Sự cần thiết khách quan phải hồn thiện mơi trƣờng đầu tƣ nhằm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh tây ninh (Trang 30)

nhằm phát triển KTTN tỉnh Tây Ninh

1.3.1. Vai trị của mơi trƣờng đầu tƣ

Mơi trường đầu tư có vai trị quan trọng không chỉ thúc đẩy đầu tư phát triển nhanh mà còn tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài. Hơn thế hồn thiện mơi trường đầu tư khơng chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà cịn có ý nghĩa quan trọng về mặt xã hội.

Môi trường đầu tư hấp dẫn sẽ tạo điều kiện thuận lợi, tạo cơ sở để các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước bỏ vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực nhằm phát huy những thế mạnh của nhà đầu tư cũng như tiềm năng của địa phương.

Môi trường đầu tư tạo điều kiện thuận lợi và hướng dẫn hoạt động đầu tư:

Hoạt động đầu tư muốn phát huy hiệu quả cần phải có điều kiện thuận lợi từ môi trường đầu tư, các yếu tố của môi trường đầu tư là cơ sở để hoạt động đầu tư vận động. Nói cách khác, để thu hút đầu tư thì mơi trường đầu tư phải tạo ra các cơ sở, điều kiện thuận lợi để hoạt động đầu tư diễn ra.

Căn cứ vào điều kiện hạ tầng, vào chủ trương chính sách và các biện pháp khuyến khích, vào quan điểm của địa phương thì nhà đầu tư sẽ nắm bắt và biết

được địa phương định hướng đầu tư họ đi vào hoạt động ở lĩnh vực nào. Từ đó nhà đầu tư lưa chọn đầu tư dựa trên năng lực của bản thân và viễn cảnh tốt đẹp do môi trường đầu tư mang lại.

Môi trường đầu tư tạo cơ sở hợp tác để nhà đầu tư và địa phương cùng có lợi

Thu hút vốn đầu tư là để nhằm khơi dậy và phát huy tiềm năng của địa phương. Do đó, mơi trường đầu tư có vai trị tạo cơ sở đề nhà đầu tư và địa phương cùng hợp tác mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội cho cả đôi bên. Chủ đầu tư thì thu được lợi nhuận từ hoạt động đầu tư, địa phương thì khai thác được tiềm năng, thế mạnh, giải quyết việc làm cho người lao động và cải thiện bộ mặt kinh tế-xã hội.

Thông qua nhà đầu tư, giới thiệu địa phương ở tất cả các lĩnh vực nhằm thu hút và đón nhận đầu tư

Có thể nói khơng có một hoạt động, vận động xúc tiến nào kêu gọi đầu tư hiệu quả bằng chính các nhà đầu tư hiện có giới thiệu về hoạt động đầu tư tại địa phương đó. Và làm tốt công tác quản lý, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp các nhà đầu tư tháo gỡ những khó khăn trong q trình hoạt động chính là cách thu hút vốn đầu tư, tạo nên môi trường đầu tư có hiệu quả nhất. [20, trang 17-73]

1.3.2. Sự cần thiết khách quan phải hồn thiện mơi trường đầu tư

Tại Đại Hội Đảng lần thứ X bàn về định hướng phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010 trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại chỉ rõ: “Khẩn trương đổi mới thể chế kinh tế, hồn chỉnh hệ thống pháp luật bảo đảm lợi ích quốc gia và phù hợp với quy định, thông lệ quốc tế. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, chú trọng cải cách hành chính, đào tạo nguồn nhân lực, tạo lập những điều kiện thuận lợi hơn nữa để thu hút mạnh các nguồn vốn quốc tế như: vốn ODA, vốn đầu tư trực tiếp, gián tiếp dưới nhiều hình thức, tín dụng thương mại và các nguồn vốn khác” Chủ trương này đã thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta chủ động hội nhập kinh tế sâu hơn, đầy đủ hơn với khu vực và thế giới; thực hiện phương châm phát huy nội lực đồng thời tranh thủ ngọai lực để tăng trưởng, phát triển kinh tế-xã hội; tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của phát triển kinh tế. Trong đó, hồn

thiện môi trừơng đầu tư nhằm thu hút đầu tư trong và ngồi nước được đánh giá có vai trị quan trọng trong việc đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, tiếp cận với trình độ cơng nghệ tiên tiến một cách nhanh chóng và hiệu quả. “Các DN tư nhân là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, được đối xử bình đẳng như DN Nhà nước trong kinh doanh. Tạo điều kiện cho đầu tư cho KTTN tham gia nhiều hơn vào phát triển các ngành, các vùng lãnh thổ phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của nước ta”.

Môi trường đầu tư phản ánh nhiều yếu tố đặc thù địa phương, có tính chất quyết định đến cơ hội và động lực để các DN đầu tư có hiệu quả. Mơi trường đầu tư liên quan trực tiếp đến các DN tư nhân xác lập quy mô nhỏ hay lớn khi đầu tư, mở rộng hay thu hẹp quy mô kinh doanh, mở rộng dây chuyền sản xuất hay dừng lại. Xác lập địa điểm để xây dựng nhà máy sản xuất…. Những quyết định của họ phụ thuộc rất lớn vào môi trường đầu tư của từng địa phương. Môi trường đầu tư thuận lợi sẽ tạo cơ hội cho các DN - từ các DN nhỏ cho đến các cơng ty đa quốc gia - đầu tư có hiệu quả, giải quyết việc làm trên cơ sở đó làm tăng thu nhập, có điều kiện để tái sản xuất mở rộng. Vì thế cải thiện mơi trường đầu tư là vấn đề thiết yếu của các địa phương. Sự đóng góp của các DN cho xã hội chủ yếu do môi trường đầu tư quyết định, các yếu tố đặc thù địa phương sẽ định hình cơ hội và động lực để các DN đầu tư có hiệu quả.

Một môi trường đầu tư tốt sẽ khuyến khích các DN đầu tư xoá bỏ được những chi phí và rủi ro pháp lý. Nhờ cải thiện được môi trường đầu tư mà trong những năm 80 và những năm 90 mà tỷ trọng đầu tư tư nhân trong GDP đã tăng gần gấp đôi ở Trung Quốc và Ấn Độ và hơn hai lần ở Uganda. Một số cải thiện môi trường đầu tư cịn mang lại những lợi ích cho tồn xã hội-chẳng hạn như kinh tế vĩ mô ổn định hơn, tệ tham nhũng bị hạn chế hơn, cơ sở hạ tầng hồn thiện hơn, cơng tác cải cách hành chính tốt hơn....

Mơi trường đầu tư tốt sẽ thúc đẩy KTTN phát triển có hiệu quả, tạo việc làm và mở rộng hoạt động. Cho dù giữa các nước hay trong cùng một nước, môi trường đầu tư ảnh hưởng đến mọi loại hình DN. Khơng có một nhà đầu tư nào hay một DN nào có thể tồn tại một cách biệt lập mà khơng đặt mình trong một

môi trường đầu tư, kinh doanh nhất định, ngược lại, khơng có mơi trường đầu tư nào mà lại khơng có một nhà đầu tư hay một đơn vị kinh doanh nào.

Có thể nói ở đâu có hoạt động sản xuất kinh doanh thì ở đó sẽ hình thành mơi trường đầu tư. Mơi trường đầu tư tồn tại một cách khách quan, nó vừa tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư nhưng đồng thời tạo ra các ràng buộc, rào cản đối với họ. Mơi trường đầu tư có hấp dẫn, thơng thống thì mới thu hút được vốn đầu tư và khơi dậy tiềm năng từ các thành phần kinh tế trong tồn xã hội. Hay nói cách khác để tạo điều kiện thu hút đầu tư thì mơi trường đầu tư phải tạo ra các cơ sở, điều kiện thuận lợi nhất để hoạt động đầu tư diễn ra. Vì vậy để phát triển KTTN, thu hút được đầu tư và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư an tâm đầu tư, đạt được hiệu quả trong việc đầu tư thì hồn thiện mơi trường đầu tư là một tất yếu khách quan.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định nhiệm vụ phát triển đất nước 2011-2015 là “Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, áp dụng các hình thức thu hút đầu tư đa dạng, hấp dẫn để huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước, phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực cho phát triển”. “Hồn thiện cơ chế chính sách để phát triển mạnh KTTN trở thành một trong những động lực của nền kinh tế”.

