y: thu nhập quốc dân (GDP)
3.2.4.2. Phối hợp linh hoạt các chính sách vĩ mô để đạt được mục tiêu cân bằng khi giảm giá VND
cân bằng khi giảm giá VND
Mục tiêu của nền kinh tế là đạt cân bằng bên trong (IB) và cân bằng bên ngoài (EB) - điểm A. Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam hiện nay, nền kinh tế năm 2011 và dự báo 2012 đang đối diện với lạm phát cao và thâm hụt tài khoản vãng lai (chủ yếu là thâm hụt thương mại). Do đó, theo chương 2 của đề tài, thì điểm B nằm tại vùng 1 trong đồ thị SWAN là phù hợp với nền kinh tế Việt Nam. Khi giảm giá VND, NHNN bán nội tệ, mua ngoại tệ hay giảm cung ngoại tệ - thì điểm B sẽ dịch chuyển đến điểm C (đạt cân bằng ngoại – cán cân vãng lai cân đối). Tuy nhiên, điều này không loại trừ khả năng tạo ra lạm phát do tăng cung tiền. Khi lạm phát tăng sẽ làm cho REER giảm xuống, từ đó có thể mất đi lợi ích mà sự gia tăng của tỷ giá danh nghĩa mang lại - sức cạnh tranh về giá cả của hàng mậu dịch Việt Nam không được cải thiện nhiều. Vì vậy, mục tiêu hiện nay của Việt Nam là kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên quan hệ giữa lạm phát và ngoại thương là quan hệ của các biến ngoại sinh mặc dù có tác động đến nhau, trong ngắn hạn, việc giảm giá VND sẽ không gây áp lực ngay đến lạm phát của nền kinh tế. Chính sách tỷ giá cần kết hợp với một số chính sách ngoại hối nhằm đạt mục tiêu cân bằng nội, cân bằng ngoại theo mong muốn. Cụ thể:
Trước hết phải nói về mức độ mở cửa tài khoản vốn. Xét theo pháp lý và
thực tế, việc kiểm sốt dịng vốn vào ra ở Việt Nam tương đối thống, ngay cả các cơ quan Chính phủ (NHNN, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đều cho những con số khác nhau. Vì vậy, trong thời gian qua ít nhiều đã ảnh hưởng đến tỷ giá liên tục bất ổn và lãi suất bị bóp méo bằng mệnh lệnh hành chính. Bên cạnh đó, dịng vốn “nóng” đang chuyển hướng vào Việt Nam, dù trong năm 2010, dòng vốn này vẫn lạnh nhạt với Việt Nam vì những rủi ro về tỷ giá và lạm phát cao, tuy nhiên Việt Nam vẫn là thị trường mới tiềm năng so với nhiều quốc gia và khu vực kinh tế khác, tính đến tháng 9/2011, dịng vốn FDI vào Việt Nam khoảng 11 -11,5 tỷ USD, đầu tư gián tiếp gần 7 tỷ USD (hơn 100% so với cùng kỳ năm 2010), thì Chính phủ cũng
khơng cịn khơng gian chính sách bơm tiền mua USD vì nguy cơ q cao của lạm phát và dịng vốn đảo chiều do thiếu dự trữ ngoại hối để can thiệp.
Hướng đến lạm phát trong bối cảnh không thể khơng thu hút dịng vốn nước ngoài vào cho tăng trưởng, do đó, NHNN phải có quyền trên thực tế thực thi chính sách tiền tệ thơng qua công cụ lãi suất, dự trữ bắt buộc và mua bán trái phiếu trên thị trường mở. Đồng thời, phải có phối hợp đồng bộ của NHNN với các cơ quan liên quan (Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thực hiện kiểm sốt dịng vốn. Ngồi ra, Chính phủ cần đưa ra thơng điệp rõ ràng trong điều hành chính sách tiền tệ với các mục tiêu trong lựa chọn chính sách: từng bước mở cửa tài chính nhưng khơng qn kiểm sốt vốn, điều hành tỷ giá linh hoạt và độc lập tiền tệ đến mức độ cần đặt trong lạm phát mục tiêu. Bên cạnh đó là tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong việc xây dựng lịng tin cho nhà đầu tư cũng như trong dân chúng vào khả năng điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ, NHNN và các cơ quan quản lý khác.
Hai là, lựa chọn chế độ tỷ giá linh hoạt phù hợp : Những biến động gần đây
trên thế giới đã cho thấy rằng việc lấy những ngành công nghiệp cao làm mũi nhọn chiến lược cho phát triển kinh tế là không khả thi, bởi lẽ tiềm lực Việt Nam chưa đủ để thực hiện mục tiêu này và khả năng thích ứng với các biến động lớn là chưa cao. Việc hướng q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa vào lĩnh vực nơng nghiệp là một chủ trương đúng đắn xét trên quan điểm phát huy lợi thế cạnh tranh, Tuy nhiên, nông phẩm phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên sản lượng kế hoạch và thực tế thường chênh lệch lớn. Điều này nhắc nhở nền kinh tế phải chú trọng đương đầu với những cơn sốc có nguồn gốc từ thị trường hàng hóa và ủng hộ cho một chế độ tỷ giá thả nổi.
Xét dưới góc độ khác, tình trạng thâm hụt ngân sách hãy cịn nghiêm trọng và khó suy giảm trong tương lai gần do nhu cầu chi ngân sách ngày một tăng. Hệ thống ngân hàng nhìn chung là yếu kém và nguồn dự trữ ngoại hối – một công cụ can thiệp vào tỷ giá – còn thấp. Khi cán cân thương mại vẫn ở tình trạng nhập siêu thì mức dự trữ ngoại tệ khó có thể cải thiện rõ rệt vào những năm tới. Một câu hỏi đặt ra là liệu vấn đề trên có được giải quyết khi cố định nội tệ với một ngoại tệ mạnh như đồng đô
la Mỹ (USD) hay không? Quan điểm này được củng cố khi việc triển khai các giải pháp điều tiết kinh tế thiếu tính đồng bộ, cộng với hệ thống thông tin - dự báo lạc hậu, thiếu khoa học đã hạn chế phạm vi tác động của chính sách kinh tế vĩ mô đến tỷ giá. Những yếu điểm trong tài chính dự báo trước sự xuất hiện những cơn sốc có nguồn gốc từ thị trường tiền tệ và yêu cầu duy trì một chế độ tỷ giá cố định nhằm đối phó lại.
Chế độ tỷ giá thả nổi có thể giúp nền kinh tế loại trừ tác động của những cơn sốc từ thị trường hàng hóa mà cịn giúp đạt mục tiêu cân bằng ngoại một cách dễ dàng do tỷ giá tự biến động để duy trì trạng thái cân bằng cung cầu ngoại tệ. Tuy nhiên, tại Việt Nam thị trường ngoại hối là thị trường chưa đủ các nguồn lực để là thị trường ngoại hối nơi tỷ giá có thể chỉ chịu sự điều tiết của 2 yếu tố cung và cầu. Vì vậy, một chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn chưa phù hợp với Việt Nam. Cơ chế tỷ giá hợp lý với Việt Nam hiện nay vẫn là cơ chế tỷ giá neo cố định đối với đồng ngoại tệ mạnh với biên độ điều tiết phù hợp, tuy nhiên không phải là neo theo đồng USD như trước đây mà là neo theo một rổ các đồng ngoại tệ mạnh, có quan hệ thương mại quốc tế với Việt Nam. Một sự thay đổi tăng hay giảm giá đồng USD sẽ không gây tác động mạnh đến biến động tỷ giá của Việt Nam cũng như các biến động vĩ mô của nền kinh tế như: thâm hụt dự trữ ngoại hối hay thâm hụt cán cân vãng lai.
Ba là, phối hợp các chính sách tiền tệ, lãi suất linh hoạt.
Theo phân tích chương 2, lạm phát hai con số tại Việt Nam từ 2009 đến nay chủ yếu khơng vì tác động của tỷ giá mà do tác động của tăng cung tiền và tăng trưởng tín dụng với chính sách nới lỏng tiền tệ trong giai đoạn này nhằm kích thích tăng trưởng trong nước, kích cầu tiêu dùng sau giai đoạn suy thoái kinh tế thế giới.
Để kiềm chế lạm phát, một chính sách thắt chặt tiền tệ chắc chắn được đưa ra. Tuy nhiên, nếu hạn chế tín dụng (hạ thấp tăng trưởng tín dụng) một cách đột ngột nhằm giảm cung tiền trong giai đoạn này, thực sự là chưa phù hợp. Lí do, nhiều dự án, cơng trình đang chờ vốn, nhiều doanh nghiệp đang cần vốn để gia tăng hoạt động kinh doanh. Nếu giảm tăng trưởng tín dụng tức là cắt mất đi nguồn cung vốn để đầu tư vào sản xuất của các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế.
Nếu thực hiện thắt chặt tiền tệ thông qua tăng dự trữ bắt buộc hoặc cắt giảm lãi suất VND lúc này, không những làm cho chi phí đầu ra của ngân hàng và doanh nghiệp gia tăng mà sự khan hiếm vốn cũng có thể xảy ra và sẽ đẩy các ngân hàng vào một cuộc đua lãi suất (ngầm) mới gây bất lợi cho nền kinh tế, cũng vượt khỏi mục tiêu kiểm soát lạm phát của nhà nước.
Một chính sách tiền tệ uyển chuyển, linh hoạt trong giai đoạn này đang là vấn đề cấp thiết đặt ra cho các nhà lãnh đạo, điều hành kinh tế vĩ mô.
Thứ nhất, phải phối hợp được mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng trưởng tín dụng có thể kiểm sốt bằng tổng tỷ lệ tăng trưởng tín dụng mục tiêu, tuy nhiên cần có sự phân bổ linh hoạt ưu tiên tăng trưởng trong các ngành nghề, đặc biệt là các ngành nghề phục vụ xuất khẩu, dân sinh.
Hai là, chính sách giảm lãi suất VND, USD là phải giảm nhưng không giảm ồ ạt, hạ thấp một cách đột ngột từ 2 con số xuống một con số ngay tức thì trong năm 2012, mà phải thật hiện giảm từ từ với lạm phát mục tiêu của từng tháng, quý, năm. Khơng vì hạn chế lạm phát hai con số, nhanh chóng muốn đưa về lạm phát một con số mà giảm lãi suất quá thấp so với mức lãi suất thực dương của nền kinh tế gây áp lực giảm nguồn cung nguồn vốn tiết kiệm trong nền kinh tế. Trong giai đoạn hiện nay, giảm lãi suất VND phải đi đôi với giảm lạm phát mục tiêu theo từng khoảng thời gian ngắn, giảm tuần tự, vừa không gây tâm lý đảo chiều dòng vốn ngoại tệ chảy vào do chênh lệch lãi suất các đồng tiền bị giảm mạnh, vừa có thể giúp doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư trong nước có thể tiếp cận được nguồn vốn thông qua hệ thống ngân hàng thương mại để đầu tư và tăng trưởng sản xuất sau thời gian lãi suất vay vượt quá tầm tay so với tỷ suất lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh.