Một là, định hướng đào tạo theo chất lượng, đào tạo dựa trên sự tự nghiên cứu, tập
trung vào sự hiểu biết, các kỹ năng thực tế, đa dạng các hình thức như huấn luyện, cố vấn,…
Hai là, chủ động tiếp nhận cơng nghệ mới, đi tắt đón đầu, gửi người học đi học tại các
nước có công nghệ đường sắt tiên tiến như Nhật, Hàn Quốc, Đức,… đặc biệt từ các chương trình học bổng hỗ trợ từ các nước này, mua công nghệ từ các nước này, thuê chuyên gia, tiếp nhận triển khai, sau đó từng bước thay thế chuyên gia nước ngoài bằng chuyên gia trong nước.
Ba là, công ty phải tự tổ chức được các khóa đào tạo nội bộ, bằng chính những
chuyên gia, cán bộ lãnh đạo của từng bộ phận chuyên môn công ty trực tiếp truyền đạt cho chính những người lao động yếu hơn về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, kinh nghiệm,…như vậy sẽ tiết kiệm được chi phí đào tạo và mang lại cao hiệu quả cao.
Bốn là, doanh nghiệp phải tạo lập, bồi dưỡng và duy trì một đội ngũ nhân viên hội đủ
các phẩm chất chăm chỉ, chịu khó, tự tin, năng động, có năng lực học tập và tinh thần đồng đội, tác phong làm việc đúng giờ, khả năng giao tiếp tốt.
Năm là, phải xem việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ chung và xuyên suốt cho từng đơn vị, từng bộ phận chuyên môn, từng cán bộ lãnh đạo,… xem đó là một trong các nhiệm vụ ưu tiên nhất trong tồn cơng ty.
Sáu là, ưu tiên đào tạo những chuyên ngành mang tính kỹ thuật cao để người lao động từng bước làm chủ công nghệ, những nhân viên trẻ có năng lực, đạo đức tốt, có tâm huyết với ngành, định hướng cho họ phát triển lâu dài với những chế độ đãi ngộ phù hợp.
Tóm tắt chương 1
Trong chương này tác giả đã giới thiệu những lý luận cơ bản về quản trị nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, cụ thể:
- Khái quát về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực, gồm các nội dung: khái niệm về nguồn nhân lực; phát triển nguồn nhân lực.
- Khái quát về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, bao gồm các nội dung sau: khái niệm về đào tạo; khái niệm về phát triển; các phương pháp đào tạo và phát triển: đào tạo trong công việc và đào tạo ngồi cơng việc; tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo và phát triển: quy trình đào tạo và phát triển, lập kế hoạch đào tạo, tổ chức thực hiện đào tạo, đánh giá đào tạo và định kỳ đánh giá.
- Khái quát về ngành đường sắt và vận tải đường sắt, bao gồm các nội dung: giới thiệu về đặc điểm ngành đường sắt; vận tải bằng đường sắt; các ưu điểm và nhược điểm của vận tải đường sắt; một số đặc điểm về nhân lực đường sắt.
- Sơ lược đường sắt và kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực đường sắt của một số nước: Nhật bản, Hàn quốc và Ấn độ. Kinh nghiệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Vận tải Hành khách Đường sắt Hà Nội.
Tác giả cho rằng đây là những luận cứ cần thiết cho việc phân tích đánh giá thực trạng cơng tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở chương 2 và đề xuất một số giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại SRPT ở chương 3 của Luận văn.
Chương 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI SRPT