KẾT LUẬN 24 

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của công ty (Trang 26 - 30)

Vốn luân chuyển có vai của trị vơ cùng quan trọng quyết định đến sự sống cịn của một cơng ty, việc khai thác sử dụng nguồn vốn này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh, nếu khai thác đúng xu hướng và hợp lý thì hiệu quả kinh doanh của công ty sẽ được nâng cao và ngược lại. Từ đó bài nghiên cứu phân tích tác động của quản trị vốn luân chuyển lên khả năng sinh lời của công ty thông qua tỷ số lợi nhuận hoạt động trên doanh thu, được tiến hành dựa trên mẫu gồm 284 công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2011. Kết quả ước lượng cho thấy trong giai đoạn 2008-2011, khả năng sinh lời và hiệu quả quản trị vốn luân chuyển có mối quan hệ tương quan chặt chẽ với nhau, cụ thể, hiệu quả quản trị vốn luân chuyển được thể hiện thông qua thời gian chuyển đổi tiền mặt và biến này có tương quan dương với tỷ số lợi nhuận hoạt động trên doanh thu hay chính là khả năng sinh lợi của công ty. Kết quả này đi ngược với kỳ vọng ban đầu của bài nghiên cứu và các lý thuyết truyền thống, lý thuyết truyền thống cho rằng rút ngắn thời gian chuyển đổi tiền mặt có thể cải thiện được lợi nhuận cho công ty. Thời gian chuyển tiền mặt có thể được rút ngắn thơng qua ba cách; thứ nhất, rút ngắn thời gian chuyển đổi hàng tồn kho bằng cách đẩy nhanh tiến trình bán hàng thật nhanh đến khách hàng; thứ hai, rút ngắn kỳ thu tiền khách hàng bằng cách đẩy nhanh quá trình thu tiền; thứ ba, kéo dài thời gian trả tiền cho nhà cung cấp. Kết quả nghiên cứu cịn cho thấy có mối quan hệ đồng biến và có ý nghĩa thống kê giữa tỷ kệ lợi nhuận trên doanh thu kỳ trước, kỳ trả tiền cho nhà cung cấp, thời gian chuyển đổi tiền mặt, tỷ số thanh toán nhanh với tỷ số lợi nhuận trên doanh thu. Ngược lại, kỳ thu tiền khách hàng có mối quan hệ nghịch biến với tỷ số lợi nhuận trên doanh thu. Ngoài ra, kỳ chuyển đổi hàng tồn kho, tốc độ tăng trưởng doanh thu, tỷ số nợ trên tổng tài sản khơng có

Mối quan hệ tương quan dương giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi như đã được chỉ ra trong mơ hình càng cho thấy tầm quan trọng của chu kỳ chuyển đổi tiền mặt tối ưu, đó là nơi mà ở đó chi phí cơ hội và chi phí gánh chịu được tối thiểu hố nhưng vẫn duy trì được khả năng sinh lợi ở mức tối đa.

Để xác định được thời gian chuyển đổi tiền mặt tối ưu (optimal cash conversion cycle) phải xác định được mức tối ưu của các thành phần cấu thành nên chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, đó là mức phải thu tiền khách hàng tối ưu (optimal accounts receivable), mức tồn kho tối ưu (optimal inventory level), và mức phải tiền cho nhà cung cấp tối ưu (optimal accounts payable). Theo đó Chu kỳ hốn đổi tiền mặt tối ưu bằng Thời gian hoán đổi hàng tồn kho tối ưu cộng Thời gian thu các khoản phải thu tối ưu trừ Thời gian trì hỗn các khoản phải trả tối ưu

Mức tồn kho tối ưu

Mức tồn kho tối ưu là mức tồn kho mà ở đó chi phí gánh chịu bằng với chi phí cơ hội. Chi phí gánh chịu đó là những chi phí phát sinh thêm để quản lý duy trì hàng tồn kho như chi phí lưu kho, chi phí hàng hư hỏng,… Chi phí cơ hội là phần doanh thu bị mất đi nếu cơng ty khơng có đủ hàng hố đáp ứng nhu cầu khách hàng kịp thời. Hai loại chi phí này có xu hướng biến đổi ngược chiều nhau khi số lượng hàng tồn kho thay đổi. Số lượng hàng tồn kho càng tăng thì chi phí cơ hội càng giảm đi nhưng đồng thời chi phí gánh chịu lại tăng tương ứng. Do đó mức tồn kho sẽ đạt mức tối ưu khi hai chi phí này bằng nhau. Theo hình 1 bên dưới, mức tồn kho tối ưu được xác định tại điểm Q, là nơi mà tổng chi phí là thấp nhất.

Khoản phải thu tối ưu

Mức tín dụng tối ưu được xác định ở điểm mà dòng tiền lãi thu được từ việc tăng doanh thu nhờ tăng mức tín dụng cho khách hàng bằng với chi phí mà cơng ty phải gánh chịu khi tăng mức tín dụng. Như được chỉ ra trong hình 2 dưới đây, các khoản phải thu càng tăng thì chi phí gánh chịu (carrying cost) càng lớn và đồng thời chi phí cơ hội sẽ giảm tương ứng. Chi phí gánh chịu (carrying cost) là những chi phí phát sinh thêm khi cơng ty quyết định cấp tín dụng cho một khách hàng nào đó, đó có thể là những nợ xấu không thu hồi được, hoặc là những chi phí cần thiết để quản lý các khoản tín dụng và chi phí cho việc điều hành phịng thu nợ. Nếu thiếu tiền công ty phải thuê thêm vốn trong khi vẫn phải chờ khách hàng trả nợ tiền hàng cho mình, quá trình sản xuất càng dài, lượng tiền mặt mà doanh nghiệp phải thuê thêm để đầu tư càng lớn. Tương tự, thời gian khách hàng thanh tốn các hóa đơn càng lâu, thì giá trị của các hóa đơn càng giảm. Hay nói cách khác, tài khoản có thể thu hồi về được làm giảm vốn luân chuyển của doanh nghiệp. Chi phí cơ hội (opportunity cost) đó là phần lợi ích mất đi từ việc cấp tín dụng cho khách hàng,

mức tín dụng càng cao thì chi phí cơ hội càng giảm. Sự đánh đổi giữa chi phí gánh chịu với chi phí cơ hội ở mức thấp nhất là mức tín dụng tối ưu cần phải xác định.

Hình 2: Xác định khoản phải thu tối ưu

Xác định mức phải trả tối ưu

Tín dụng thương mại được xem như một thay thế tài chính cho những khoản nợ ngắn hạn nhưng khác với nợ ngắn hạn, tín dụng thương mại khơng phải trả bất kỳ chi phí tiền lãi nào, nói cách khác cơng ty sẽ tiết kiệm được chi phí lãi từ nợ ngắn hạn khi gia tăng các khoản phải trả, chi phí lãi từ nợ ngắn hạn hay cịn gọi là chi phí cơ hội từ nợ ngắn hạn (opportunity cost of short-term borrowing). Như vậy khi tăng các khoản phải trả chi phí cơ hội từ nợ ngắn hạn sẽ giảm đi. Khi gia tăng các khoản phải trả một số chi phí khác cũng sẽ tăng tương ứng (carrying cost), ví dụ như chi phí để quản lý điều hành phịng trả nợ, rủi ro đánh mất uy tín trả nợ của chính cơng ty, khi đó cơng ty cũng mất ln ưu đãi chiết khấu từ nhà cung cấp. Điều này được thể hiện như hình 3 bên dưới, khoản phải thu tối ưu được xác định ở điểm mà tổng chi phí của chi phí gánh chịu và chi phí cơ hội là thấp nhất.

Hình 3: xác định mức phải trả tối ưu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của công ty (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)