Đặc điểm tổ chức kế toán tiền mặt

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty Cổ phần Kim Tín (Trang 26 - 37)

Tiền mặt là một thành phần quan trọng trong tài sản lưu động của Công ty, với tính linh hoạt cao, tiền mặt được dùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán của Công ty cho những nhu cầu chi tiêu thường xuyên. Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có Phiếu thu, Phiếu chi, các chứng từ liên quan và có

TK 911 TK 632 TK 642 TK 511 TK 421 TK 421 (1) (3) (2) (5) (4) (6) TK 521

(1): Kết chuyển giá vốn sang TK xác định kết quả KD (2): Kết chuyển chi phí QLDN sang TK xác định kết quả KD (3): Kết chuyển Doanh thu bán hàng sang TK xác định kết quả KD (4): Kết chuyển lãi Hoạt động bán hàng sang TK xác định kết quả KD (5): Kết chuyển lỗ Hoạt động bán hàng sang TK xác đinh kết quả KD (6): Kết chuyển chiết khấu thương mại sang TK doanh thu bán hàng.

đủ chữ ký của nhận, người giao, người cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định. Kế toán tiền mặt sử dụng TK 111 “Tiền mặt” để phản ánh số tiền hiện có, tình hình thu, chi tiền mặt tại quỹ. Công ty tổ chức sổ sách hạch toán tiền mặt theo hình thức Nhật ký chung. Chứng từ sử dụng để hạch toán tiền tại quỹ gồm: Phiếu thu, Phiếu chi, Biên lai thu tiền, Biên bản kiểm kê quỹ,… Hàng ngày, kế toán tiền mặt căn cứ vào các chứng từ gốc là phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị thanh toán, lệnh chi, hóa đơn GTGT,…để ghi vào Sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái TK 111. Ngoài ra, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh còn được kế toán ghi vào Sổ chi tiết TK 111. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, kế toán tiền mặt cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra, đối chiếu khớp đúng số liệu trên Sổ Cái với Bảng tổng hợp chi tiết TK 111 thì kế toán dùng số liệu đó để lập Báo cáo tài chính. Phần hành kế toán tiền mặt có 2 nghiệp vụ là nghiệp vụ thu tiền và nghiệp vụ chi tiền.

Nghiệp vụ thu tiền: Các chứng từ sử dụng liên quan đến nghiệp vụ thu tiền gồm có: Phiếu thu, Hóa đơn bán hàng thông thường, Hóa đơn GTGT, Biên lai thu tiền,…Phiếu thu do kế toán tiền mặt lập thành 3 liên, ghi đầy đủ các nội dung yêu cầu vào Phiếu thu, sau đó chuyển cho kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị ký duyệt, rồi được chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục nhập quỹ, phiếu thu phải có chữ ký của người nộp tiền, kế toán trưởng, người lập phiếu thu ( thường là kế toán tiền mặt ), thủ trưởng đơn vị và thủ quỹ. Liên 1 lưu tại nơi lập phiếu, liên 2 giao cho thủ quỹ để ghi sổ quỹ, liên 3 được giao cho người nộp tiền.

Nghiệp vụ chi tiền: Các chứng từ sử dụng liên quan đến nghiệp vụ chi

tiền gồm có: Giấy đề nghị thanh toán, Giấy đề nghị tạm ứng, Phiếu chi, Hóa đơn bán hàng thông thường, Hóa đơn GTGT,…Khi có giấy đề nghị chi tiền, có thể với mục đích mua hàng, thanh toán chi phí điện nước, hoặc là nhân

viên tạm ứng, sau khi được sự phê duyệt của kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị, giấy đề nghị chi tiền được gửi đến kế toán tiền mặt để lập phiếu chi. Phiếu chi được lập thành 3 liên và chỉ sau khi có đủ chữ ký ( ký theo từng liên) của người lập phiếu, kế toán trướng, thủ trưởng đơn vị, thủ quỹ mới được xuất quỹ. Sau khi nhận đủ số tiền người nhận tiền phải ghi số tiền đã nhận bằng chữ, ký tên và ghi rõ họ, tên vào Phiếu chi. Liên 1 lưu tại nơi lập phiếu, liên 2 giao cho thủ quỹ và liên 3 giao cho người nhận tiền.

