Mối quan hệ giữa môi trường kinh doanh và hệ thống kế toán tại Công ty

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUE HÀN ĐIỆN VIỆT ĐỨC (Trang 30 - 34)

Hàn Điện Việt Đức, do hình thức sổ Nhật ký chứng từ phức tạp nên khó có thể vận dụng máy tính vào xử lý số liệu. Tuy nhiên, Kế toan Công ty đã sử dụng phần mềm kế toán vào các khâu như: quản lý danh sách khách hàng và nhà cung ứng, quản lý thu chi tiền mặt, quản lý vật tư xuất kho, tính toán vật tư xuất dùng cho sản xuất.

* Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Công tác kế toán trong Công ty còn có những tồn tại cần khắc phục.

_ Trong quá trình hoạt động, Công ty tận dụng được nhưng không đáng kể và không hệ thống được những lợi ích mà phần mềm kế toán đem lại.Nguyên nhân do áp dụng hình thức sổ Nhật ký chứng từ.

3.2 ĐỊNH HƯỚNG NHẰM PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC KẾ TOÁN.

3.2.1Mối quan hệ giữa môi trường kinh doanh và hệ thống kế toán tại Công ty. ty.

Khi chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp gặp rất nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng bên cạnh đó cũng gặp phải không ít khó khăn do quy luật khắt khe của nền kinh tế thị trường. Để đứng vững trong điều kiện đó, các Doanh nghiệp phải tự hoàn thiện mình về mọi mặt.

_ Sự phát triển nền kinh tế cũng như sự vận động mạnh mẽ của nó đã khiến các Doanh nghiệp có chiến lược, phương hướng sản xuất thay đổi để thích nghi với điều đó. Do đó,Công ty áp dụng kỳ hạch toán theo quý sẽ khó khăn hơn. Công ty có thể xem xét áp dụng kỳ hạch toán theo tháng. Bởi vì đến cuối quý kế toán tổng hợp chi phí, tính giá thành cũng là thời điểm mà Công ty phải lập báo cáo quý gửi

lên cơ quan quản lý cấp trên. Vì vậy mà công việc cuối quý rất nhiều. Thêm vào đó, kỳ hạch toán quá dài, khó có thể cung cấp thông tin kịp thời cho các nhà quản lý khi cần thiết.

_ Về nguyên vật liệu do trong nước không sản xuất được, Công ty phải nhập ngoại như lõi thép, Fero Mangan, Công ty tiến hành dự trữ để phục vụ kịp thời cho nhu cầu sản xuất. Đây là việc làm cần thiết nhưng Công ty cần chú ý đến định mức và chu kỳ nguyên vật liệu để tránh tình trạng thiếu hụt vật tư cho sản xuất nhưng cũng không dự trữ quá nhiều để ứ đọng vốn và tăng chi phí kinh doanh do vốn lưu động Công ty phải đi vay ngắn hạn.

3.2.2 Sự cần thiết trong kết hợp Kế toán quản trị và kế toán tài chính.

Bên cạnh kế toán tài chính, kế toán quản trị là một bộ phận không thể thiếu để kế toán thực sự trở thành công cụ quản lý đắc lực của các nhà quản trị. Trong khi thông tin của kế toán tài chính là các nghiệp vụ kinh tế tài chính đã xảy ra trong quá khứ thì thông tin của kế toán quản trị về cơ bản là thông tin vừa mang tính thực tế vừa mang tính điều chỉnh, phục vụ cho việc lập các dự toán, dự đoán trong tương để quyết định một phương án tối ưu của nhà quản trị. Kế toán quản trị có hai chức năng quan trọng nhất là hoạch định và kiểm tra. Trên khía cạnh nghiên cứu, chúng ta nên quan tâm đến chức năng kiểm tra, kiểm soát chi phí sản xuất sản phẩm.

Chi phí bao gồm 3 khoản mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Để kiểm soát chi phí sản xuất, kế toán quản trị xây dựng nên các định mức chi phí sản xuất. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp luôn là chi phí khả biến. Việc xây dựng định mức hai loại chi phí này dựa trên định mức giá, định mức lượng. Riêng chi phí sản xuất chung, do bao gồm nhiều khoản mục nên để xây dựng định mức Chi phí sản xuất chung cần tách thành hai bộ phận: Biến phí sản xuất chung, và định phí sản xuất chung và thường dùng tỷ lệ theo thời gian để xây dựng hệ thống tiêu chuẩn.

