Giải pháp khuyến khích hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN của tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu So 43 (ngày 4_4_2019) (Trang 33 - 35)

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

2.3. Giải pháp khuyến khích hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN của tỉnh Thanh Hóa

tồn quốc. Đây là kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, so với số lượng gần 9 nghìn doanh nghiệp của Tỉnh đang hoạt động thì số lượng 18 doanh nghiệp KH&CN là q ít.

Ngun nhân: Việc hình thành các doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp khởi nghiệp

đổi mới sáng tạo gắn liền với q trình thương mại hóa sản phẩm KH&CN. Khác với sản phẩm hàng hóa thơng thường, việc đầu tư sản xuất sản phẩm hàng hóa từ kết quả KH&CN có tính rủi ro nhất định, các doanh nghiệp của Tỉnh phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, tiềm lực tài chính yếu nên khơng dám mạnh dạn đầu tư cho KH&CN. Ngồi ra có ngun nhân từ cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước đối với doanh nghiệp KH&CN chưa thực sự hấp dẫn. So với một số chính sách ưu đãi khác thuộc các lĩnh vực cơng nghệ thơng tin, giống cây trồng, vật ni... thì ưu đãi để khuyến khích phát triển doanh nghiệp KH&CN khơng vượt trội. Điều kiện, thủ tục để được thụ hưởng một số chính sách ưu đãi cịn khó khăn, đặc biệt là chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Một số doanh nghiệp KH&CN sau khi đã được công nhận hoạt động gặp khó khăn, do khơng phát triển được thị trường. Hoạt động ứng dụng, đổi mới công nghệ và phát triển thị trường công nghệ hạn chế.

Nguyên nhân: Sản phẩm hàng hóa có từ kết quả KH&CN thường là sản phẩm mới, để

phát triển được thị trường đòi hỏi khơng chỉ về mặt chất lượng mà cịn phải làm tốt nhiều vấn đề khác trong kinh doanh thương mại như: Bảo đảm các nguồn lực (nhân lực, tài chính); quảng bá, tiếp thị sản phẩm, Q trình này khơng tránh khỏi những khó khăn, rủi ro nhất định.

2.3. Giải pháp khuyến khích hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN của tỉnhThanh Hóa Thanh Hóa

Từ phân tích đánh giá kết quả hoạt động phát triển doanh nghiệp KH&CN của Tỉnh trong thời gian qua, đặc biệt là hiệu quả của các cơ chế, chính sách hiện hành của TW và của tỉnh trong việc khuyến khích, hỗ trợ xây dựng và phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn, tham khảo kinh nghiệm của các tỉnh, để phát triển bền vững doanh nghiệp KH&CN của Tỉnh, cần khuyến khích, hỗ trợ đẩy mạnh thực hiện các nội dung sau:

Một là, nâng cao năng lực hoạt động của các doanh nghiệp KH&CN đã thành lập

Cần tạo cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp KH&CN tiếp cận các đề tài, dự án, nhiệm vụ KH&CN. Việc tiếp cận các nhiệm vụ KH&CN các cấp không chỉ giúp nâng cao năng lực KH&CN của các doanh nghiệp này; mà quan trọng hơn doanh nghiệp KH&CN giúp hiện thực hóa, thương mại hóa các sản phẩm KH&CN của các dự án, đề tài KHCN. Tăng cường

tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp; cá nhân, tiếp cận, tham gia thực hiện dự án thuộc các đề án, chương trình KH&CN Quốc gia để giải quyết những vấn đề KH&CN tầm ảnh hưởng lớn, có tính liên ngành, liên vùng. Bên cạnh đó, ưu tiên nguồn vốn từ Ngân sách SNKH của tỉnh hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh.

Xây dựng và tổ chức hoạt động Sàn giao dịch công nghệ - thiết bị thuộc Sở KH&CN Thanh Hóa nhằm hỗ trợ trao đổi thơng tin, cơ sở dữ liệu KH&CN thông minh; tư vấn quảng bá sản phẩm cơng nghệ, thiết bị và hàng hóa trên địa bàn tỉnh cũng như được mở rộng trên toàn quốc và quốc tế để tạo môi trường thuận lợi cho quá trình chuyển giao, đổi mới cơng nghệ, nâng cao sức sản xuất và cạnh tranh của doanh nghiệp; hỗ trợ sáng tạo khởi nghiệp; cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu công tác quản lý KH&CN của tỉnh.

