No&PTNT Hai Bà Trưng
Thẩm định dự án là khâu rất quan trọng trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Thẩm định dự án là việc sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một dự án mà khách hàng xuất trình, nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng.
1. Quy trình thẩm định
Sơ đồ quy trình thẩm định
Một quy trình thẩm định gồm:
Bước 1: Tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn.
- Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu, cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng đăng ký những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ vay.
- Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng, cán bộ tín dụng sẽ kiểm tra sơ bộ các điều kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, kiểm tra hồ sơ về tính đầy đủ và hợp lệ.
Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn, cán bộ tín dụng kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, tính xác thực của các giấy tờ, văn bản trong hồ sơ.
Bước 3: Thẩm định dự án đầu tư về mọi phương diện Khách hàng Đề xuất tín dụng Thẩm định - Thẩm định khách hàng - Thẩm định dự án Ra bản từ chối cho vay Thương lượng - Kỳ hạn - Thanh toán - Các điều khoản - Đảm bảo tiền vay - Vấn đề khác Phê duyệt - Cán bộ quản trị rủi ro - Giám đốc hoặc Phó giám đốc Thủ tục hồ sơ và giải ngân Đủ đk vay vốn Không đủ đk vay vốn NH (P. tín dụng) Phân công cán bộ phụ trách dự án
Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ, cán bộ thẩm định bắt đầu thẩm định hồ sơ vay vốn: thẩm định khách hàng, thẩm định dự án.
Bước 4: Lập báo cáo và trình phê duyệt
Sau khi thẩm định, cán bộ thẩm định sẽ lập báo cáo thẩm định trình trưởng hoặc phó phòng tín dụng phê duyệt. Khi lập báo cáo thẩm định, cán bộ thẩm định phải có ý kiến cụ thể trong báo cáo thẩm định và phải chịu trách nhiệm trước cấp trên và pháp luật về các ý kiến đó. Nếu kiến nghị cho vay, cán bộ thẩm định phải đề xuất mức cho vay, thời hạn, lãi suất và các nội dung khác có liên quan. Nếu kiến nghị không cho vay thì phải nêu rõ lý do vì sao không cho vay.
Sau đó, báo cáo thẩm định sẽ được kính trình lên Ban giám đốc để xem xét và phê duyệt.
2. Phương pháp thẩm định
Phương pháp thẩm định dự án là cách thức thẩm định dự án nhằm đạt được các yêu cầu đặt ra đối với công tác thẩm định dự án. Việc thẩm định dự án có thể sử dụng các phương pháp khác nhau:
2.1. Phương pháp thẩm định theo trình tự
Theo phương pháp này, việc thẩm định được tiến hành theo một trình tự từ tổng quát đến chi tiết, kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau.
- Thẩm định tổng quát:
Cán bộ thẩm định xem xét khái quát các nội dung cần thẩm định của dự án, qua đó đánh giá một cách chung nhất tính đầy đủ, phù hợp, hợp lý của dự án như: hồ sơ dự án, tư cách pháp lý của chủ đầu tư…
Thẩm định tổng quát đối với các dự án xây dựng công nghiệp không chỉ là việc xem xét tính đầy đủ, phù hợp, hợp lý của hồ sơ dự án, tư cách pháp lý của chủ đầu tư, mà cán bộ thẩm định còn phải xem xét mục đích của dự án, quy mô đầu tư, tổng mức đầu tư, nguồn vốn đầu tư… để có được những hiểu biết tổng quan về dự án.
Thẩm định tổng quát cho phép cán bộ thẩm định hình dung khái quát về dự án, hiểu rõ quy mô, tầm quan trọng của dự án.
- Thẩm định chi tiết:
Thẩm định chi tiết được tiến hành sau thẩm định tổng quát. Việc thẩm định này được tiến hành một cách tỷ mỉ, chi tiết vào từng nội dung cần thẩm định của dự án. Đối với các dự án xây dựng công nghiệp, khi thẩm định chi tiết, cán bộ thẩm định cần đặc biệt chú ý vào việc xem xét quy hoạch vùng, địa điểm, phương án xây dựng, mức độ phù hợp của công nghệ , thiết bị mà dự án lựa chọn, nguồn cung cấp nguyên vật liệu…
Trong từng nội dung cần thẩm định, cán bộ thẩm đinh đều phải đưa ra những ý kiến đánh giá đồng ý hay cần phải sửa đổi thêm hoặc không thể chấp nhận được.
2.2.Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu
Đây là phương pháp thường được sử dụng trong thẩm định dự án, là phương pháp cụ thể khi thẩm định tổng quát và thẩm định chi tiết.
