Nghệ thuật xây dựng cốt truyện

Một phần của tài liệu tinh thần phục hưng trong tác phẩm “ mười ngày’ của Bôccaciô (Trang 37 - 44)

Cốt truyện là hình thức tổ chức cơ bản nhất bao gồm các giai đoạn phát triển chính, các sự kiện các hành động chính trong tác phẩm. Chính vì vậy mà cốt truyện có vai trò, có sức mạnh quan trọng đối với chủ đề tư tưởng tác phẩm. Tác phẩm “ mười ngày ”tập trung một trăm truyện kể ngắn cho nên phần đa cốt truyện được xây dựng đơn tính. Các sự kiện được mô tả theo thứ tự từ trước đến sau, chịu sự chi phối của thể loại nên phải tuân thủ theo yêu cầu của người nghe.

Cốt truyện của tập truyện phần đa được mượn từ kho tàng văn học dân gian, thời trung cổ, thời thượng cổ, nhưng cũng có truyện kể đương thời. Khi toiếp xúc với các truyện kể ta có một cảm giác quen thuộc gần gủi, như khi đọc truyện “ tinh thần gia tô giáo ”hành động lừa bịp cuả Xiappenletto báng bổ , lừa dối chúa, khiến ta nhớ đến việc Trạng Quỳnh cột bò trước bàn thờ để lừa chúa Liễu khi đang cúng lễ. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thì Bôccaciô chưa phải là nhà văn của thời đại, mặc dù cốt truyện đã cũ, gần gủi nhưng ông đã đưa nó đến một bước tiến mới. Cốt truyện dân gian được Bôccaciô sử dụng làm chất liệu để xây dựng hiện thực xã hội thời phục hưng, tức là mượn cái cười xưa để nói chuyện thế sự ngày nay. Chính vì lẻ đó mà “ mười ngày ”đã vượt qua những hạn chế trong những tác phẩm giai đoạn trước và đạt được một giá trị cao. Giá trị hiện thực của tập truyện phản ánh những vấn đề xã hội xoay quanh tinh thần của chủ nghĩa nhân văn, vì vậy truyện còn là vũ khí chiến đấu của người cầm bút.

Hoặc cốt truyện của câu chuyện “ người bị bệnh tưởng ”( ngày thứ chín ) cũng mang âm hưởng của truyện kể dân gian. Cái cười bật ra không phải để rồi quên mà đằng sau đó là cả một giá trị hiện thực phê phán nền giáo dục trung cổ làm ngu muội con người.

Như vậy ta thấy nếu như văn học thời trung cổ cốt truyện xoay quanh ca ngợi tầng lớp quý tộc với lối sống xa hoa và tình yêu lãng mạng thì giờ đây Bôccaciô xây dựng cốt truyện từ mảnh đất hiện thực của cuộc sống. Ông tái hiện lên bức tranh của xã hội Ý vào thế kỷ thứ XIV hết sức sinh động và chân thật : các tầng lớp xã hội từ quý tộc cho đến nông dân với đủ các hạng người đều xuất hiện như hình tượng sống trong tập truyện. Tinh thần nhân văn mới sợi chỉ đỏ xuyên suốt nền văn học phục hưng

được thể hiện thông qua “ trường học Lamã ”; “ấy lại được chồng ”; “ trận bão ”; “ người bị bệnh tưởng ”…

