1. Kết quả đã đạt được
- Tín dụng ưu đãi người nghèo doanh số cho vay 350,4 tỷ đồng với 78.132 lượt hộ nghèo vay vốn ưu đãi, dư nợ 120 tỷ đồng đạt 120% mục tiêu đề án, mức dư nợ bình quân 4,49 triệu đồng/hộ. Các ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp để huy động nguồn vốn; tỉnh đã hỗ trợ ngân sách để đáp ứng đủ nguồn vốn cho vay, có chính sách mở rộng đối tượng cho vay, cấp bù lãi suất, mạng lưới dịch vụ vốn cơ bản phủ kín địa bàn, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp (0,07%).
- Chính sách hỗ trợ chất lượng và nước ăn cho người nghèo đã ưu tiên đầu tư khá tập trung cho các hộ nghèo thuộc các xã đặc biệt khó khăn. Hỗ trợ chất lợp để cải thiện nhà cho 12.615 hộ, đạt 99% mục tiêu của đề án. Hỗ trợ dụng cụ chứa nước sinh hoạt cho các vùng thiếu nước sinh hoạt là 3.360 hộ. Cùng với các chương trình dự án khác đàu tư về nước sạch đã nâng tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch lên đạt 70,4% mục tiêu của đề án.
- Đã thực hiện tốt chính sách hỗ trợ sách giáo khoa và văn phòng phẩm cho học sinh các xã 135 theo quy định của Chính phủ với 543.450 học sinh được hỗ trợ, bình quân hỗ trợ 108.609 học sinh/năm , vượt 9,7% so với mục tiêu của đề án. Miễn giảm học phí và các khoản đóng góp cho 103.400 học sinh, bình quân mỗi năm miễn giảm cho 20.680 học sinh, đạt 57,4% so với mục tiêu của đề án.
- Chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo đã vận dụng nhiều cách làm để giúp người nghèo tiếp cận với các dịch vụ y tế, đã thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh miễn phí cho 1.382.560 lượt người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn, vượt xa so với mục tiêu của đề án (do chính sách này thay đổi mở rộng đối tượng được hưởng).
- Thực hiện chính sách trợ giá trợ cước các mặt hàng vật tư nông nghiệp cho nông dân, tổng kinh phí là 47,711 tỷ đồng; trong đó : phân bón24,764 tỷ đồng; giống cây trồng 15,170 tỷ đồng; vận chuyển giống thuỷ sản 0,418 tỷ đồng; giống vật nuôi 15,654 tỷ đồng; trợ cước vận chuyển tieu thụ 2 tỷ đồng.
- Các dự án hướng dẫn làm ăn cho hộ nghèo đã tập huấn cho 59.876 lượt người về kĩ thuật nuôi trồng, xây dựng 1.861 mô hình diễn khuyến nông, đặc biệt đã xây dựng được ba mô hình hỗ trợ toàn xã theo phương thức hỗ trợ khép kín. Các nội dung khác như cấp phát tài liệu hỗ trợ và tuyên truyền được đẩy mạnh với nhều hình thức.
- Các dự án định canh định cư, quy hoạch sắp xếp ổn địng dân cư các xã vùng cao biên giới, các xã đặc biệt khó khăn đã sắp xếp ổn định cho 7.121 hộ ra khỏi vùng khó khăn nguy hiểm đến nơi ở mới, ổn địng đời sống cho 66. 127 hộ.
- Các dự án hỗ trợ sản xuất, chế biến tiêu thu, phát triển ngành nghề nông thôn đã có 1.613 hộ được hưởng lợi từ việc xây dựng các mô hình. 16.000 hộ được hưởng lợi phương tiện vật dụng với 1.919 máy, nông cụ cá loại.
- Thực hiện dự án xây dựng và năng cao năng lực độ ngũ cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo, đã cơ bản bố trí được biên chế chuyên trách hoặc phân công cán bộ theo dõi xoá đói giảm nghèo ở các cấp, đã bồi dưỡng kiến thức cho 4.671 lượt cán bộ.
