắt hay đường hàng không. Ngoài ra, các công ty cũng có cung cấp một vài dich vụ khác về kho bãi và nhận làm thủ tục hải quan…
3. Sự liên kết giữa các DN cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức ở Việt Nam
Ở Việt Nam, tuy các doanh nghiệp vận tải trong nước hiểu rõ tầm quan trọng của vận tải đa phương thức, nhưng với số vốn nhỏ và nguồn nhân lực thiếu hụt, các doanh nghiệp cũng chỉ có thể làm đại lý, kinh doanh vận tải đa phương thức theo kiểu trung gian môi giới, thuê tàu xe mà chưa thực sự xây dựng mô hình vận tải giống thế giới.
Nhận thấy vấn đề này, hai tổng công ty vận tải lớn của Việt Nam là Tổng Cty Hàng hải Việt Nam (VINALINES) và Tổng Cty Đường sắt Việt Nam (VNR) đã ký kết thỏa thuận hợp tác vào ngày 26/10/2007, theo đó, VINALINES và VNR sẽ cùng nhau hợp tác đầu tư phát triển các cảng cạn (ICD) tại các khu kinh tế trọng điểm trên toàn quốc thông qua việc hình thành mạng lưới đường sắt để chuyên chở hàng hóa tại các ICD này.
Trước mắt, hai công ty tập trung phát triển ba trung tâm ICD tại ba miền Bắc, Trung, Nam để từ đó có thể hình thành một mạng lưới phân phối rộng khắp đất nước. Trong giai đoạn đầu, hai bên sẽ nghiên cứu để cùng tham gia đầu tư dự án ICD Lào Cai.
Bên cạnh đó, xuất phát từ nhu cầu kết nối mạng lưới đường sắt với các cảng của VINALINES tại khu vực Cái Mép – Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu), Cảng Hiệp Phước (TPHCM), cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, Ba Ngòi (Khánh Hòa), cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (Lạch Huyện), cảng Đình Vũ (Hải Phòng), cảng Cái Lân (Quảng Ninh), hai bên sẽ cùng phối hợp, nghiên cứu để đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt này. Đối với từng dự án cụ thể, hai bên sẽ cùng nghiên cứu để thống nhất cơ chế phối hợp, triển khai trong thời gian tới.
VINALINES và VNR cũng sẽ cùng hợp tác trong việc kinh doanh vận tải đa phương thức trên cơ sở thế mạnh của mỗi bên. Ông Mai Văn Phúc, Tổng Giám đốc VINALINES khẳng định: Tổng Cty Hàng hải Việt Nam đang tập trung đầu tư phát triển các cảng biển lớn và các ICD tại các vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước. Để các dự án này thực sự phát huy hiệu quả, đòi hỏi sự đầu tư hơn nữa của các ngành vận tải khác như đường bộ, đường sắt. Với những lợi thế của vận tải đường sắt như khối lượng vận chuyển lớn, cước vận tải thấp, đảm bảo thời gian... nên sự hợp tác hàng hải - đường sắt sẽ phát huy hiệu quả tốt.
C. Mục Tiêu, Phương Hướng Phát Triển Và Giải Pháp Cho Vận Tải Đa Phương Thức Tại Việt Nam
I. Mục Tiêu Phương Hướng 20 năm tới
Có thể thấy rằng việc áp dụng vận tải đa phương thức ở nước ta còn mang tính nhỏ lẻ, chưa phát triển thành một ngành kinh doanh hoàn chỉnh. Nước ta chưa có luật lệ, thể chế để thống nhất các thủ tục, giấy phép kinh doanh và hải quan đối với hàng hoá vận chuyển bằng hình thức Vận tải đa phương thức. Thêm vào đó, việc thiếu một kết cấu hạ tầng đồng bộ cũng là một nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của Vận tải đa phương thức ở Việt Nam.
Nhận thức rõ được lợi ích to lớn của Vận tải đa phương thức, cũng như những điểm hạn chế của mình, Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực để phát triển Vận tải đa phương thức trong thời gian tới cụ thể là Bộ Giao thông Vận tải đã xây dựng được quy hoạch tổng thể ngành vận tải định hướng 2010 tầm nhìn 2020. Nếu thực hiện tốt theo định hướng này, chúng ta sẽ có một cơ sở hạ tầng hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của Vận tải trong nước nói chung và Vận tải đa phương thức nói riêng.