Văn học trung cổ chủ yếu phát triển các thể loại : anh hùng ca, thơ trữ tình, tiểu thuyết hiệp sĩ. Cốt truyện của văn học thời trung cổ được thể hiện chủ yếu trong thể loại tiểu thuyết hiệp sĩ, loại văn học tao nhã thời trung đại. Cốt truyên xoay quanh các sự kiện trong cuộc đời của một nhân vật hiệp sĩ nào đó từ tuổi ấu thơ cho đến lúc trưởng thành, lập chiến công và tìm kiếm một tình yêu. Có thể nói Bôccaciô đã không lập lại văn chương trung cổ. Để diễn tả nội dung hiện thực ông sử dụng bút pháp phúng dụ với hình thức chuyển nghĩa của từ ngữ, là lối nói bóng bẩy ám chỉ để diễn đạt ý nghĩa khái quát trừu tượng trên cơ sở của ý nghĩa cụ thể. Chẳng hạn câu chuyện “ sự suy tưởng về kinh phúc âm ”bằng cách nói đối đáp bóng gió nhân vật muốn ám chỉ rằng lời răn dạy của kinh thánh và lòng nhân đức của đức cha lại sẽ chẳng đem lại điều gì tốt đẹp : “ ngày nào con cũng thấy người ta đem ra ngoài cho một đám đông người nghèo khó… vạc lớn cháo nóng. Đó là cháo thừa lấy từ tô của cha và các tu sĩ. Nhưng nếu ở trên ấy cứ mỗi ngày người ta hoàn lại cho cha một trăm nồi thì con nghĩ tất cả các cha sẽ chết ngạt mất ”[1,70]. Đây là lối nói châm biếm, mĩa mai sâu sắc làm cho cốt truyện của Bôccaciô trở nên hình ảnh và mang tính triết lý suy ngẫm về cuộc đời.

Điểm mới nữa mà ta cần nhắc đến khi nghiên cứu cốt truyện của Bôccaciô là tính kịch của cốt truyện. Nghệ thuật viết truyện thời trung cổ chưa có tính xung đột bởi nội dung của truyện thường mang tinh thần ngợi ca cung đình , lý tưởng của người hiệp sĩ, cũng có một số tác phẩm mang tính chất phê phán nhưng sự đã kích còn nhẹ nhàng, hài hước. Đến tác phẩm của Bôccaciô tính kịch được tạo dựng từ những xung đột hiện thực đó là sự xung đột giữa các lực lượng xã hội, giữa cá nhân này với cá nhân khác về các mặt tư tưởng, quyền lợi kinh tế, tâm lý… Bản chất hiện thực xã hội mâu thuẩn đối kháng giữa cái mới và cái cũ, cái tiến bộ và cái lạc hậu lỗi thời. Cốt truyện tạo được tính bất ngờ cho người đọc bởi những chi tiết kịch tính, ở truyện “ trăm sự nhờ cái thùng ” độ căng của cốt truyện được tạo nên từ sự việc người chồng quay trở về ngoài dự định, cuộc đụng độ tay ba gây hấp dẫn ,hồi hộp cho người đọc. Hoặc “ thuốc tẩy giun ”kịch tính xuất hiện khi vị tu sĩ cùng nhân tình là mẹ đứa bé

mình đỡ đầu bị người chồng phát hiện mối quan hệ đen tối. Chuyện có kịch tính nhưng lại được dung hòa bởi tính hài hước lối đã kích ở đây được khỏa lấp dưới cái cười sâu cay. Hơn nữa kịch tính không được khai thác từ góc độ tâm lý mà là từ góc độ hành động của nhân vật cũng góp phần làm cho người đọc bớt căng thẳng khi theo dõi cốt truyện.

Văn học phục hưng vốn mang tinh thần nhân đạo sâu sắc phê phán xã hội phong kiến làm thui chột quyền năng của con người. Ta có thể bắt gặp điều này trong các tác phẩmcủa Rabelais, Shakespeare, Cervantes…, nhưng nhờ sự sáng tạo tài tình và sự kết hợp giữa các yếu tố của truyện : giữa cái hài và cái bi, giữa cái cũ và cái mới…đã tạo nên phong cách riêng cho nhà văn Italia này. Tóm lại, cốt truyện dù sử dụng chất liệu dân gian nhưng đã được hiện thực hóa bằng bút pháp phúng dụ và nghệ thuật xây dựng kịch tính đã làm cho cốt truyện trở nên độc đáo hấp dẫn người đọc.

