3.4. Định tuyến (Routing)
3.4.2. Phân loại định tuyến
Có nhiều cách phân loại định tuyến, có thể đưa ra một số loại định tuyến như sau:
Dựa vào chức năng thích nghi với trạng thái hiện thời của mạng để phân loại thành: định tuyến tĩnh và định tuyến động
Định tuyến tĩnh: với định tuyến tĩnh, đường dẫn được chọn trước cho mỗi cặp nguồn – đích của các node trong mạng. Các giải thuật định tuyến chi phí tối thiểu có thể được sử dụng. Kế hoạch định tuyến tĩnh được sử dụng hầu hết các mạng truyền thống, trong kế hoạch định tuyến này chủ yếu với mục đích làm giảm các hệ thống chuyển mạch phải đi qua với yêu cầu kết nối đường dài. Kĩ thuật định tuyến tĩnh bộc lộ một số nhược điểm như: quyết định định tuyến tĩnh không dựa trên sự đánh giá lưu lượng và topo mạng hiện thời. Các bộ định tuyến không phát hiện ra các bộ định tuyến mới, chúng chỉ có thể chuyển thơng tin đến tới các các bộ định tuyến được chỉ định trước của nhà quản lí mạng.
Định tuyến động: định tuyến động lựa chọn tuyến dựa trên thông tin trạng thái hiện thời của mạng. Thông tin trạng thái có thể đo hoặc dự đốn và tuyến đường có thể thay đổi khi topo mạng thay đổi hoặc lưu lượng mạng thay đổi. Định tuyến động thể hiện tính linh hoạt và dễ dàng mở rộng mạng.
Dựa vào phạm vi định tuyến, ta phân loại thành: định tuyến trong và định tuyến ngoài.
Định tuyến trong: định tuyến xảy ra bên trong một hệ thống độc lập (AS – Autonomous System), các giao thức thường dùng là RIP (Router Information
Chương 3: Định tuyến và gán bước sóng
Protocol), IGRP (Interior Gateway Routing Protocol), OSPF (Open Shortest Path First), EIGRP (Enhanced IGRP),…
Định tuyến ngoài: định tuyến xảy ra giữa các hệ thống độc lập (AS), liên quan tới dịch vụ của nhà cung cấp mạng sử dụng giao thức định tuyến ngoài rộng và phức tạp. Giao thức thường dùng là BGP (Border Gateway Protocol).