Nội dung của phương pháp này là so sánh, đối chiếu nội dung dự án với các chuẩn mực luật pháp quy định, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật thích hợp cũng như các kinh nghiệm thực tế. Việc so sánh các chỉ tiêu nhằm đánh giá tính hợp lý và tính ưu việt của dự án để có sự đánh giá đúng khi thẩm định dự án.
Đối với các dự án xây dựng công nghiệp, khi thẩm định theo phương pháp so sánh, cán bộ thẩm định cần đặc biệt chú ý tới các chỉ tiêu như:
- Tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng;
- Tiêu chuẩn cấp công trình do nhà nước quy định;
- Các tiêu chuẩn của công nghệ, thiết bị mà dự án lựa chọn;
- Các đinh mức kinh tế-kỹ thuật, các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu…;
- Tiêu chuẩn đối với sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi…
2.3. Phương pháp phân tích độ nhạy
Phương pháp này thường dùng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án.
Phân tích độ nhạy của dự án là xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án như lợi nhuận, thu nhập thuần, tỷ suất hoàn vốn nội bộ, thời gian hoàn vốn… khi các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi. Hay nói cách khác, phân tích độ nhạy nhằm xác định hiệu quả của dự án trong điều kiện biến động của các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu tài chính đó.
Theo phương pháp này, trước tiên, cán bộ thẩm định phải xác định được những yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án như: giá cả nguyên vật liệu cho quá trình xây dựng: xi măng, sắt, thép… thay đổi khiến cho chi phí xây dựng thay đổi; giá cả nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất của dự án thay đổi gây ảnh hưởng đến chi phí sản xuất; do cạnh tranh, giá bán giảm dẫn đến doanh thu giảm… Sau đó, cán bộ thẩm định dự kiến một số trường hợp bất trắc có thể xảy ra trong tương lai theo chiều hướng xấu đối với dự án và đánh giá tác động của cá yếu tố đó đến hiệu quả tài chính của dự án.
Nếu dự án vẫn đạt được hiệu quả kể cả trong trường hợp có nhiều bất trắc phát sinh đồng thời thì đó là những dự án có độ an toàn cao. Trong trường hợp ngược lại, cán bộ thẩm định cần phải xem lại khả năng xảy ra các tình huống xấu đó để cùng khách hàng đề xuất các biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục hay hạn chế chúng, hoặc từ chối cho vay đối với dự án đó.
2.4. Phương pháp quán triệt rủi ro
Dự án là một tập hợp các yếu tố dự kiến trong tương lai. Do đó, quá trình thực hiện dự án có thể xảy ra nhiều rủi ro. Để đảm bảo tính vững chắc về hiệu quả của dự án, phải dự đoán một số rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp kinh tế hoặc hành chính thích hợp, hạn chế thấp nhất các tác động rủi ro hoặc phân tán rủi ro cho các đối tác có liên quan đến dự án.
Rủi ro trong các dự án xây dựng công nghiệp thường được phân ra thành hai giai đoạn:
- Rủi ro ở giai đoạn thực hiện dự án: chậm tiến độ thi công, vượt tổng mức đầu tư, cung cấp dịch vụ kỹ thuật-công nghệ không đúng tiến độ, thiếu vốn, giải ngân không đúng tiến độ…
- Rủi ro sau khi dự án đi vào hoạt động: rủi ro về cung cấp các yếu tố đầu vào không đầy đủ, không đúng tiến độ, thiếu vốn kinh doanh, rủi ro về tiêu thụ sản phẩm, thiếu vốn kinh doanh…
2.5. Phương pháp dự báo
Hoạt động đầu tư là hoạt động mang tính lâu dài. Do đó, việc vận dụng phương pháp dự báo là vô cùng quan trọng trong việc đánh giá chính xác tính khả thi của dự án.
Vận dụng phương pháp này thực chất là sử dụng các số liệu điều tra thống kê và vận dụng các phương pháp dự báo thích hợp như: phương pháp ngoại suy thống kê, phương pháp mô hình hồi quy tương quan, phương pháp sử dụng hệ số co dãn của cầu, phương pháp định mức, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia…để kiểm tra cung cầu về sản phẩm của dự án, về giá cả sản phẩm, thiết bị, nguyên vật liệu… ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án. Vận dụng tốt phương pháp này đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có kỹ năng tổng hợp các thông tin, dữ liệu từ điều tra trực tiếp, gián tiếp, từ các phương tiện truyền thông tin tức, từ các cơ quan quản lý chức năng…
Trong quá trình thẩm định dự án, cán bộ thẩm định có thế sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Việc sử dụng phương pháp nào để thẩm định tùy thuộc vào từng nội dung thẩm định, vào số liệu đầu tư xây dựng công trình và thông tin thu thập được của dự án.