- Lồng ghép các chương trình hỗ trợ, đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn , các xã đặcbiệt kho khăn gồm: 135, WB, 186, 120; kiên cố hoá kênh mương thuỷ lợi, kiên cố hoá trường lớp học, nâng cấp trạm y tế, hỗ trợ đầu tư các xã nghèo vùng II; trong 5 năm xây dựng được gần 1.600 công trình cơ sở hạ tầng các loại, trong đố riêng chương trình 135 đầu tư xây dựng 968 công trình. Tổng nguồn vốn đầu tư tư ngân sách cho xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn vùng cao khoảng gần 660 tỷ đồng, vì vậy: đã tăng thêm 17 xã có đường ô tô và số xã có đường ô tô đạt 100% ; mở mới 645 tuyến dường giao thông liên thôn đạt trên 72% ; 632 công trình thuỷ lợi với 1.050 km kênh mương, nâng diện tích tưới tiêu tăng thêm 2000ha; 386 trạm biến áp; 1.309km đường dây lưới các loại, tăng thêm 74 xã có điện lưới, ước đạt 141/164 xã có; trên 2.000 công trình cấp nước và 11.600 dụng cụ chứa nước các loại. Tăng thêm 200.000 người được sử dụng nước và tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh ước đạt 70,4%.
+ Kết quả chung về xoá đói giảm nghèo: tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh qua các năm. Cuối năm 2004, toàn tỉnh còn 10.228 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 8,94% số hộ toàn tỉnh. Năm 2005 tỷ lệ hộ nghèo còn 6,94%, vượt mục tiêu đề án là 15%; bình quân tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,3%/năm (vượt mục tiêu Đại hội đề ra là 2%/năm và mục tiêu đề án là 3%/năm); trong 5 năm giảm được gần 65% số hộ nghèo trên địa bàn .
2. Những tồn tại khó khăn
- Kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, tỷ lệ nghèo phát sinh và tái nghèo còn cao, bình quân mỗi năm trên 1,2% , chủ yếu là do thu nhập của những hộ này thấp và chưa ổn định, thiếu tích luỹ nên khi bị ảnh hưởng thiên tai, mất mùa dễ rơi vào đói nghèo. Đối với những hộ mới thoát nghèo thực tế đã sợ đời sống còn nhiều khó khăn, chưa bứt hẳn lên được; số hộ có thu nhập năm ở mức cận trên của chuẩn nghèo chiếm tới 68% tổng số hộ thoát nghèo, số này dễ có nguy cơ tái nghèo khi gặp
rủi ro, trong khi đó hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển và chưa thực sự phát huy tác dụng ở vùng nông thôn. Nhóm hộ rất nghèo(thu nhập dưới 55.000 đồng/người/tháng) còn chiếm đến 20% tổng số hộ nghèo. Trong đó hộ thuộc điện đói giáp hạt vẫn phải cứu đói chiếm gần 50% tổng số hộ trong nhóm nghèo này.
- Tiêu chí về nghèo đói trong thời gian tới sẽ tiếp tục mở rộng về nội dung và thay đổi về chất, việc xác định chuẩn nghèo sẽ nâng lên trên cơ sở cả các nhu cầu về tinh thần và chăm sóc sức khoẻ...Do vậy ngoài đảm bảo giải quyết đủ lương thực, phát triển sản xuất hàng hoá, cần tiếp tục đảm bảo các điều kiện để đáp ứng nhu cầu tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo.
- Những hộ nghèo còn lại xu hướng sẽ ngày càng khó giải quyết hơn do những nguyên nhân dặc thù như thiếu đất sản xuất nhưng khó chuyển đổi sang nghề phi nông nghiệp, khó tiếp cận vốn của các tổ chức tín dụng, gia đình ít lao động, ốm đau, tàn tật, khả năng nghe, đọc, viết tiếng phổ thông của đồng bào dân tộc để tiếp cận chủ trương, chính sách, khoa học kĩ thuật mới còn hạn chế...Mặt khác ngay trong khu vực thành thị nghèo đói đô thị cũng phức tạp hơn do hầu hết là không có nghề nghiệp, ốm đau, tàn tật, neo đơn, mắc tệ nạn xã hội.