Các nghiệp vụ thu và chi tiền tại quỹ tiền mặt xảy ra tương đối thường xuyên nhưng với số tiền ít vì theo quy định của Công ty thì tất cả các giao dịch với số tiền lớn hơn 20 triệu đồng thì đều phải thanh toán qua ngân hàng.

Khi phát sinh các nghiệp vụ thu tiền, kế toán tiền mặt căn cứ vào phiếu thu hạch toán như sau:

Nợ TK 111: Tiền mặt

Có TK ( liên quan) : …

Khi phát sinh các nghiệp vụ chi tiền kế toán căn cứ vào phiếu chi hạch toán như sau:

Nợ TK ( liên quan): … Có TK 111: Tiền mặt

PHẦN 3

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIM TÍN 3.1 Về tổ chức bộ máy kế toán và phân công lao động kế toán

3.1.1 Về tổ chức bộ máy kế toán

Trong công tác kế toán, Công ty chủ động xây dựng bộ máy kế toán theo quy mô vừa tập trung vừa phân tán phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và bộ máy quản lý của Công ty. Việc phân chia nhiệm vụ giữa các phần trong bộ máy kế toán có tính khoa học cao, đảm bảo sự hoạt động nhịp nhàng giữa các bộ phận, phản ánh kịp thời các thông tin kế toán tài chính cho việc ra quyết định. Phòng tài chính kế toán theo đúng như tên gọi của nó thực hiện đồng thời hai chức năng; tổ chức ghi chép sổ sách kế toán đồng thời quản trị tài chính cho doanh nghiệp. Công tác kế toán tại công ty được tin học hóa kế toán bằng phần mềm kế toán AC Soft- phần mềm kế toán doanh nghiệp sản xuất công nghiệp dùng chung cho Tập đoàn Kim Tín. Nhờ sự trợ giúp của máy tính khối lượng ghi chép các nghiệp vụ tài chính phát sinh được giảm đáng kể với độ chính xác cao đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời về tình hình sản xuất kinh doanh cho bộ máy quản lý nhằm đưa ra những quyết định chính xác kịp thời. Để phù hợp với việc áp dụng máy vi tính trong công tác kế toán, Công ty đã áp dụng hình thức luân chuyển chứng từ theo hình thức Nhật ký chung. Đây là hình thức kế toán phù hợp với chế độ kế toán mà Công ty áp dụng, đồng thời tạo điều kiện cho công tác đối chiếu, kiểm tra theo từng chứng từ. Nhìn chung về tổ chức bộ máy kế toán đã ngày càng hoàn thiện hơn, gọn nhẹ nhưng ngày cang hiệu quả, trình tự luân chuyển chứng từ hợp lý, giúp rút ngắn thời gian lưu chuyển, giúp cho công việc của các kế toán cũng như nhân viên kinh doanh nhanh hơn, hoàn thành công việc một

cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên không phải không có những điểm yếu cần phải khắc phục, với một lượng hàng hoá lớn và tần suất nhập xuất trong ngày là không nhỏ, để các kế toán ở phòng kế toán của công ty nắm bắt được rõ tình hình thực tế ở các kho hàng ở các tỉnh thành thì các tỉnh thành cũng cần được trang bị những thiết bị điện tử, máy tính và phần mềm kế toán. Để tránh những lỗi cơ bản như đang làm việc nhưng không vào được phần mềm thì trong công ty nên có một người chuyên phụ trách về công nghệ thông tin, để giúp cho quá trình làm việc được đảm bảo không bị mất thời gian chờ quá lâu khi gặp sự cố.

3.1.2 Về phân công lao động kế toán

Bộ máy kế toán của công ty gồm có 15 nhân viên trong đó có 9 nhân viên ở 9 kho hàng tại 9 tỉnh thành trên cả nước. Nhìn chung sự phân công công tác kế toán như thế đã hợp lý, mỗi người đảm nhận một phần hành kế toán, các kế toán chuyên quản chịu trách nhiệm chuyển số liệu cho kế toán tổng hợp, sự phân công cho thấy bộ máy kế toán phân công lao động một cách khoa học, mỗi người có nhiệm vụ riêng, không chồng chéo lên nhau. Tuy nhiên cũng có nhiều điểm cần phải lưu ý, thứ nhất là hiện nay trong phòng kế toán của công ty chỉ có 6 người, mà khối lượng công việc rất nhiều, công ty nên xem xét đánh giá lại để quyết định có nên tuyển thêm nhân viên kế toán hay không, vì nếu có một nhân viên bị ốm hay có việc bận không đi làm được thì công việc sẽ bị ứ đọng, gây nhiều bất cập, thứ hai là công ty cũng nên có một nhân viên kế toán đi kiểm tra giám sát tình hình công tác kế toán tại các kho trực thuộc để đảm bảo tình hình ghi sổ, quy trình làm việc đúng theo chế độ quy định. Mặt khác, khi có sự chênh lệch hay có những nghi vấn không phải tìm kiếm lâu, giảm thiểu sai sót chung cho toàn công ty. Công ty cũng nên tạo điều kiện để các nhân viên kế toán được học tập tìm hiểu nâng cao trình độ chuyên môn để luôn nắm bắt được những thay đổi cử chế

độ, những thông tư hướng dẫn của bộ tài chính. Ngoài ra công ty cũng nên tạo điều kiện cho các nhân viên được học tập về tin học để sử dụng phần mềm kế toán một cách hiệu quả nhất, dẫn đến công tác kế toán cũng đạt được hiệu quả cao nhất.

3.2 Về tổ chức vận dụng chế độ kế toán

3.2.1 Về tổ chức hệ thống chứng từ

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh có nhiều loại chứng từ nhưng dù loại chứng từ nào thì cũng phải đảm bảo có đầy đủ các yếu tố cơ bản, tuân thủ chặt chẽ trình tự lập, phê duyệt và luân chuyển chứng từ để phục vụ cho yêu cầu quản lý ở các bộ phận có liên quan và yêu cầu ghi sổ, kiểm tra của kế toán. Việc tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ nhìn chung đã đạt được sự luân chuyển hợp lý, có khoa học, các chứng từ phát sinh đảm bảo được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, làm bằng chứng để kiểm tra giám sát quá trình sản xuất kinh doanh. Trình tự mua hàng và bán hàng đều đảm bảo có đầy đủ các chứng từ cần thiết, việc tổ chức bán hàng của công ty cũng rất chặt chẽ khi phân ra bán buôn và bán lẻ với các hợp đồng chiết khấu để đảm bảo lợi ích cho khách hàng nhiều nhất. Mọi đơn hàng đều được kế toán bán hàng cập nhật hàng ngày, ghi chép liên tục theo trình tự thời gian và đối chiếu hàng ngày với thư ký bán hàng. Điều đó khẳng định mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được xem xét kỹ lưỡng, phát hiện kịp thời các sai sót và điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với chế độ tài chính quy định. Quy trình luân chuyển chứng từ được thực hiện theo đúng quy định và phù hợp với yêu cầu của các nghiệp vụ kinh tế. Chứng từ cũng đã được lưu giữ theo từng ngành hàng, từng mặt hàng, từng hợp đồng nên rất thuận lợi cho việc tìm kiếm và điều tra, kiểm tra đối chiếu khi cần thiết. Có thể nói rằng việc tổ chức chứng từ ở Công ty Cổ phần Kim Tín là tương đối hợp lý, phản ánh kịp thời và chính xác trung

thực các thông tin kinh tế tài chính, quy trình luân chuyển hợp lý làm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của công ty.

3.2.2 Về tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản

Là doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ nên hệ thống tài khoản của Công ty tương đối đơn giản, áp dụng theo đúng chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên với số lượng các mặt hàng tương đối lớn việc mã hóa các mặt hàng đã giúp cho công tác kế toán giảm bớt phức tạp và thời gian. Mỗi kế toán chuyên quản phần hành nào thì sẽ được giao theo dõi tài khoản của phần hành đó. Với hệ thống các chi nhánh ở rất nhiều nơi hạch toán phụ thuộc Công ty nên Công ty sử dụng Tài khoản thanh toán nội bộ: TK 136 và TK 336 tuy nhiên Công ty nên chi tiết TK 136 và TK 336 để phản ánh rõ ràng chi nhánh nào, tránh hiện tượng nhầm lẫn.

3.2.3 Về tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán

Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung, tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải ghi vào sổ nhật ký. Hiện nay công ty đã sử dụng hệ thống kế toán máy nên công việc cũng tương đối đơn giản, kế toán có thể kiểm tra cân đối một cách dễ dàng và nhanh chóng. Nhìn chung việc áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung là tương đối đơn giản, giúp cho khối lượng công việc của kế toán đơn giản và gọn nhẹ hơn rất nhiều, tuy nhiên đội ngũ kế toán của công ty cũng nên học cách áp dụng theo các hình thức ghi sổ khác một cách thuần thục để nâng cao trình độ của mình. Hệ thống sổ kế toán của công ty bao gồm sổ nhật ký chung, sổ cái tài khoản, và các sổ kế toán chi tiết gồm có sổ chi tiết hàng tồn kho, sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết doanh thu, công nợ phải thu, phải trả…

3.2.4 Về tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty có kỳ lập báo cáo tài chính theo năm, hệ thống báo cáo tài chính gồm có bảng cân đối kế toán; báo cáo kết quả kinh doanh; thuyết minh báo cáo tài chính và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Công ty tiến hành lập báo cáo kế toán khi kết thúc kỳ kế toán năm và nộp cho Bộ tài chính sau khi kết thúc kỳ kế toán là 3 tháng. Các báo cáo được lập dựa trên các thông tin đầy đủ đã được kế toán phản ánh hằng ngày cung cấp thông tin chính xác cho người quan tâm cả trong và ngoài Công ty. Các báo cáo, bảng biểu được máy thực hiện dựa trên quá trình nhập dữ liệu các nghiệp vụ kinh tế phat sinh, các bút toán kết chuyển, điều chỉnh và các tiêu thức phân bổ nên để đảm bảo độ chính xác và tránh mất thời gian đối chiếu kiểm tra lâu thì kế toán phải tiến hành kiểm tra mỗi ngày các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã đầy đủ và chính xác chưa.

KẾT LUẬN

Sau quá trình học tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân và thời gian nghiên cứu tìm hiểu về tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty Cổ phần Kim Tín em đã trang bị được một số kiến thức thực tiễn về tổ chức hạch toán kế toán. Tuy nhien trong khuôn khổ có hạn của báo cáo và thời gian nghiên cứu tìm hiểu còn ít nên không thể đề cập đến mọi khía cạnh, giải quyết đến mọi vấn đề của kế toán tại Công ty Cổ phần Kim Tín. Báo cáo của em đã khái quát được về quá trình thành lập, phát triển và các đặc điểm của bộ máy quản lý cũng như bộ máy kế toán. Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn tìm hiểu về đặc điểm tổ chức vận dụng chế độ kế toán. Do hạn chế hiểu biết và lý luận, thời gian nghiên cứu thực tế tại công ty có hạn nên trong quá trình nghiên cứu và trình bày không tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS.Nguyễn Văn Công đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong quá trình viết báo cáo này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Báo cáo thực tập tổng hợp

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Người nhận xét

Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hiền Chức vụ : Kế toán trưởng CTCPKT Nhận xét cho :

Sinh viên : Nguyễn Thị Kim Ngân Lớp : Kế toán 47C

Khoa : Kế toán – Kiểm toán Trường : ĐHKTQD

Nhận xét:

Báo cáo thực tập tổng hợp

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...1

PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KIM TÍN...2

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển...2

1.1.1 Giai đoạn đầu thành lập...2

1.1.2 Giai đoạn từ năm 2006 đến nay...2

1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh và phân cấp quản lý tài chính...5

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty Cổ phần Kim Tín (Trang 26 - 37)