2.3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật :

M. Gorki khuyên một nhà văn trẻ “ anh hãy bỏ nghề viết …anh không hoàn toàn có khả năng miêu tả con người cho sinh động, mà đấy là điều chủ yếu ”[4,126], miêu tả con người ở đây được xem là công việc xây dựng nhân vật của nhà văn. Nhân vật đó có tính chất riêng, có đặc trưng riêng và được gọi là những hình tượng nghệ thuật, nó không còn là nguyên mẫu của con người. Nhà văn sáng tạo ra nhân vật để thể hiện nhận thức của mình, một tác phẩm văn học thì không thể thiếu nhân vật. Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống hay nói cách khác nhân vật văn học phải mang trong mình một sứ mệnh lịch sử quan trọng.

Khi đến với “ mười ngày ”nhân vật đầu tiên mà chúng ta thấy được là nhận vật người kể chuyện. Nhân vật kể chuyện là hiện thân của tác giả hoặc chỉ đơn thuần là người biết một câu chuyện nào đó kể lại, làm cho câu chuyện thêm tính khách quan. Nhân vật kể chuyện của Bôccaciô lại được xây dựng một cách độc đáo, họ là hiện thân của những truyện kể. Tác giả không miêu tả về ngoại hình tính cách của nhân vật mà để nhân vật hiện lên ở một khía cạnh nào đó thông qua các câu chuyện kể. Họ là những hình tượng ước lệ tượng trưng cho những trạng thái tâm hồn phù hợp với chủ đề tác phẩm.

Ngày đầu tiên hình ảnh Păngpinê hiện ra là một con người của trật tự quyền uy và đạo đức. Filomen gợi cho ta nghĩ đến sự lạc quan tinh thần vươn lên, nhìn vào cuộc sống tương lai đầy niềm tin. Neifin là hiện thân của tình dục cuồn nhiệt, Filoxt’rat là hiện thân của mối tình vô vọng. Fiamet là tham vọng chinh phục tình yêu, Êlidơ là con người của trí tuệ sự khôn khéo, Điône hiện thân của sự phản bội, Lôret là con người của sự cay cú. Păngtin là hiện thân của con người hồi tưởng quá khứ, Êmili lại là con người của sự dối trá.

Một vấn đề cần bàn đến là nếu nhân vật trung tâm của văn học trung cổ là môtif nhân vật trữ tình, hiệp sĩ, anh hùng. Nhân vật của“ mười ngày ”là con người của xã hội : có thể là con người cũ của chế độ phong kiến trung cổ, cũng có thể là con người mới của tầng lớp thị dân tư sản. Đặc biệt tác phẩm của Bôccaciô còn dành sự ưu ái lớn cho người phụ nữ, nhân vật mà văn học trung cổ không đề cập đến hay chỉ đề cập như một khía cạnh của tình yêu. Qua đó, ta thấy nhân vật của tập truyện “ mười ngày ”là con người mang ý thức cá nhân rõ rệt, đề cao vai trò của người phụ nữ minh chứng cho điều đóa trong lời tựa Bôccaciô đã viết tôi viết để phục vụ phụ nữ ngợi ca họ là lẽ sống ở đời.

Văn học trung cổ xây dựng loại hình nhân vật thiếu tính cách họ là khuôn mẫu của những kiểu người nhất định. Tập truyện của Bôccaciô đã phá vỡ khuôn khổ đó : nhân vật được xây dựng giàu tính cách hơn. Ví dụ Gilettơ là người phụ nữ được miêu tả với nhiều tính cách thông minh, thủy chung, bản lĩnh, cứng rắn…

Thời đại phụchưng với sự lên ngôi của chủ nghĩa duy vật và thuyết vô thần đã tạo đà cho văn học hướng đến miêu tả con người mang lý tưởng nhân văn mới, dân chủ hơn như Lăngdônfo trong “trận bão”, Xiquyrăng trong “ những đồ nữ trang không kín đáo ”…Họ là những con người của hành động, suy nghĩ để hành động hay hành động có suy nghĩ.

Như vậy nhắc đến nghẹ thuật xây dựng nhân vật của Bôccaciô ta thấy được những sáng tạo độc đáo về nhân vật người kể chuyện; sự mới mẻ trong việc xây dựng nhân vật trung tâm…đó là những sáng tạo mang tính chất tiến bộ trên tinh thần của chủ nghĩa nhân văn.