Sau khi đã xây dựng hệ thống định mức chi phí, kế toán tiến hành so sánh giữa thực tế với định mức. Nếu có sự chênh lệch thì phải tìm ra nguyên nhân gây ra chênh lệch và có các biện pháp khắc phục nếu là chênh lệch tăng, nếu là chênh lệch giảm thì phải phát huy. Việc xem xét một cách tỉ mỉ, chi tiết chi phí trên cơ sở so sánh chi phí thực tế với định mức là căn cứ để kiểm soát chi phí một cách hiệu quả nhất, là cơ sở để tiết kiệm chi phí sản xuất của Doanh nghiêp.

Chính vì chức năng kiểm soát chi phí mà kế toán tài chính không có được,

do vậy Công ty nên xem xét và nên kết hợp kế toán quản trị với kế toán tài chính trong quá trình quản lý của Công ty.

KẾT LUẬN

Đứng trước những cơ hội và thách thức của nền kinh tế thị trường, mỗi Doanh nghiệp cần phải cố gắng cho mình một chỗ đứng vững chắc. Để đạt được điều đó, các Doanh nghiệp phải xây dựng cho mình bộ máy tổ chức quản lý cũng như các phương án sản xuất kinh doanh hợp lý , hiệu quả. Đặc biệt, đáng quan tâm hơn đối với Doanh nghiệp sản xuất là hiệu quả sử dụng chi phí.

Bên cạnh đó, công tác kế toan strog Doanh nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng. Việc tổ chức bộ máy kế toán phải lấy chất lượng, hiệu quả công việc làm thước đo, sao cho thu thập thông tin phải đầy đủ, kịp thời, chính xác, tiết kiệm chi phí. Một bộ phận kế toán làm việc có hiệu quả sẽ thực hiện công tác kế toán theo cách tốt nhât, hữu hiệu nhất, phù hợp với quy mô, trình độ tổ chức sản xuất cảu Doanh nghiệp.

Qua quá trình học tập và thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Que Hàn Điện Việt Đức, cùng sự giúp đỡ của Thầy cô giáo hướng dẫn, em đã nhận thức được khái quát về tình hình sản xuất và kinh doanh cũng như công tác kế toán của Doanh nghiệp. Để từ đó, có được cái nhìn thực tế hơn về công việc kế toán. Đặc biệt là được tiếp cận cụ thể, nghiên cứu về vấn đề quản lý, phương pháp hạch toán kế toán của Doanh nghiệp.

Do thời gian nghiên cứu có hạn và sự hiểu biết của em còn nhiều hạn chế về lý luận và thực tế nên bài Báo cáo của em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong góp ý của Thầy cô giáo.

Em xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn tận tình của Thầy Cô giáo và các cô chú phòng kế toán cùng Ban lãnh đạo Công ty đã giúp em hoàn thành bài Báo cáo này.

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN QUE HÀN ĐIỆN VIỆT ĐỨC 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Que Hàn Điện Việt Đức 1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Que Hàn Điện Việt Đức 1.2.1 Nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh của Công ty………5

1.2.2 Đặc điểm hoạt động của ngành nghề kinh doanh………6

1.2.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và sản phẩm của Công ty……….6

1.3 Tổ chức quản lý của Công ty ………...7

1.3.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Công Ty………...9

1.3.2 Chức năng chủ yếu của từng bộ phận trong Công ty…………..10

PHẦN II: TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUE HÀN ĐIỆN VIỆT ĐỨC ….16

2.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Que Hàn Điện Việt Đức ………….16 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty………...16

2.2 Tổ chức công tác kế toán tại công ty Cổ phần Que Hàn Điện Việt Đức ……….19

2.2.1 Khái quát chung về vận dụng chế độ kế toán tại Công ty Cổ phần Que Hàn Điện Việt Đức ……19

2.2.2 Đặc điểm tổ chức hệ thống chứng từ……….20

2.2.3 Hệ thống tài khoản Công ty Cổ phần Que Hàn Điện Việt Đức..21

2.2.4 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán tại Công ty …………...23

2.2.5 Tổ chức hệ thống Báo cáo kế toán tại Công ty ………..25

PHẦN III: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUE HÀN ĐIỆN VIỆT ĐỨC ………27

3.1 Đánh giá chung về tổ chức kế toán tại Công ty Cổ phần Que Hàn Điện Việt Đức …………27

3.2 Định hướng phát triển tổ chức kế toán tai Công ty ………….30

3.2.1 Mối quan hệ giữa môi trường kinh doanh và hệ thống kế toán tại Công ty ………....31

3.2.2 Sự cần thiết trong sự kết hợp Kế toán tài chính và Kế toán quản trị ………..31

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUE HÀN ĐIỆN VIỆT ĐỨC (Trang 30 - 34)