Đây cũng là một trong những phương pháp được cán bộ công ty sử dụng thường xuyên trong quá trình lập dự án. Nó giúp ta phân tích được các chỉ tiêu khác nhau khi đứng trên nhiều quan điểm, phương diện khác nhau. Chính vì thế mà các quyết định đưa ra cũng trở nên khách quan và toàn diện hơn. Phương pháp này chủ yếu được áp dụng trong phân tích hiệu quả tài chính và tính toán các chỉ tiêu an toàn cho dự án.
a. Phương pháp phân tích độ nhạy của dự án.
Bản chất của phân tích độ nhạy là xác định các mối quan hệ động giữa các nhân tố tham gia trong hoạt động đầu tư. Từ đó xác định nhân tố nào tác động nhiều nhất tới kết quả và hiệu quả của dự án, để có thể đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp.
- Bước 1: Xác định các biến số chủ yếu: Sự biến động của giá cả đầu vào và đầu ra; sự chậm trễ trong quá trình thực hiện dự án; chi phí vượt quá định mức.
- Bước 2: Cho những biến số này tăng hoặc giảm từ 10% tới 20%.
- Bước 3: Đánh giá lại các yếu tố chi phí, lợi ích và hiệu quả của dự án. Từ đó lựa chọn có nên thực hiện dự án hay không.
b. Phân tích kịch bản:
Do nhược điểm của phân tích độ nhạy là chỉ cho một yếu tố thay đổi trong khi giữ nguyên các yếu tố khác, điều này là phi thực tế. Vì vậy đôi khi phương pháp này được sử dụng như một biện pháp khắc phục cho phân tích độ nhạy.
- Bước 1: Xây dựng mô hình bài toán tổng quát. Xác định mối quan hệ giữua các nhân tố tác động tới kết quả và hiệu quả dự án.
- Bước 2: Phân tích độ nhạy tìm ra những nhân tố tác động mạnh nhất.
- Bước 3: Xác định các tình huống có thể xảy ra nhiều nhất với dự án và phân tích các tình huống đó. Kết quả của phân tích kịch bản là một số bức tranh về tình hình đầu tư trong tương lai. Nó sẽ là cơ sở giúp cho nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư và các biện pháp quản lý trong tương lai.
c. Phương pháp phân tích rủi ro
Bất kể một dự án nào cũng chứa đựng vô vàn rủi ro từ khi chuẩn bị tới khi vận hành kết quả. Các dự án xây dựng do có thời gian thực hiện kéo dài và có vốn lớn nên rủi ro xay ra lại càng nhiều hơn nữa. Chính vì thế đây là một phương pháp rất được chú trọng trong khi tiến hành soạn thảo dự án tại công ty.
- Bước 1: Xác định các nhân tố tác động mạnh nhât tới kết quả và hiệu quả dự án. Phân tích các nhân tố đó về: xác suất(Pi), giá trị tương ứng(Xi) theo một số mô hình phân bố đều, phân bố ∆, phân bố chuẩn
- Bước 2: Lựa chọn ngẫu nhiên từng nhân tố và đánh giá hiệu quả dự án theo việc phân tích nhân tố đó.
- Bước 3: Xác định bảng tổng kết về phân tích xác suất: giá trị kỳ vọng, độ lệch tiêu chuẩn, xác suất thành công và giá trị kỳ vọng tương ứng, xác suất thất bại và giá trị kỳ vọng tương ứng.
Đây là một phương pháp sử dụng mô hình hiện đại, đòi hỏi phải có phần mềm chuyên dụng và phải có đội ngũ chuyên gia có năng lực.
d. Phương pháp suất đầu tư / sản phẩm
Do đặc thù hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, hoạt động đầu tư và lập dự án của công ty phần nhiều thiên về xây dựng nhà ở, các văn phòng làm việc cho các cơ quan, các công trình cấp thoát nước, các công trình giao thông vận tải, …Vì thế, phương pháp suất đầu tư/ sản phẩm được cán bộ công ty sủ dụng nhiều trong khi tính toán các đơn giá xây dnựg, được áp dụng trong khâu phân tích tài chính của các dự án.
Cán bộ lập dự án căn cứ vào loại công trình và suất đầu tư do pháp luật quy định xác định vốn đầu tư cần thiết cho công trình.
1.2.2.3. Các nội dung phân tích trong quá trình lập dự án đầu tư:
Nghiên cứu về tình hình hình kinh tế xã hội tổng quát của dự án đầu tư
Tình hình kinh tế xã hội tổng quat thể hiện khung cảnh của đầu tư, có ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến dự án đầu tư từ lúc quyết định cho đầu tư, lúc thi công cho đến lúc điều hành sản xuất kinh doanh. Tại Sông Đà 10, phòng kinh tế-kế hoạchvà các phòng chức năng xem xét tình hình kinh tế xã hội tổng quát qua việc nghiên cứu các yếu tố có liên quan dự án sau:
-Dữ kiện về địa lý, tự nhiên: địa hình, khí hậu, địa chất,..Những yếu tố này ảnh hưởng đến sản xuất, phân bố dân cư, kết cấu xây dựng.
- Tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của địa phương( tốc độ gia tăng GDP, tỷ lệ đầu tư so với GDP, GDP/ đầu người,..) có ảnh hưởng đến quá trình thực hiện và sự phát huy hiệu quả của dự án.
- Tình hình ngoại hối: bao gồm các dữ kiện, cán cân thanh toán ngoại hối, dự trữ ngoại hối,..
- Các chính sách phát triển, cải cách cơ cấu kinh tế, nhằm đánh giá trình độ nhận thức, đổi mới tư duy và môi trường thuận lợi cho đầu tư đến đâu.
- Thực trạng kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân: thời hạn dài ngắn, mức độ sâu rộng, các mục tiêu, các ưu tiên, các công cụ tác động vào nền kinh tế.
Dựa trên các điều kiện về kinh tế xã hội tổng quát, ban giám đốc và các phòng ban chức năng xác định được hướng đầu tư và dự án đầu tư khả thi, từ đó đi sâu vào phân tích vấn đề tiếp theo của dự án đó là nghiên cứu thị trường.
Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là sự nghiên cứu tỉ mỉ, có khoa học xuất phát từ nghiên cứu nhu cầu của thị trường đi đến quyết định nên sản xuất kinh doanh sản phẩm, dịch vụ gì, cách thức và chất lượng như thế nào vói khối lượng như thế nào, tiếp thị như thế nào để sản phẩm của dự án có chỗ đứng trên thị trường ở hiện tại và trong tương lai. Hay nói cách khác thị trường là nhân tố quyết định việc lựa chọn mục tiêu và quy mô dự án. Do vậy, nghiên cứu thị trường có vai trò quan trọng và có ý nghĩa hết sức to lớn. Nghiên cứu thị trường cho phép người soạn thảo phân tích, đánh giá cung cầu thị trường ở hiện tại và dự báo cung cầu thị trường trong tương lai về loại sản phẩm của dự án. Để nghiên cứu thị trường cho kết quả chính xác phục vụ cho việc xác định thị phần và quy mô của dự án, nghiên cứu thị trường phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Thu thập đầy đủ thông tin cần thiết cho nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án.
- Thông tin đảm bảo độ chính xác và tin cậy. - Sử dụng phương pháp phân tích phù hợp
Các dữ liệu thông tin cần thiết để nghiên cứu thị trường sản phẩm trong tương lai bao gồm:
- Các dữ kiện về kinh tế tổng thể
- Các dữ liệu thông tin về thị trường sản phẩm, như với dự án xây dựng thủy điện và đầu tư thiết bị máy móc của Công ty thì dữ liệu bao gồm: Khối lượng sản xuất, khối lượng vận chuyển trong thời gian 5 năm,giá cả sản phẩm và dịch vụ theo thời gian, sự biến động của thị trường sản phẩm có liên quan,..
Tại Sông Đà 10, các cán bộ soạn thảo dự án sử dụng một số phương pháp dự báo cầu thị trường sản phẩm, dịch vụ trong tương lai và việc áp dụng các phương pháp này tuỳ thuộc vào nguồn và khối lượng thông tin thu thập được đó là: phương pháp ngoại suy thống kê, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia,..
Trên cơ sở nghiên cứu thị trường, bước tiếp theo là đi vào nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của dự án.