2.4.Tiểu kết :

Ở chương này chúng ta có một cái nhìn cơ bản hoàn thiện cụ thể về mặt nội dung tác phẩm cũng như hình thức nghệ thuật. Nhận thấy “mười ngày ” là tác phẩm văn học lớn của Bôccaciô mang tinh thần thời đại sâu sắc. Qua đó tác phẩm còn giúp ta hiểu thêm về tâm hồn suy nghĩ của nhà văn đối với tư tưởng tôn giáo và đối với thời đại phục hưng.

KẾT LUẬN

“ Mười ngày ”là tác phẩm lớn của Bôccaciô, tác phẩm góp phần làm nên tên tuổi của nhà văn, đưa ông lên vị trí hàng đầu của nền văn học phục hưng. Do đó việc nghiên cứu tác phẩm theo tinh thần phục hưng là điều kiện giúp người đọc tiếp cận toàn diện, cụ thể giá trị của tác phẩm, thấy được đóng góp của tác giả đối với nền văn học Ý nói riêng và nền văn học phục hưng nói chung.

1. Trong luận văn bước đầu chúng tôi đi vào tìm hiểu nội dung của những câu chuyện kể. Từ cơ sở đó đi vào phân tích kỹ từng truyện thuộc các chủ đề lớn, các chuyện không được phân tích cụ thể tất cả các góc độ và trình bày thành từng truyện riêng biệt mà chỉ chú trọng vào chủ đề chung của các truyện để khai thác, rút ra nhận định có hệ thống về loại chủ đề. Bằng việc phân tích tổng hợp chúng tôi đã tìm ra những giá trị nội dung của tác phẩm như : chủ đề phản phong chống phong kến,quan niệm chống lại luân lý của nhà thờ thiên chúa giáo, quan điểm nhân sinh mới của giao cấp thị dân tư sản. Bên cạnh đó tác phẩm còn mang những giá trị nghệ thuật lớn theo tinh thần văn học phục hưng.

2.Trong luận văn chúng tôi còn thực hiện sự so sánh mở rộng với một số tác phẩm của các nhà văn đồng đại khác, để góp phần làm rõ tính chất thời đại của tác phẩm. Tinh thần phục hưng có sự chi phôi sâu sắc đối với nền văn nghệ, nên tinh thần

mà tác phẩm thể hiện cũng mang tính phổ biến trong nền văn học đương thời. Chẳng hạn tinh thần chống phong kiến và nhà thờ, ta có thể thấy rõ trong các tác phẩm của Rabelais, Shakespeare, Cervantes… tuy nhiên mỗi nhà văn có một cái nhìn riêng, có một góc độ khai thác nghệ thuật riêng. Riêng với Bôccaciô ông đã chọn thể loại truyện ngắn để thể hiện thế giới quan của mình, và trở thành nhà văn đặt nền móng cho nền văn xuôi nghệ thuật Ý

Sẽ là một khiếm khuyết nếu như nếu nghiên cứu nền văn học phục hưng mà không nắm được tác phẩm “ mười ngày ”của nhà văn Italia Bôccaciô. Việc tiếp cận cụ thể tác phẩm giúp ta hiểu được giá trị của tập truyện. Tuy nhiên do thời gian và tư liệu nghiên cứu có hạn cũng như khả năng còn hạn chế người viết chưa thể khai thác được tất cả giá trị của tác phẩm, đặc biệt là về mặt nghệ thuật. Hy vọng rằng chúng tôi sẽ có dịp lặt lại vấn đề này, lúc đó chắc chắn sẽ có điều kiện nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc hơn.

Kính mong sự góp ý của quý thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.

CHÚ THÍCH

Số thứ tự cuốn sách được ký hiệu ( 1,2,3,…)cuối cùng là số trang trong cuốn sách đặt trong móc vuông.

Một phần của tài liệu tinh thần phục hưng trong tác phẩm “ mười ngày’ của Bôccaciô (Trang 37 - 44)