Về chiến lược ngành, nhìn chung Bộ Giao thông Vận tải sẽ giữ nguyên hệ thống 11 quan điểm phát triển như trước đây, nhưng có bổ sung một số nội dung như tiềm năng biển, kết hợp sự đột phá đi thẳng vào hiện đại trong đầu tư hạ tầng giao thông, phát triển vận tải theo hướng chất lượng cao, đẩy mạnh xã hội hóa việc đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông.
Về chiến lược phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, ngành giao thông vận tải dự kiến phân chia theo khu vực, trong đó "cốt" là trục dọc Bắc Nam với quốc lộ 1A được mở rộng, nâng cấp toàn tuyến đường Hồ Chí Minh kết hợp với đường bộ cao tốc Bắc Nam, đường sắt Thống Nhất và tuyến vận tải biển hành khách cao tốc.
Trên cơ sở đó, khu vực phía Bắc tạo tuyến đường sắt, đường bộ theo hướng: Hai hành lang và Một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, đường sắt cao tốc Hà Nội - Vinh, mở rộng các tuyến thủy, các cảng. Khu vực miền Trung - Tây Nguyên tập trung vào Hành lang Đông Tây, cảng trung chuyển Quốc tế Vân Phong.
Phía Nam là các tuyến đường bộ cao tốc từ Tp.HCM đi các vùng, đường sắt cao tốc Tp.HCM - Nha Trang, nâng cấp các tuyến đường thủy khu vực ĐBSCL và xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành để trở thành cảng trung chuyển có sức cạnh tranh trong khu vực.
Bên cạnh đó, các chiến lược phát triển giao thông vận tải đô thị, nông thôn, đảm bảo an toàn giao thông, phát triển bền vững và môi trường cũng được điều chỉnh, xây dựng, ban hành cho phù hợp với mục tiêu và tình hình mới.
Định hướng phát triển phương tiện vận tải cũng nêu rõ: Về đường bộ, phát triển phương tiện phải phù hợp với kết cấu cầu đường, từng bước hạn chế tăng lượng xe máy và kiểm soát tăng lượng ôtô con cá nhân ở các thành phố lớn, mục tiêu đến 2020 cả nước có khoảng 2,8-3 triệu xe ôtô, trong đó xe con 1,5 triệu chiếc.
Đường sắt hướng vào chuyên dụng cao, hiện đại hóa sức kéo và sức chở, tăng tốc độ chay tàu, mục tiêu đến 2020 có 1.200 đầu máy, 5-53.000 toa xe, trong đó toa xe khách chỉ chiếm 10%.
Đường biển cũng chú trọng phát triển các loại tàu chuyên dùng như tàu container, tàu hàng rời cỡ lớn, tàu dầu, tàu khí hóa lỏng, đồng thời trẻ hóa đội tàu biển đạt độ tuổi bình quân 12 năm vào năm 2020.
Hàng không phát triển đồng đều các loại máy bay vận tải khách tầm ngắn, tầm trung, tầm xa để đến 2020 đội tàu bay quốc gia có khoảng 140-150 chiếc các loại.
II. Các Giải Pháp
1. Những biện pháp từ Nhà Nước
1.1 Ưu tiên về vốn
Để phát triển Vận tải đa phương thức cần phải tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cảng biển, các đội tàu và cả các công nghệ máy móc, phương tiện tiên tiến của thế giới. Điều này đòi hỏi phải có chi phí đầu tư rất lớn. Trong điều kiện hiện nay, Nhà nước cũng đã đưa ra những giải pháp nhằm huy động nguồn vốn để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ như:
• Nguồn vốn trong nước: tăng cường đầu tư từ ngân sách, tối thiểu phải đạt 3 – 3.3% GDP; tiếp tục cho thu phí sử dụng trực tiếp, nghiên cứu các biện pháp thu phí sử dụng gián tiếp cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ; dành 100% nguồn thu phí giao thông qua xăng dầu cho phát triển và bảo trì mạng lưới giao thông đường bộ; huy động các ngồn vốn từ các
doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân bằng các hình thức phát hành trái phiếu, cổ phiếu; huy động tiền tiết kiệm và tích luỹ nội bộ trong nước; cho phép thành lập “Quy hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông”; khuyến khích hình thức đầu tư BOT trong nước.
• Ngồn vốn nước ngoài ( ODA và BOT): có cơ chế, chính sách giải quyết các vấn đề trong nước như bố trí vốn đối ứng, giải phóng mặt bằng, đền bù, tái định cư… để thực hiện được dự án đầu tư vốn ODA, BOT; xác định rõ các danh mục, các công trình cho phép đầu tư trực tiếp của nước ngoài; có chính sách nhất quán, hấp dẫn, lâu dài để khuyến khích và đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư; mở rộng các dạng đầu tư khác như BT, BOO, BOS.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp vận tải có nguồn vốn trong quá trình đầu tư công nghệ cao: ngân hàng Nhà nước cho phép doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn đầu tư thiết bị; mở rộng hình thức cho vay tín chấp; thuê mua tài chính; ngân hàng chấp nhận cho doanh nhân dùng quyền sử dụng đất để tín chấp vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất; sáp nhập những doanh nghiệp nhỏ; mở rộng hình thức liên doanh với các công ty nước ngoài, nhằm mục đích tăng cường chuyển giao công nghệ tiên tiến và cải tạo tình hình vốn cho sản xuất kinh doanh.
1.2 Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng và phương tiện vận tải, xếp dỡ phục vụ cho Vận tải đa phương thức
Một trong những rào cản lớn nhất trong việc phát triển vận chuyển Container nói chung và Vận tải đa phương thức nói riêng là sự thiếu và không đồng bộ về kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, kết cấu hạ tầng phục vụ cho Vận tải đa phương thức bao gồm hệ thống đường bộ, đường sông, đường hàng không và đường biển. Để khắc phục tình trạng này, Bộ giao thông vận tải đã xây dựng định hướng phát triển ngành tới năm 2020 ( đã được trình bày ở phần I chương III). Đây có thể được coi là một tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển của Vận tải đa phưưong thức ở Việt Nam.
1.3 Hoàn thiện chính sách và luật pháp nhằm phát triển có hiệu quả Vận tải đa phương thức
• Xây dựng khung chính sách phát triển vận tải đa phương thức
Trong giai đoạn trước mắt Chính phủ cần có các chính sách khuyến khích phát triển Vận tải đa phương thức như sau:
Đầu tư vốn phát triển kết cấu hạ tầng GTVT và phương tiện vận tải tạo cơ sở vật chất cho Vận tải đa phương thức, có chính sách khuyến khích về thuế đối với dịch vụ vận tải đa phương thức và người kinh doanh vận tải đa phương thức.
Cho phép các nhà kinh doanh Vận tải đa phương thức của Việt Nam liên doanh với các nhà kinh doanh Vận tải đa phương thức có tiềm năng của nước ngoài đề tìm thị trường cho dịch vụ Vận tải đa phương thức của ta. Các Liên doanh này được thực hiện ở Việt Nam và ở nước ngoài.
• Cần có chính sách bảo hộ ngành vận tải trong nước
Trong lĩnh vực vận tải quốc tế, nhiều nước đã có những quy định rất cụ thể nhằm khuyến khích việc chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đội tàu của quốc gia đó. Sự khuyến khích đó được thể hiệ qua chính sách kinh tế, tài chính như: ưu đãi về thuế, tài trợ đầu tư tàu, quản lý chặt sự tham gia thị trường vận tải của các hãng tàu nước ngoài.
Để hướng tới mục tiêu tăng thị phần hàng hoá xuất nhập khẩu cho đội tàu biển quốc gia, nhà nước cần có những chính sách và biện pháp thiết thực để điều tiết thị trường vận tải, bảo hộ đội tàu nước ngoài mở thêm tuyến, đưa thêm tàu về khai thác thị trường Việt Nam khi các đội tàu Việt Nam có đủ năng lực đảm nhận. Đặc biệt là vận tải Container và Vận tải nội địa. Ngoài ra để đảm bảo mội trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, có sự quản lý ucả nước ta đối với những trường hợp các hãng tàu nước ngoài vi phạm các quy định về mở tuyến vận tải, đăng ký mức cước hoặc có những hành động cạnh tranh không lành mạnh khác để tranh giảm thuế, áp dụng một số biện pháp khuyến khích các chủ hàng Việt Nam sử dụng đội tàu nước mình là điều cần thiết giúp cho đọi tàu quốc gia giành lại thị phần ngay trên sân nhà.
• Đổi mới toàn diện cơ chế chính sách, tạo động lực cho sự phát triển ngành vận tải hàng hoá đường bộ
Đối với ngành vận tải hàng hóa đường bộ trong giai đoạn hiện nay có những đặc trưng rất cơ bản đó là hạt nhân chính của ngành là khối kinh tế tư nhân. Điều này mang lại những hiệu quả rất thiết thực và nó cũng chứng minh cho chiến lược nâng cao, mở rộng của khối kinh tế này.
Tuy nhiên, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm vì mục tiêu trở thành nước công nghiệp phát triển trong năm 2020. Chúng ta nhanh chóng hoàn thiện hệ thống chính sách bảo đảm cho sự đầu tư, giữ vững ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống Luật giao thông đường bộ mà theo đó có thể là “bà đỡ” cho doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp. Tuyệt đối tôn trọng quyền tự do kinh doanh theo các nguyên tắc thị trường, tôn trọng các điều ước quốc tế. Trong thời gian qua cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng và Nhà nước đã luôn chỉ đạo các cấp các ngành liên quan vào cuộc đề giải quyết những bất cập về cơ chế chính sách đối với ngành.
Vẫn biết rằng cạnh tranh xây dựng trên nền tảng nỗ lực của doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng phải khẳng định rằng những chính sách vĩ mô của Nhà nước đóng vai trò đầu tàu đối với sự phát triển đi lên của doanh nghiệp. Nhà nước, chính phủ phải tạo ra sân chơi bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế trên cơ sở tôn trọng quy luật thị trường.
2. Những biện pháp ngoài Nhà nước
2.1 Nâng cao chất lượng dịch vụ Vận tải đa phương thức
Để nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải đa phương thức ngoài các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt nhất, giá thành dịch vụ thấp nhất, hoàn thành dịch vụ đúng thời hạn và độ tin cậy của dịch vụ được đảm bảo thì người kinh doanh vận tải đa phương thức còn cần có sự nhận thức đầy đủ về Vận tải đa phương thức, phải phát triển kết cấu hạ tầng đầy đủ, đồng bộ và phải phát triển được EDI. Bên cạnh đó cũng phải xem xét các yếu tố sau:
• Đơn giản hoá các thủ tục có liên quan tới vận tải và giao nhận hàng hoá.
• Xây dựng hệ thống pháp lý hoàn chỉnh, rõ ràng, minh bạch và nhất quán.
• Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng vận tải đa phương thức.
• Phối hợp chặt chẽ giữa các phương thức vận tải.
• Có chính sách khuyến khích đối với Vận tải đa phương thức. 2.2 Tăng cường liên hiệp các Vân tải đa phương thức
Kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới cho thấy, không cần phải tất cả các phương thức vận tải tham gia phục vụ chuyên chở hàng hoá trong buôn bán quốc tế phải mạnh mới thực
hiện quyền vận tải hàng hoá, mà trong quá trình mở rộng và phát triển kinh tế đối ngoại, phải coi trọng việc tăng cường liên kết các công ty vận tải giữa trong nước và quốc tế để cho thị trường vận tải được thông suốt. Việc liên kết các công ty vận tải lại giúp cho việc khai thác phương tiện vận tải đi về nhiều chiều trên các đại dương theo những tuyến đường phù hợp và ổn định thông qua các công ty vận tải hoặc trung tâm giao nhận - vận chuyển đặt ở một số