. Nghiên cứu kỹ thuật
Mục đích chính cuả việc nghiên cứu kỹ thuật một dự án là nhằm xác định kỹ thuật và quy trình sản xuất, địa điểm và nhu cầu để sản xuất kinh doanh một cách tối ưu, phù hợp nhất với điều kiện hiện có trong nước mà vẫn đảm bảo được các yêu cầu của sản phẩm dự án thông qua nghiên cứu thị trường. Tuỳ theo từng dự án cụ thể mà vấn đề kỹ thuật nào cần phỉa được nghiên cứu, xác định hoặc nhấn mạnh hơn vấn đề kia, và dự án càng lớn thì vấn đề càng phức tạp hơn, cần phải xử lý nhiều thông tin hơn. Do vậy, với đặc thù các dự án của Công ty là các dự án về công trình ngầm,xây dựng thủy điện.Đầu tư thiết bị máy móc nên phần phân tích kỹ thuật lại càng phải được chú trọng. Phân tích kỹ thuật tiến hành tốt sẽ giúp loại bỏ được các phương án không khả thi về mặt kỹ thuật và là tiền đề cho bước nghiên cứu về tài chính dự án.
Một yếu tố nữa trong phân tích kỹ thuật dự án đó là cơ sở hạ tầng của dự án, có thể kể đến là năng lượng, nước, giao thông, thông tin liên lạc,…. nó ảnh hưởng đến chi phí đầu tư và hiệu quả dự án sau này khi dự án đi vào vận hành. Mục tiêu của dự án này làcung cấp nâng cao thiết bị thi công ở các công trình đặc biệt công trình thủy điện do Công ty đảm nhiệm, nên cần phải nghiên cứu chi tiết cácthông số kĩ thuật: công suất vận chuyển,các phương tiện tồn trữ và chi phí.
Tác động môi trường của dự án: nội dung này nhằm phát hiện ra các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường. Đây là vấn đề được quan tâm của xã hội, là một trong điều kiện quan trọng liên quan đến việc dự án có được phê duyệt hay không. Do đó, trong phần này, sau khi đánh giá được ảnh hưởng của dự án thì cán bộ lập dự án phải đưa ra các giải pháp thích hợp để khắc phục. Những tác đông được xem xét là những tác động ảnh hưởng đến điều kiện sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng đến cảnh quan xung quanh cũng như những ảnh hưởng đến giá trị văn hoá truyền thống. Đối với dự án đầu tư thiết bị máy móc tại công ty thì vấn đề ô nhiễm môi trường chủ yếu là do khí thải từ máy móc thiết bị vì vậy khi lập dự án lựa chọn thiết bị máy móc cần nghiên cứu phù hợp với sự cho phép của nhà nước.Các thiết bị máy móc đạt tiêu chuẩn quốc tế như EURO 2...
Sau khi đã nghiên cứu dự án khả thi về mọi khía cạnh kỹ thuật, cần phải ước tính thời gian cần thiết hay nói cách khác là lập trình các công việc kỹ thuật đó sao cho hiệu quả và ăn khớp với nhau để dự án có thể vận hành trong thời gian hợp lý nhất. Tại Công ty hiện nay, trong quá trình lập dự án các cán bộ làm dự án sử dụng một số phương pháp phân tích và lập lịch trình thực hiện dự án khác nhau như: - Sơ đồ GANTT
- Phương pháp PERT( Program Evaluation and Review Technique) - Phương pháp CPM( Critical Path Method)
Cho dù áp dụng phương pháp nào thì điều quan trọng là lịch trình thực hiện dự án phải chỉ rõ được công việc nào có tầm quan trọng hơn và những công việc nào có thể thực hiên sau, thực hiện đồng thời,..và dễ kiểm tra giám sát để đảm bảo đúng tiến độ dự án.
Nghiên cứu tài chính
Nghiên cứu tài chính dự án là một nội dung quan trọng trong công tác soạn thảo dự án và là cơ sở để tiến hành phân tích kinh tế- xã hội. Đây cũng là nội dung quan trọng nhận được sự quan tâm không chỉ của chủ đầu tư mà còn của các đơn vị tài trợ. Phân tích tài chính đối với các dự án đầu tư nói chung là đánh giá tính khả thi của dự án thông qua việc xem xét tất cả các mặt về tổng mức đầu tư, phương án tài trợ vốn, kế hoạch hoạt động và hiệu quả của dự án.
* Tính toán vốn đầu tư cho dự án:
Vốn đầu tư cho dự án bao gồm các khoản vốn đầu tư vào tài sản cố định, chi phí trước khi đi vào sản xuất kinh doanh,và vốn lưu động cần thiết để dự án đi vào hoạt động. Do vậy, ở trong phần này phải xác định được tổng vốn đầu tư dự án là bao nhiêu, vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản là bao nhiêu và chi phí khác là bao nhiêu. Việc xác định tổng vốn đầu tư của dự án cũng phải dựa trên cơ sở những quy định về quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước và cơ sơ nghiên cứu kỹ thuật của dự án đã được phân tích ở phần trước.
*Về nguồn vốn đầu tư cho dự án:
Một nghiên cứu khả thi, nếu không có sự đảm bảo rằng các nguồn tài trợ cho dự án đã được chuẩn bị và sẵn sang thì dù nghiên cứu đó có chứng tỏ rằng dự án đầu tư đó là hợp lý đáp ứng đủ các yêu cầu , nó vẫn không mang lại lợi ích gì đáng kể. Một nghiên
cứu khả thi chỉ nên được tiến hành nếu triển vọng tài trợ cho dự án được xác định đầy đủ và rõ ràng. Việc hạn chế nguồn tài chính tài trợ cho dự án có thể hạn chế việc xem xét một số dự án hoặc có thể hạn chế công suất của dự án không thể triển khai ở mức tối thiểu có hiệu quả. Thông thường các dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Sông Đà 10 hiện nay huy động từ các nguồn: vay tín dụng thương mại, vốn từ quỹ đầu tư phát triển, phát hành thêm cổ phiếu.
Dựa trên những số liệu thu thập được các cán bộ lập dự án sẽ tiến hành phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án. Hiện nay, tại Công ty trong phân tích tài chính dự án sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu như: NPV, IRR, thời gian thu hồi vốn đầu tư, điểm hòa vốn. Trước tiên là xác định được doanh thu các năm hoạt động của dự án và chi phí của dự án, từ đó lập bảng doanh thu chi phí và lợi ích hàng năm mà dự án mang lại. Sau khi tổng hợp tính toán doanh thu và chi phí, sẽ tiến hành tính toán các chỉ tiêu phân tích tài chính.
+ Chỉ tiêu giá trị lợi nhuận thuần( NPV): sử dụng hiện giá của hiệu số thu chi( quy đổi về thời điểm hiện tại)
Chỉ số NPV được tính theo công thức
∑ ∑ = + − = + + + + − = n t n t t n t r S r Ct r Bt V NPV 0 (1 ) 0 (1 ) (1 )
Chỉ tiêu NPV được xem là tiêu chuẩn quan trọng đánh giá dự án đầu tư. Dự án đầu tư được chấp nhận(đáng giá) khi NPV >=0. Khi đó tổng các khoản thu của dự án >= tổng các khoản chi phí sau khi đã đưa về mặt bằng hiện tại. Ngược lại, dự án không được chấp nhận khi NPV < 0. Khi đó các khoản thu của dự án không đủ bù đắp chi phí bỏ ra.
+ Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhận vốn đầu tư (IRR- Internal Rate of Return) Chỉ số IRR là giá trị thỏa mãn phương trình:
∑= ∑= ∑= = + + + − + + − = n t n t t n t t t I S I Ct I Bt V NPV 0 0 0 0 ) RR 1 ( ) RR 1 ( ) RR 1 (
IRR là chỉ tiêu cơ bản trong phân tích tài chính dự án đầu tư hồi vốn đầu tư, dự án được chấp nhận khi IRR>= r giới hạn và ngược lại, r giới hạn ở đây là lãi suất đi vay nếu dự án phải vay vốn, có thể là tỷ suất lợi nhuận định mức do nhà nước quy
định nếu dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước,có thể là chi phí cơ hội của vốn nêu dự án sử dụng vốn tự có.