3. Nội dung thẩm định
3.1. Thẩm định khách hàng
Thẩm định khách hàng là một trong những nội dung quan trọng cần được thực hiện trước khi ngân hàng quyết định cho vay. Thẩm định khách hàng nhằm xem xét khách hàng có đủ điều kiện để cấp tín dụng, đầu tư hay không, có đáng tin cậy để cấp tín dụng, đầu tư không, có khả năng để thực hiện các trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện các khoản tín dụng và đầu tư không.
3.1.1. Thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng
Thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng vay vốn là việc xem xét năng lực pháp luật và năng lực hành vi của họ.
Khách hàng xin cấp tín dụng phải có đủ năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật, phải có đủ hồ sơ chứng minh năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Theo quy định, hồ sơ pháp lý của khách hàng gồm: - Quyết định hoặc giấy phép thành lập doanh nghiệp; - Điều lệ doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp tư nhân);
- Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị (nếu có), Tổng giám đốc (giám đốc), kế toán trưởng, quyết định công nhận ban quản trị, chủ nhiệm hợp tác xã;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; - Giấy phép hành nghề (nếu có);
- Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài);
- Biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh);
3.1.2. Thẩm định khả năng tài chính của khách hàng
Xem xét khả năng tài chính của khách hàng là một khâu quan trọng trong quy trình thẩm định, liên quan trực tiếp đến khả năng thu hồi vốn đầu tư sau này. Do đó, ngoài việc thẩm định khả năng trả nợ của chính dự án, cán bộ thẩm định còn phải xem xét khả năng tài chính của khách hàng ở quãng thời gian trước và vào thời điểm đề nghị vay vốn.
Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng nhằm xác định sức mạnh về tài chính, khả năng độc lập, tự chủ tài chính trong kinh doanh, khả năng thanh toán và hoàn trả nợ của khách hàng. Ngoài ra, cán bộ thẩm định còn phải xác định số vốn chủ sở hữu thực tế tham gia vào dự án đầu tư xin vay vốn.
Việc đánh giá năng lực tài chính của khách hàng dựa trên mọi nguồn thông tin liên quan đến tài chính của khách hàng. Cơ sở chính để phân tích, đánh giá là:
- Các báo cáo tài chính của khách hàng trong 2 năm gần nhất (đã được kiểm toán) và quý gần nhất (trừ khách hàng mới thành lập và hoạt động trong quá trình vay vốn).
- Đối với pháp nhân hoạt động chưa được 2 năm, yêu cầu gửi báo cáo tài chính đến thời điểm gần nhất.
- Các báo cáo tài chính dự tính cho 3 năm tới và cơ sở tính toán. - Bảng kê các loại công nợ của doanh nghiệp
- Bảng kê các khoản phải thu, phải trả lớn của doanh nghiệp
Ngoài ra, trong khi thẩm định khả năng tài chính của khách hàng, cán bộ thẩm định có thể tham khảo thêm các tài liệu từ các nguồn khác, như:
- Từ hệ thống CIC của NHNN Việt Nam,
- Từ hệ thống Thông tin phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam, - Từ các nguồn thông tin tài chính và phi tài chính khác,
- Các dự án vay vốn cùng loại đã hoặc đang thực hiện.
Việc đánh giá năng lực tài chính của khách hàng được thông qua các nội dung như:
(1). Đánh giá khái quát tình hình tài chính của khách hàng thông qua xem xét: tổng nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn, nguồn vốn chủ sở hữu.
Việc đánh giá này phải đưa ra nhận xét về đảm bảo hay không đảm bảo đủ vốn pháp định, nhận xét về việc tăng, giảm vốn chủ sở hữu có hợp lý hay không. Đối chiếu sự tăng, giảm vốn chủ sở hữu với sự tăng, giảm vốn vay.
Ngoài ra, cán bộ thẩm định cũng phải xem xét tình hình công nợ, các nghĩa vụ khác của khách hàng và có nhận xét về tính hợp lý hay không hợp lý về những khoản nợ phải trả, nợ phải thu. Trong đó, đặc biệt chú ý đến các khoản phải thu khó đòi.
(2). Xem xét doanh thu bằng cách so sánh doanh thu kỳ kế hoạch so với kỳ trước, năm trước; tìm hiểu và có nhận xét về nguyên nhân tăng, giảm doanh thu; đối chiếu sự tăng giảm doanh thu với sự tăng giảm doanh số cho vay và doanh số nợ.
(3). Phân tích các hệ số tài chính: