III. Các thủy vực nước tĩnh
3. Hồ cung cấp thủy sản
Khác với sông, biển, hồ, nhất là các ao nhân tạo với mục đích nuôi cá, là nguồn cung cấp thủy sản dễ tiếp cận nhất với con người. Rất nhiều hồ, ao được sử dụng làm nơi nuôi trồng thủy sản đã tạo ra nguồn thu đáng kể cho người nông dân cũng như cải thiện chất lượng bữa ăn của họ.
Hồ, ao, nhất là ở các vùng đô thị, cũng là một nơi chứa và phân giải nước thải, chất thải sinh hoạt. Tuy nhiên, khả năng này của hồ ao thấp hơn ở sông suối rất nhiều vì nước hồ ít có sự giao lưu, thay đổi.
5. Hồ là cảnh quan du lịch
Rất nhiều hồ là địa điểm du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng, mang lại nguồn thu đáng kể cho ngành du lịch. Có thể kể đến các hồ nổi tiếng về du lịch ở Việt Nam như hồ Ba Bể, hồ Núi Cốc, các hồ ở Đà Lạt….
3. Tác động tiêu cực của con người đến hồ
1. Ô nhiễm hồ ao
Hệ sinh thái nước ngọt bao gồm các hệ sinh thái nước đứng (ao hồ) và hệ sinh thái nước chảy (sông, suối) đang bị suy giảm nhanh chóng bởi các tác nhân gây ô nhiễm mà nguyên nhân chủ yếu bao gồm các hiện tượng phú dưỡng, hàm lượng các kim loại năng trong nước gia tăng do sản xuất công và nông nghiệp (do phân bón), các hợp chất hữu cơ từ nước thải sinh hoạt và của các nhà máy chế biến thực phẩm,...đang ngày càng trở lên trầm trọng đã đe dọa đến sự cân bằng của các hệ sinh thái dưới nước.
Hiện tượng phú dưỡng đang trở lên phổ biến ở các hồ đô thị do sự gia tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng trong nước. Nó làm cho thực vật thủy sinh (rong, rêu, tảo) lúc đầu phát triển rất mạnh (tảo nở hoa) dẫn đến sự quang hợp trong nước trở lên mạnh mẽ làm nồng độ ôxi trong nước tăng lên, theo quy luật sinh thái khi số lượng loài phát triển mạnh mẽ đến một ngưỡng nào đó sẽ có sự cạnh tranh về điều kiện sống lúc đó các loài thực vật thủy sinh chết đi, sự phân hủy không hoàn toàn sinh khối sẽ làm cho môi trường nước trở lên ô nhiễm nghiêm, hàm lượng ôxi hòa tan trong nước giảm nhanh chóng, sự gia tăng trầm tích, thủy vực cạn dần. Đây có thể coi là một sự điển hình cho việc suy giảm hệ sinh thái nước ngọt bởi sự ô nhiễm môi trường. Đặc biệt sự gia tăng các chất ô
nhiễm hữu cơ trong các hệ sinh thái ao hồ làm cho hàm lượng DO giảm thấp, hàm lượng COD và BOD cao đã làm cho các loài động vật như cá, tôm cua chết hàng loạt ở các ao hồ đô thị.
Ô nhiễm vi sinh vật do xả thải làm hủy hoại hệ sinh thái hồ và chất lượng nước hồ khiến cho nước hồ không thể sử dụng vào mục đích sinh hoạt. hiện tượng này đang ngày càng phổ biến từ các hồ thành thị đến các ao làng ở nông thôn mà nguyên nhân là do kiểm soát thiếu chặt chẽ với nguồn thải.
2. Cạn kiệt nước hồ ao.
Hồ ao cũng có quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong như một quy luật tự nhiên. Quá trình này diễn ra do nhiều nguyên nhân, trong đó có sự cạn kiệt nguồn nước và bồi lấp hồ. Quá trình cạn kiệt hồ nước có thể do nguyên nhân tự nhiên nhưng cũng có thể do tác động của con người. Biển Hồ ở Campuchia tiếp nhận nguồn nước sông Mekong và làm chức năng dự trữ, cung cấp nước cho cả vùng nay đang cạn kiệt dần vì nguồn nước giảm do các nước thượng nguồn xây đập, dẫn nước làm thủy lợi và xây hồ tích nước làm thủy điện.
Cũng phải kể đến hiện tượng lắng đọng bùn đất tại các hồ ao, Biển Hồ cũng đang xuất hiện nguy cơ bồi lấp này.