Như vậy hồn thiện mơi trường đầu tư để phát triển KTTN là một yêu cầu tất yếu khách quan về lý luận cũng như về thực tiễn. Hồn thiện mơi trường đầu tư cho KTTN cũng chính là thực hiện đường lối chủ trương chính sách của Đảng đã đề ra đối với nền kinh tế nói chung và KTTN nói riêng.

Đối với Tây Ninh việc hồn thiện mơi trường đầu tư càng trở nên cấp bách trong xu thế chung của cả nước hòa nhập nền kinh tế thế giới. Môi trường đầu tư đang là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với các quốc gia trong đó có Việt Nam. Trong những năm qua, Tây Ninh đã tích cực cải thiện mơi trường đầu tư để thu hút đầu tư phát triển nhằm đưa Tây Ninh ra khỏi tỉnh nghèo, khó khăn trong cả nước. Vì khi mơi trường đầu tư được cải thiện sẽ thu hút được các nhà đầu tư,

tạo việc làm gia tăng giá trị góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng, giảm nghèo của Tây Ninh thành hiện thực.

Với mục đích thu lợi nhuận, các nhà đầu tư sẽ bỏ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh với những ý tưởng mới, với những cơ sở vật chất mới và đó chính là những yếu tố cấu thành cho tăng trưởng kinh tế. Các DN là nơi sẽ tạo ra khoảng 90% việc làm, là nơi để mọi người thể hiện khả năng, trình độ của mình để tăng thu nhập cải thiện mức sống. Các DN là nguồn thu thuế chủ yếu của chính phủ, là nhân tố chính tham gia vào q trình cung cấp hàng hố nói chung và hàng hố cơng cộng cho mọi người như đào tạo, sức khoẻ, y tế…Như vậy, các DN là nhân tố chính, đóng vai trị nịng cốt cho quá trình tạo dựng một nền kinh tế tăng trưởng và phát triển, nhưng sự tham gia của các DN cho xã hội lại hoàn tồn phụ thuộc vào mơi trường đầu tư.

Chính vì vậy cải thiện mơi trường đầu tư là nhiệm vụ quan trọng của tỉnh ngày nay. Đồng thời, tỉnh Tây Ninh-tỉnh Svayrieng, Prâyveng và Kong pông chàm của Campuchia thống nhất triển khai chiến lược hợp tác, hữa nghị phát triển kinh tế-xã hội địa phương, trong đó xác định khu kinh tế Cửa khẩu Xa-mát, Mộc Bài là trung tâm quan trọng trong hành lang kinh tế của các địa phương. Đồng thời, theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010-2015 đề ra “Tăng cường mở rộng đối ngoại, hợp tác phát triển kinh tế với một số nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan…” Đây cũng là cơ hội cho Tây Ninh thu hút sự chú ý từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đồng thời, Tây Ninh cần chuẩn bị tốt môi trường đầu tư để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra.

1.4. Một số kinh nghiệm hồn thiện mơi trƣờng đầu tƣ 1.4.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh

Hàng năm Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các ban ngành, Ban quản lý các khu công nghiệp lập danh mục các dự án cần kêu gọi đầu tư cho từng thời kỳ.

Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư đã xây dựng trang web về đầu tư nước ngoài nhằm quảng bá về môi trường đầu tư của thành phố. Thành phố

cũng đã hoàn thành website “đối thoại DN” nhằm tạo điều kiện để DN trao đổi trực tuyến với các Sở, ban ngành. Tổ chức nhiều cuộc Hội thảo, Hội nghị để giới thiệu môi trường đầu tư của thành phố; lãnh đạo các Sở ngành thường tiếp xúc và lắng nghe nguyện vọng của các DN, ghi nhận những góp ý của DN. Thành phố Hồ Chí Minh đi đầu trong việc hình thành các khu chế xuất, khu công nghiệp và khu cơng nghệ cao để tạo quỹ đất có hạ tầng đầy đủ cùng với cơ chế quản lý một cửa tiện lợi cho các dự án hình thành và phát triển.

Về cải cách thủ tục hành chính, Thành phố đã thực hiện nhiều biện pháp đơn giản hóa thủ tục và rút ngắn thời gian cấp phép đầu tư. Thực hiện cấp phép qua mạng từ năm 2004, cho phép Ủy viên ủy ban kiêm giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư ký giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án dưới 5 triệu USD. Thành phố đã lập tổ liên ngành để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư mà Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối (Sở Kế hoạch-Đầu tư TPHCM).

1.4.2. Kinh nghiệm của Bình Dƣơng:

DN dân doanh ở Bình Dương phát triển rất nhanh về số lượng và chất lượng, khu vực KTTN chiếm 50% đóng góp GDP của tỉnh.

Bình Dương là một tỉnh có mơi trường đầu tư được giới chun mơn đánh giá là tốt trong cả nước. Dưới góc nhìn của nhà đầu tư, Bình Dương hội tụ đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” cộng với hạ tầng cơng nghiệp được đầu tư tốt và chính sách “trải thảm đỏ” của tỉnh nên Bình Dương là điểm đến lý tưởng để đầu tư.

Bình Dương có mơi trường đầu tư tốt, nhất là hạ tầng các khu công nghiệp bề thế và hiện đại. Tỉnh đã có tầm nhìn và kế hoạch đầu tư hợp lý cho hạ tầng để phát huy tuyệt đối lợi thế tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh. Tỉnh đã tạo mơi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư thông qua việc thực hiện xây dựng tốt hệ thống cơ sở hạ tầng, đáp ứng tốt các dịch vụ cần thiết như cấp điện, nước, giao thông, liên lạc, khách sạn, bệnh viện, trường học…. Bên cạnh việc đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển cơng nghiệp, tỉnh cịn tập trung cho một số chính sách khác để khơng ngừng cải tạo và hồn thiện môi trường đầu tư, như: cải cách thủ tục hành chính, phát triển cơng nghiệp phụ trợ….. Trong đó

chính sách thu hút và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh được thực hiện rất khoa học từ khâu đạo tạo đến sử dụng.

1.4.3. Kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng:

KTTN ở Thành phố Đà Nẳng phát triển nhanh về số lượng và chất lượng. Môi trường đầu tư của thành phố ngày càng hồn thiện và ln dẫn đầu trong thứ tự xếp hạng của cả nước về chỉ số PCI. Thành phố Đà Nẳng đã xây dựng đề án về cơ chế chính sách để phát triển KTTN. Đây là một việc làm tiên phong trong cả nước về việc xây dựng một cơ chế, chính sách cho phát triển KTTN. Các chính sách hỗ trợ đã tạo sự phấn khởi, khơi dậy tinh thần kinh doanh của DN, thúc đẩy DN mạnh dạn đầu tư vào Đà Nẳng. Tỉnh không phân biệt đối tác đầu tư, mọi nhà đầu tư, doanh nghiệp có thiện ý kinh doanh đều được tạo điều kiện vào Đà Nẵng an tâm bỏ vốn đầu tư vào sản xuất - kinh doanh những ngành, những lĩnh vực mà họ có nhiều ưu thế như cơng nghệ, thị trường, giá cả... Thành phố Đà Nẵng đã triển khai nhiều biện pháp cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho các DN khu vực KTTN, như: giảm tiền thuê đất, miễn giảm thuế, giảm giá nhiều loại dịch vụ, bổ sung ưu đãi đầu tư đối với các lĩnh vực ưu tiên, cải tiến thủ tục hành chính, sửa đổi một số chính sách để tạo thuận lợi hơn cho việc triển khai dự án như: thế chấp quyền sử dụng đất, giải phóng mặt bằng, bảo lãnh đầu tư..

Tập trung tháo gỡ khó khăn về khung pháp lý cho hoạt động đầu tư, ban hành các quy định về cải tiến thủ tục hành chính trong cấp phép đầu tư, quản lý quá trình thực hiện dự án đầu tư,... Tăng cường đầu tư cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng; nâng cao chất lượng dịch vụ, năng lực quản lý và sự phối hợp của chính quyền các cấp đối với khu vực KTTN; mở rộng thẩm quyền và trách nhiệm của các cấp nhằm giải quyết kịp thời những vướng mắc cho các nhà đầu tư. Cùng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh tây ninh (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)