Hỗ trợ quảng bá, giới thiệu, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ mới của các doanh nghiệp KH&CN thông qua các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh:

Tăng thời lượng, dung lượng các thông tin, tuyên truyền về doanh nghiệp KH&CN trên các ấn phẩm báo chí, đặc biệt là báo nói, báo hình.

Bên cạnh tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng trong tỉnh, cần đẩy mạnh hoạt động Trang Thơng tin điện tử Sở KH&CN Thanh Hóa.

Xây dựng Chương trình truyền thơng về phát triển doanh nghiệp KH&CN; xây dựng các phóng sự, chuyên mục về hoạt động doanh nghiệp KH&CN; tăng cường hoạt động Trang Thông tin điện tử Sở KH&CN Thanh Hóa; Tạp chí thơng tin KH&CN.

Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực quản trị của các doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn tỉnh: tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn về quản trị sản xuất, quản trị tài chính, quản trị nhân lực, quản trị kênh phân phối, marketing.

Hai là, xây dựng cơ chế hỗ trợ việc thành lập các doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện dự án ươm tạo, hồn thiện làm chủ cơng nghệ, trực tiếp sản xuất sản phẩm từ kết quả KH&CN làm cơ sở thành lập doanh nghiệp KH&CN.

Tuyên truyền phổ biến nhận thức về tiềm năng phát triển, chính sách ưu đãi; các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN; tư vấn giải đáp thắc mắc trực tuyến nhằm thu hút nhà đầu tư quan tâm và sẵn sàng đầu tư thành lập doanh nghiệp KH&CN.

Có giải pháp thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách phát triển doanh nghiệp KH&CN, cũng như các dự án KH&CN do các doanh nghiệp KH&CN khởi xướng. Phát huy xã hội hóa các nguồn vốn, Ngân sách Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện các dự án KH&CN.

3. KẾT LUẬN

Đổi mới và nâng cao năng lực KH&CN là yếu tố then chốt quyết định sự phát triển của Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng. Phát triển doanh nghiệp KH&CN sẽ góp phần tạo ra năng suất lao động cao hơn, chất lượng hàng hóa tốt hơn, giá thành hàng hóa rẻ hơn, đồng thời đáp ứng nhanh chóng, đa dạng nhu cầu của thị trường. Các giải pháp phát triển doanh nghiệp KH&CN Thanh Hóa: (1) Nâng cao năng lực hoạt động của các doanh nghiệp đã thành lập: Tạo cơ chế tiếp cận các đề tài, đề án, nhiệm vụ khoa học công nghệ;

xây dựng và tổ chức sàn giao dịch công nghệ; Hỗ trợ quảng bá tiếp thị sản phẩm, dịch vụ KH&CN; Hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực quản trị các doanh nghiệp KH&CN; (2) Xây dựng cơ chế hỗ trợ việc thành lập các doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn Tỉnh với mong muốn thúc đẩy phát triển doanh nghiệp KH&CN Thanh Hóa lên tầm cao mới đáp ứng yêu cầu hội nhập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (2002), Kết luận số 14/KL-TW ngày

26.7.2002 của Hội nghị lần thứ VI.

[2] Chính phủ (2010), Nghị định 96/2010/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2010 của Chính

phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5.9.2005 quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập và Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19.5.2007 về doanh nghiệp KH&CN;

[3] Quốc hội (2013), Luật KH&CN số 29/2013/QH13 ngày 18.6.2013.

[4] UBND Thanh Hóa (2017), Quyết định Số 4892/QĐ-UBND Về việc phê duyệt

chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh thanh hóa, giai đoạn 2017 - 2020 của Chủ tịch UBND tỉnh ngày 18/12/2017.

Một phần của tài liệu So 43 (ngày 4_4_2019) (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w