3. Tác động của các hồ nhân tạo
Việc xây dựng các đập và hồ chứa lớn cũng gây ra những tác động xấu tới môi trường như:
- Gây địa chấn và động đất xung quanh những hồ chứa lớn
- Làm bùng phát các tác nhân gây bệnh đối với con người như bệnh
Schistosomiasis do 3 loài giun dẹt gây ra mà vòng đời của nó phụ thuộc vào ốc sên. Khi con ngườI tiếp xúc vớI nước có ốc sên, các kí sinh trùng sẽ truyền sang ngườI và gây bệnh; hoặc bệnh sốt rét do kí sinh trùng sống trong muỗi gây ra…
- Làm thay đổi dòng chảy của các con sông dẫn tới tăng cường bồi lắng các lòng sông và xói lở vùng hạ nguồn
- Làm thay đổi môi trường sống các loài thủy sinh: giảm lượng dinh dưỡng trong nước đối với các loài thủy sinh vùng hạ lưu.
- Làm mất đi một diện tích lớn đất nông nghiệp và cư dân.
- Gây ra nguy cơ mất an toàn đối với người dân trong vùng mỗi khi có sự cố mất an toàn của đập.
4. Quản lý hồ ao
Hồ ao có đặc điểm là dễ quản lý hơn so với sông hay biển vì có ranh giới xác định rõ ràng hơn nhiều. Do đặc điểm đó mà việc quản lý hồ ao thường là do các địa phương và gia đình thực hiện. Tuy nhiên, cũng vì vậy mà khung pháp lý cho việc quản lý hồ ao thường thiếu, việc quản lý các hồ ao, nhất là hồ lớn thường không được phân định trách nhiệm rõ ràng. Tại hồ Tây, hiện có đến năm cơ quản cùng có trách nhiệm tham gia quản lý, dẫn đến chồng chéo về chức năng nhiệm vụ.
Tuy vậy, việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật để bảo vệ chức năng sinh thái của các hồ ao thường dễ dàng hơn so với sông, biển. Việc tiến hành phun thuốc DT100 xử lý ô nhiễm hồ Văn là một ví dụ. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, sau khi xử lý, nước hồ có trong xanh hơn nhưng hệ sinh thái hồ Văn bị ảnh hưởng thế nào thì vẫn chưa có nghiên cứu rõ ràng.
Kết luận
Quản lý các hệ sinh thái nói chung cũng như hê sinh thái dưới nước nói riêng đều phải dựa trên phương pháp tiếp cận hệ thống một cách khoa học và tổng thể. Ta có thể phân nhỏ các hệ sinh thái dưới thành các hệ sinh thái nhỏ hơn
như hệ sinh thái ao hồ, hệ sinh thái ven biển và đại dương hệ sinh thái san hô,...Mỗi một kiểu hệ sinh thái này sẽ có những tính chất đặc trưng riêng từ đó rất thuận lợi cho việc quản lý.Việc quản lý có thể áp dụng các công cụ trong quản lý môi trường như luật pháp chính sách, kinh tế, khoa học kỹ thuật, các công cụ này nên kết hợp hài hoà với nhau sẽ cho kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất là các chính sách, luật pháp phải được thực thi trong thực tiễn. Việc tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật đến nhân dân, nhất là những đối tượng trực tiếp khai thác và thụ hưởng tài nguyên của các hệ sinh thái nước. Thực tiễn cho thấy, chính sách có nhiều và khá đầy đủ nhưng sự tiếp cận luật pháp của người dân còn nhiều hạn chế.
Xuất phát từ những nguyên nhân gây suy giảm hệ sinh thái nêu trên chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp như sau :
1) Tăng cường giám sát và kiểm soát ô các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước trên nguyên tắc ưu tiên phòng ngừa ô nhiễm. Kiên quyết không để xả thải bừa bãi các loại chất thải ra các thuỷ vực, đặc biệt là các thuỷ vực có khả năng chị tải kém, phải có các phương án ứng cứu kịp thời khi có các sự cố xảy ra như tràn dầu,...
2) Quản lý chặt chẽ các hoạt động đánh các nguồn lợi thuỷ sản như quản lý phương tiện khai thác. Đây là cách quản lý có tính khả thi cao và đang được áp dụng phổ biến. Đưa ra một hạn ngạch đánh bắt hợp lý đảm bảo khai thác bền vững các nguòn lợi vốn có, duy trì được tính đa dạng sinh học.
3) Khoanh vùng và quản lý các hệ sinh thái san hô. Việc khai thác các hệ sinh thái này phải được giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng.
4) Tăng cường nghiên cứu các hệ sinh thái dưới nước vì các hệ sinh thái dưới nước vẫn chưa được đầu tư quan tâm một cách đúng mức nhất là trong quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu với sự nóng lên của Trái Đất.
5) Tăng cường công tác tuyên truyền luật pháp, chính sách và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nước của người dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lưu Đức Hải. Giáo trình Cơ sở khoa học môi trường. Hà Nội, 1997.
2. Vũ Trung Tạng. Cơ sở sinh thái học. NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000.
3. CMESRC. Báo cáo quốc gia về ô nhiễm biển từ đất liền Việt Nam.
Hà Nội, 2005.
4. Ban biên giới Bộ ngoại giao. Giới thiệu một số vấn đề cơ bản của
luật biển ở Việt Nam. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.
5. VLOS. Biển đem lại cho ta những gì. (website)