- Một số cơ chế về chính sách xoá đói giảm nghèo được ban hành triển khai thực hện nhưng kết quả còn hạn chế, hiệu quả tác động chưa cao. Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành còn chậm. Lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm cao, so với tỷ trọng giá trị trong GDP chưa tương xứng. Chất lượng lao động thấp, khả năng tự tạo việc làm của người nghèo còn hạn chế do chưa qua đào tạo, không có tay nghề. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn thấp, khả năng vươn ra tìm kiếm việc làm ở thị trường bên ngoài còn nhiều khó khăn. Trong khi đó hệ thống đào tạo nghề chưa phát triển, cơ sở vật chất thiếu, đội ngũ giáo viên còn hạn chế.
- Nguồn lực đầu tư cho xoá đói giảm nghèo còn hạn hẹp. Thu ngân sách trên địa bàn tuy tăng mạnh, huy động trong dân khá, nhưng số lượng còn thấp, chủ yếu vẫn dựa vào đầu tư từ Trung ương trong khi đó nhu cầu đầu tư rất lớn, lãi suất đầu tư cao, chi phí lớn, khả năng huy động thu hút tư nhân tham gia đầu tư còn hạn chế.
3. Bài học kinh nghiệm
- Trước hết là sự lãnh đạo tập trung thống nhất của các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở. Các cấp chính quyền phải cụ thể hoá nghị quyết hành những đè án, dự án và kế hoạch để triển khai thực hiện.
- Tuyên truyền bằng nhiều hình thức sâu rộng và thường xuyên để nhân dân, mọi người nghèo đều ý thức dược trách nhiệm tự vươn lên là chính, cộng đồng ý
thức được tham gia ý thức giúp đỡ người nghèo, người lao động ý thức được việc học nghề, tự tạo việc làm.
- Phát huy tối đa nội lực, lấy tự lực tự cường là chính, lấy sức dân để làm cho dân, tập trung tạo cơ hội , môi trường để khai thác mọi nguồn lực của từng địa phương và sử dụng có hiệu quả nguồn lực nhà nước đầu tư.
- Kiên quyết xoá bỏ tư tưởng bao cấp, thụ động chỉ trông chờ sự giúp đỡ của nhà nước trong cán bộ, nhân dân , người lao động, hộ đói nghèo. Song bên cạnh sự cố gắng phấn đấu cảu hộ nghèo, của người lao động, kết quả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hệ thống chính sách, việc quy hoạch cụ thể các vùng sản xuất, ddịnh hướng sản xuất cho người nghèo, xây dựng hệ thống đường giao thông và cung cấp kịp thời các thông tin về thị trường, v.v…
- Coi trọng công tác điều tra cơ bản, nắm chắc đối tượng, cập nhật thông tin thường xuyên về hộ nghèo, về tình hình thực hiện các dự án, chính sách để có đủ căn cứ phục vụ cho công tác lãnh đạo và điều hành.
- Phát huy mạnh mẽ dân chủ trong mọi hoạt động từ việc xác định hộ nghèo, thực hiện các chính sách hỗ trợ đến từng hộ nghèo, bình xét thoát nghèo, lựa chọn đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu cho địa phương để nâng cao chất lượng hiệu quả của từng hoạt động.
- Lồng ghép các chương trình dự án để tạo được nhiều nguồn cho Xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm. Quan tâm qiải quyết vấn đề gốc rễ của nghèo đói đó là thu nhập từ sản xuất tạo ra do chính bàn tay của người lao động và người nghèo làm ra.
PHẦN III - GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020 I/ Định hướng và mục tiêu xoá đói giảm nghèo đến năm 2020
1. Định hướng xoá đói giảm nghèo ở lào Cai đến năm 2020:
- Xoá đói giảm nghèo và việc làm:
+ Tiếp tục thực hiện các chính sách, biện pháp trợ giúp phát triển kinh tế và tiếp cận các dịch vụ xã hội cho người nghèo: trợ giúp về phát triển hạ tầng, đất đai, tín dụng, dạy nghề, tạo việc làm, chính sách về giáo dục, y tế, nhà ở; phổ biến các mô hình tiên tiến, tạo điều kiện cho người nghèo tự chủ trong quá trình sản xuất, nhằm giảm nhanh số hộ đói nghèo trên địa bàn tỉnh; nâng cao chất lượng xoá đói giảm nghèo, từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch tỷ lệ số hộ đói nghèo giữa các địa phương. Khuyến khích mô hình tín dụng - tiết kiệm nhằm đối phó với rủi ro, đảm bảo quá trình thoát nghèo một cách bền vững.
+ Tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách và đẩy mạnh xã hội hoá công tác xoá đói giảm nghèo. Giảm “ bao cấp về chính sách “ trong xoá đói giảm nghèo, cần đầu tư có chiều sâu, trọng tâm, trọng điểm.
+ Ưu tiên nguồn lực (đồng bộ cả vật lực, nhân lực, trí lực) cho những xã có tỷ lệ nghèo cao. Tập trung công tác đào tạo, nâng cao dân trí, đổi mới phương thức làm ăn cho lao động nghèo, đào tạo nghề cho nông dân. Thực hiện các giải pháp xoá đói giảm nghèo trên cơ sở thực hiện đúng và đủ các chính sách của Trung ương, có sự vận dụng sáng tạo phù hợp với địa phương, nâng cao trách nhiệm và tổ chức chỉ đạo có hiệu quả các chính sách trợ giúp.
+ Tập trung phát triển mạnh hệ thống dịch vụ xã hội. Tăng cường phân cấp cho huyện, xã trên cơ sở nâng cao năng lực cán bộ. Quán triệt đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc dân biết, dân cần, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi.
- Đẩy mạnh chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, tạo việc làm mới. Phát triển mạng lưới dạy nghề cho người lao động, nâng cao tỷ lệ người lao động qua đào tạo và đào tạo nghề nhằm đáp ứng được yêu cầu của tất cả các ngành kinh tế, các khu vực; Chú trọng đào tạo lao động việc làm tại các khu công nghiệp, khu thương mại, khu vực nông nghệp, nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
2. Mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở Lào Cai đến năm 2020:
- Giải quyết việc làm:
Tạo việc làm, giải quyết việc làm mới cho 33.000 lao động, trung bình 6.600 lao động/năm; Trong khi đó chỉ tiêu chủ yếu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khoá XIII là 47.500 lao động, trung bình 9.500 lao động/năm. Đến năm 2010 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 35 – 36%, trong đó lao dộng được đào tạo nghề là 24 – 25%; Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị 2,5%; Thời gian sử dụng lao động trong nông thôn 82%. Đến năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt trên 70%.
- Xoá đói giảm nghèo:
Trung bình mỗi năm giảm 3% tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn, phấn đấu đến năm 2010, đưa Lào Cai ra khỏi danh sách một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước. Phấn đấu giảm số hộ đói nghèo từ 43,1% xuốn còn 20%; Đến năm 2015 cơ bản không còn tỷ lệ đói nghèo theo tiêu chí hiện nay.
II/ Giải pháp tăng cường xoá đói giảm nghèo ở Lào Cai đến năm 2020
1. Thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tập trung chuyển dịch mạnh cơ cấu ngành kinh tế theo định hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu nội bộ trừng ngành, từng lĩnh vực sản xuất, gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm làm ra, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh chính sách phát triển kinh tế vùng, tạo sự liên kết và hỗ trợ tích cực lẫn nhau trong quá trình phát triển.
- Đối với phát triển nông nghiệp nông thôn:
+ Chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, trên cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng. Chú trọng đảm bảo an ninh lương thực bằng thâm canh, tăng vụ ở vùng cao, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ; tập trung vào hai mũi nhọn chính đó là phát triển địa gia súc và nuôi trồng thuỷ sản. Đẩy mạnh hình thức canh tác nhiều tầng kết hợp nông - lâm - ngư nghiệp trong các trang trại. Trong trồng trọt, tập trung vào việc sản xuất, cung ứng giống; xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với cơ sở chế biến và thị trường tiêu thụ: Vùng chè chất lượng cao, cây ăn quả ôn đới; đậu tương cao sản, hoa, thảo quả và dược liệu. Trong chăn nuôi, phát triển mạnh gia súc hàng hoá, tập trung chủ yếu vào chăn nuôi trâu, bò; chuyển dịch diện tích lúa nước hiệu quả canh tác thấp sang nuôi trồng thuỷ sản, tập trung vào nuôi cá, nuôi tôm; phấn đấu đến năm 2010, giá trị chăn nuôi và dịch vụ chiếm 45% trong cơ cấu ngành nông nghiệp; giá trị trồng trọt và chăn nuôi trên 1 ha canh tác lên 20 triệu đồng.