Nhân tố khó khăn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển ngân hàng công thương việt nam thành tập đoàn tài chính ngân hàng từ nay đến năm 2015 (Trang 83)

CHƯƠNG I : Tổng quan về tập đồn Tài chính– ngân hàng

3.2.2. Nhân tố khó khăn

3.2.2.1. Diễn biến bất lợi của nền kinh tế Việt Nam và thế giới

Năm 2011 được nhận định là năm có nhiều khó khăn cho ngành ngân hàng với tăng trưởng và lợi nhuận thấp. Lãi suất trên thị trường huy động vốn thường xuyên thay đổi và dự báo tiếp tục xu hướng đó trong giai đoạn đầu năm 2012 khiến cho thu nhập của Ngân hàng phần nào bị ảnh hưởng. Suy thoái kinh tế và sụt giảm nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam dẫn đến nhu cầu vay vốn của

-Trang 72-

các doanh nghiệp khơng cao. Tăng trưởng tín dụng giảm đồng nghĩa với việc các ngân hàng phải giảm bớt lợi nhuận từ hoạt động truyền thống vốn chiếm tới 60- 70% thu nhập của tồn hệ thống. Bên cạnh đó, nguy cơ về nợ xấu của các ngân hàng vẫn còn tiềm ẩn.

Những diễn biễn trái chiều của nền kinh tế Việt Nam và thế giới đã ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp trong đó có các ngân hàng. Cùng với sự biến động mạnh của thị trường tiền tệ là sự thay đổi lớn của cơ cấu nguồn vốn theo hướng kỳ hạn ngắn dần, luồng tiền vào ngân hàng bị tác động bởi nhiều yếu tố như lạm phát, suy giảm kinh tế, tỷ giá ngoại tệ, tâm lý... mang lại rủi ro thị trường cho các tổ chức tín dụng. Sự suy giảm liên tục của thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản trong nước, ảnh hưởng xấu của nền kinh tế thế giới tạo ra nhiều sức ép và khó khăn cho doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng.

3.2.2.2. Khó khăn do áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt

Trước đây với lợi thế về vốn, tài sản và mạng lưới hoạt động, các ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMQD) đóng vai trị tạo lập sân chơi. Trong những năm trở lại đây các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) đã đạt được mức tăng trưởng vượt trội về vốn, quy mô hoạt động. Các ngân hàng này liên tục mở rộng mạng lưới các chi nhánh và các văn phòng đại diện. Hiện nay, thị phần đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ giữa khối NHTMQD và khối NHTMCP. NHTMCP tăng nhanh về thị phần cho vay cũng như thị phần huy động vốn. Đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy sức cạnh tranh ngày càng lớn từ các NHTM CP.

Bên cạnh sự lớn mạnh của hệ thống các NHTMCP, hoạt động của các ngân hàng nước ngoài đang ngày càng được mở rộng. Theo cam kết hội nhập, từ 01/04/2007 Việt Nam cho phép các ngân hàng 100% vốn nước ngoài được hoạt động và thực hiện hầu hết các nghiệp vụ như một ngân hàng nội địa – hiện đã có 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài được cấp phép thành lập là Ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải và Ngân hàng Standard Chartered Bank và ngân hàng ANZ, Ngân hàng Hông Leong Việt Nam, Ngân hàng Shinhan Việt Nam.

-Trang 73-

Áp lực từ biến động của nền kinh tế, cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng và các định chế tài chính đã làm thay đổi cơ cấu nguồn vốn theo hướng kỳ hạn ngắn dần, nguồn vốn lỏng dễ bị tác động bởi các yếu tố như tỷ giá, lạm phát, tâm lý khách hàng... đã tạo ra nhiều sức ép và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng tại Việt Nam nói chung và NHCT nói riêng.

3.2.2.3. Khó khăn do sự chuyển dịch nguồn lao động

Thời gian qua, việc dịch chuyển các nguồn lực lao động có chất lượng cao trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khốn diễn ra khá phổ biến. Nguồn nhân lực của NHCT cũng khơng nằm ngồi sự dịch chuyển này. Điều này xuất phát từ hai nguyên nhân chủ yếu :

Thứ nhất, thị trường dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khốn đang phát triển với tốc độ cao, yêu cầu về việc mở rộng địa bàn hoạt động, phát triển mạng lưới là yêu cầu cấp bách trong xu thế mở cửa và hội nhập dẫnđến nhu cầu về lao động đối với những lĩnh vực này tăng cao. Việc tuyển mới nhân sự sẽ không hiệu quả bằng việc thu hút các nhân sự có chất lượng cao tại các đơn vị khác trong cùng ngành nghề, cùng lĩnh vực.

Thứ hai, bản thân người lao động có chất lượng cao luôn nhận được sự quan tâm thu hút của các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng nước ngồi, tổ chức tài chính khác với các chính sách, chế độ đãi ngộ hấp dẫn. Điều này đã dẫn đến việc một bộ phận nhân sự có trình độ, kinh nghiệm chuyển sang làm việc ở nơi khác gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của NHCT.

3.2.2.4. Hạn chế về công nghệ thông tin

Mặc dù công nghệ ngân hàng đã được đổi mới và hiện đại hoá nhưng vẫn chưa theo kịp các ngân hàng trong khu vực. Tính năng ‘Hệ thống ngân hàng lõi’ cịn hạn chế. Chương trình hiện đại hố INCAS cần bổ sung nhiều tiện ích để đáp ứng nhu cầu phân tích và quản trị điều hành đáp ứng yêu cầu cấp bách của hoạt động kinh doanh trong giai đoạn hội nhập.

Hệ thống kế tốn của NHCT cịn thiếu tính đồng bộ, hệ thống thanh tốn giữa các NHTM và NHNN chưa thống nhất, cần phải tiếp tục đổi mới và hiện đại hoá.

-Trang 74-

3.2.2.5. Các hạn chế khác

Bên cạnh những khó khăn trên, NHCT cịn gặp phải một số những hạn chế trong quá trình hoạt động. Một số chi nhánh còn chủ quan, chưa nhận thức đúng khó khăn, diễn biến phức tạp của thị trường khi điều hành hoạt động kinh doanh, chưa tuân thủ đúng chủ trương, chỉ đạo của Ban lãnh đạo như cho vay vượt quá chỉ tiêu, cho vay vào lĩnh vực đã được yêu cầu hạn chế, cho vay với tài sản thế chấp không đảm bảo giá trị, chưa tận dụng lại thời cơ để cơ cấu lại khách hàng v.v.. vừa gây khó khăn cho điều hành hệ thống, vừa khơng cải thiện được chất lượng tín dụng.

Cơ cấu tổ chức nguồn nhân lực còn một số bất cập như : chưa có sự trao đổi hợp lý giữa các phòng quản lý nguồn nhân lực tạo Trụ Sở chính với cán bộ nguồn nhân lực tại các chi nhánh; sự phối hợp chưa triệt để trong xử lý cơng việc giữa một số phịng ban, giữa Trụ sở chính và chi nhánh đơi lúc gây chậm trễ, ách tắc, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh; thiếu cán bộ, chuyên gia giỏi đảm nhiệm các nghiệp vụ mới và lĩnh vực công nghệ cao.

3.3 Mơ hình và giải pháp phát triển NHCTVN thành tập đồn Tài chính – Ngân hàng

3.3.1. Mơ hình tập đồn tài chính NHCTVN

Với kinh nghiệm hoạt động trải qua 23 năm, NHCTVN đã khẳng định vị thế hàng đầu của mình trên thị trường và hướng tới xây dựng cho mình mơ hình tập đồn tài chính – NHCTVN (xem hình 3.3). Dựa vào phần lý luận về một số cấu trúc tổ chức tập đồn TC-NH trên thế giới thì NHCTVN đã xây dựng cho mình theo mơ hình ngân hàng đa năng.

-Trang 75-

Hình 3.1: Mơ hình tập đồn TC-NH Cơng thương Việt Nam

-Trang 76-

Theo mơ hình này, NHCTVN dự kiến hoạt động trên những lĩnh vực kinh doanh như sau:

a. Khối hoạt động của ngân hàng thương mại:

Bao gồm các công ty sau: NHCTVN; Ngân hàng liên doanh Indovina; Ngân hàng Sài gịn Cơng thương; Cơng ty tài chính UDIC; và các NHTM do NHCTVN đầu tư vốn.

Hoạt động chính của khối này như sau:

• Huy động vốn: Ngân hàng huy động vốn dưới các hình thức sau: Nhận tiền gửi; Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và các giấy tờ có giá khác; Vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngồi nước, vay vốn của NHNN; Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN.

• Hoạt động tín dụng: Ngân hàng cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dưới các hình thức sau: Cho vay; Bảo lãnh; Cho th tài chính; Chiết khấu cơng cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; Bao thanh tốn và các hình thức khác theo quy định của Pháp luật.

• Dịch vụ thanh tốn và ngân quỹ: Ngân hàng mở tài khoản, cung ứng dịch vụ thanh toán và ngân quỹ cho khách hàng trong nước và ngoài nước theo quy định của Pháp luật; Ngân hàng tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và ngoài nước. Tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế khi được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

• Các dịch vụ ngân hàng thương mại khác: Kinh doanh trên thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối, thị trường giao dịch hàng hóa kỳ hạn trong nước và nước ngoài; Cung ứng các dịch vụ: Bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác theo quy định của Pháp luật;

b. Khối hoạt động ngân hàng đầu tư

Bao gồm các hoạt động: Công ty Chứng khốn; Cơng ty Quản lý quỹ; Cơng ty

Đầu tư tài chính (Vimedimex); Cơng ty Bất động sản và đầu tư tài chính; và Các cơng ty (NH đầu tư) khác mà NHCTVN đầu tư vốn.

-Trang 77-

Ngân hàng thực hiện hoạt động ngân hàng đầu tư trực tiếp hoặc thông qua các công ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ mà Ngân hàng nắm cổ phần chi phối theo quy định của Pháp luật.

Hoạt động ngân hàng đầu tư bao gồm không hạn chế ở các loại hình sau: - Tư vấn tài chính doanh nghiệp và đầu tư chứng khoán;

- Bảo lãnh phát hành chứng khốn; - Mơi giới và tự doanh chứng khoán;

- Quản lý và/hoặc phân phối chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán; - Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.

- Được quyền ủy thác, nhận ủy thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng ủy thác, đại lý.

- Tư vấn tài chính, tiền tệ cho khách hàng dưới hình thức trực tiếp tư vấn cho khách hàng hoặc thành lập cơng ty có liên quan theo quy định của Pháp luật.

- Góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp khác theo quy định của Pháp luật; - Thành lập Công ty con, đơn vị sự nghiệp hoặc tham gia thành lập các Công ty liên kết trong và ngoài nước để thực hiện hoạt động kinh doanh khác có liên quan đến hoạt động ngân hàng theo quy định của Pháp luật;

- Góp vốn với tổ chức tín dụng nước ngồi để thành lập tổ chức tín dụng liên doanh tại Việt Nam theo quy định của Pháp luật.

c. Khối hoạt động bảo hiểm

Bao gồm các hoạt động: Công ty Bảo hiểm phi nhân thọ; Công ty Bảo hiểm nhân thọ; Công ty tái bảo hiểm; và Các công ty bảo hiểm khác mà NHCTVN đầu tư vốn.

Ngân hàng thực hiện cung ứng dịch vụ bảo hiểm sau đây dưới hình thức thành lập Công ty con, liên doanh hoặc làm đại lý cho các công ty bảo hiểm theo quy định của Pháp luật:

d. Khối các dịch vụ tài chính khác

-Trang 78-

(Vietnam Gold); Cơng ty Chun mạch tài chính quốc gia (Banknet); Cơng ty thẻ; Công ty kiều hối; và Công ty dịch vụ Internet Banking.

e. Khối các dịch vụ khác

Bao gồm: Đầu tư tài chính vào các đối tác chiến lược; Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; Viện nghiên cứu phát triển; Các công ty hoạt động trong một số lĩnh vực chuyên ngành khác

3.3.2. Giải pháp phát triển NHCTVN thành tập đồn Tài chính – Ngân hàng từ nay đến năm 2015

3.3.2.1. Tái cơ cấu mơ hình tổ chức và hoạt động

- Cấu trúc lại mô thức tổ chức và quản trị doanh nghiệp phù hợp với thông lệ quốc tế tốt nhất, đặc biệt trong các lĩnh vực nghiên cứu chiến lược; quản trị rủi ro; quản trị tài chính, kiểm tra/kiểm tốn nội bộ

- Phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động để trở thành một tập đồn TC-NH. Theo đó, bên cạnh các cơng ty trực thuộc hiện có là: Cơng ty Cho th Tài chính; Công ty Chứng khốn Cơng thương; Cơng ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản; Công ty TNHH MTV Bảo hiểm; Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ; Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý. Việc mở các Chi nhánh nước ngoài cũng nằm trong kế hoạch phát triển của NHCTVN.

- Phát triển mơ hình tổ chức theo định hướng khách hàng (bán bn/bán lẻ) và tiêu chí kinh doanh (bán hàng/tác nghiệp/quản lý rủi ro/hỗ trợ kinh doanh).

- Áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong quản trị điều hành.

• Chuẩn hóa các quy trình, thủ tục quản lý và tác nghiệp theo chuẩn mực quốc tế. Theo đó, các hệ thống quản lý khách hàng, quản trị tín dụng, quản lý tài chính đặc biệt là quản lý rủi ro sẽ được hoàn thiện và nâng cao chất lượng theo chuẩn mực quốc tế.

• Tiếp tục phát triển và hoàn thiện hệ thống báo cáo quản lý nội bộ và hệ thống kế tốn quản lý nhằm hỗ trợ cơng tác quản lý kinh doanh, ứng dụng hiệu quả các hệ thống thông tin quản lý trong việc hỗ trợ ra quyết định trong hoạt động kinh doanh

-Trang 79-

cũng như tăng cường vai trị điều hành kinh doanh, kiểm sốt và quản lý rủi ro. • Tiếp tục thực hiện việc phân tách rõ ràng chức năng nhiệm vụ giữa các bộ phận: quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro và tác nghiệp trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh chủ đạo của NHCTVN.

3.3.2.2. Nâng cao năng lực tài chính

- NHCTVN cần tiếp tục đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, đưa vào áp dụng các mơ thức quản trị tín dụng hiện đại, áp dụng việc phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro theo chuẩn mực quốc tế để đảm bảo lành mạnh hóa tình hình tài chính theo đúng các chuẩn mực quốc tế.

- Tiếp tục hồn thiện mơ thức quản lý rủi ro tín dụng dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, đồng thời rà sốt lại danh mục tín dụng - cơ cấu theo hướng đảm bảo hiệu quả và an toàn, đưa ra các chỉ tiêu nhằm phát triển tín dụng đối với khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ và thể nhân.

- Với tốc độ tăng trưởng trên 20%/năm, dự kiến NHCTVN sẽ có qui mơ tổng tích sản đạt khoảng 750.000 tỷ VND (~ 37,5 tỷ USD) vào năm 2015. Việc tiếp tục các giải pháp lành mạnh hóa tài chính và nâng cao tỷ lệ an toàn vốn là những bước đi cần thiết để tăng tính hấp dẫn của cổ phiếu ngân hàng và thu hút được các nhà đầu tư tiềm năng. Đến năm 2015 lượng vốn chủ sở hữu (vốn điều lệ và các khoản mục vốn khác) cần có để phục vụ cho mở rộng phát triển tập đoàn TC-NH sẽ là khoảng 76.152 tỷ VND (~ 3,8 tỷ USD) đồng nghĩa với việc tổng lượng vốn phải tăng thêm trong giai đoạn 20012-2015 là khoảng 51.000 tỷ VND (~ 2,5 tỷ USD) so với mức hiện có. Để nâng cao nguồn vốn của mình NHCTVN cần áp dụng mọi giải pháp để tăng nguồn vốn như:

a/ Tăng vốn từ bên trong

Nguồn vốn bổ sung tốt nhất chính là lợi nhuận giữ lại của ngân hàng. Để tăng lợi nhuận, NHCT cần phải phát triển các nghiệp vụ, dịch vụ truyền thống hiện có; đồng thời triển khai các dịch vụ hiện đại – đây vốn là những dịch vụ mang lại lợi nhuận cao. Hiện nay, NHCT đang từng bước tăng dần tỷ trọng thu nhập từ thu phí

-Trang 80-

dịch vụ thay vì truyền thống trước đây thu nhập chủ yếu từ hoạt động tín dụng.

Phương pháp nay phụ thuộc vào:

- Chính sách phân phối cổ tức cüa ngân hàng - Tốc độ tăng vốn từ nguồn nội bộ

b/ Tăng vốn từ bên ngoài

Các nguồn vốn từ bên ngồi có thể giúp NHCT gia tăng vốn bao gồm:

Phát hành thêm cổ phiếu mới: Phát hành thêm vốn cổ phần thuờng hay vốn

cổ phần ưu đãi là một hình thức huy động vốn phổ thông cüa các NHTMCP.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển ngân hàng công thương việt nam thành tập đoàn tài chính ngân hàng từ nay đến năm 2015 (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)