Xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật về kinh tế

Một phần của tài liệu SNCNQv1 (Trang 61 - 63)

Hệ thống pháp luật về kinh tế được hiểu theo nghĩa tổng thể các văn bản luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể trên thị trường. Pháp luật về kinh tế là công cụ quan trọng nhất trong hệ thống công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước trong nền KTTT. Thiết lập được một hệ thống pháp luật về kinh tế đồng bộ, bao quát và hiệu quả cũng có nghĩa là tạo ra cơng cụ chủ yếu giúp nhà nước khắc phục được các khuyết tật của thị trường, tạo hành lang pháp lý cho nền kinh tế vận hành và phát triển. Trong nền KTTT, yêu cầu trước hết đặt ra đối với các hoạt động kinh tế là tính được điều chỉnh và có trật tự của quan hệ kinh tế, qua đó đề cao tính trách nhiệm và kỷ luật của các bên tham gia quan hệ kinh tế. Mặt khác, gắn liền với những yếu tố khách quan của nền KTTT như sự tự do, năng động, cạnh tranh, hiệu quả và sáng tạo là nguy cơ của tình trạng vơ chính phủ, sự tuỳ tiện và làm ăn gian lận mà yêu cầu cấp bách là cần phải khắc phục. Trước những yêu cầu này, sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế chỉ có thể được thực hiện và phát huy đầy đủ nhất, có hiệu quả nhất khi được xác lập dưới hình thức pháp luật nhất định và được bảo đảm thực hiện bởi cơ chế pháp luật thích hợp [126, tr.56].

Ngồi ra, hệ thống pháp luật kinh tế cịn đóng vai trị đặc biệt quan trong việc bảo vệ quyền tự do kinh doanh. Tự do kinh doanh là điều kiện cho mỗi cá nhân, mỗi tổ chức tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh nhằm thu được lợi nhuận. Để đảm bảo quyền tự do kinh doanh, pháp luật kinh tế thực hiện bằng việc luật hóa

nhu cầu kinh doanh thành quyền pháp định và thậm chí cao hơn, là quyền hiến định, thể chế hóa các địi hỏi của tự do kinh doanh. Một hệ thống pháp luật minh bạch, đảm bảo quyền tự do kinh doanh sẽ là cơ sở thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

Hệ thống pháp luật tốt là nền tảng để nhà nước hoạt động hiệu quả và đảm bảo phát triển bền vững. Nhiều học giả đã phân tích “hội chứng thiếu pháp luật” và chỉ ra những hậu quả tai hại ở các nước có hệ thống pháp luật yếu kém, đặc biệt là nhóm đang phát triển. Thực trạng yếu kém ở các quốc gia này là minh chứng sống động cho sự cần thiết phải có nền tảng pháp luật vững chắc. Chúng góp phần khẳng định luận điểm cho rằng một khi thiếu vắng nền tảng pháp lý, các chính phủ sẽ khơng bảo vệ quyền sở hữu tài sản của người kinh doanh. Thực tế diễn ra ở các nước trên thế giới cho thấy, khi khơng có pháp luật hoặc pháp luật không đủ bao quát các lĩnh vực, khía cạnh của nền kinh tế, thì hoạt động quản lý của nhà nước sẽ không đạt hiệu quả, và đây sẽ là một trong những trở ngại nghiêm trọng, làm hạn chế sự phát triển của nền kinh tế. Để trở thành công cụ đắc lực và hữu hiệu cho nhà nước thực hiện chức năng quản lý kinh tế, pháp luật trong nền KTTT cần quy định chế độ sở hữu; xác định cơ cấu chủ thể KTTT và tạo cơ sở cho nền kinh tế quốc gia hội nhập với kinh tế thế giới; quy định cơ sở pháp lý cho sự tồn tại và phát triển của các loại thị trường; xác định các quy tắc, hành vi của các chủ thể kinh tế; quy định chế độ quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nền KTTT; quy định các điều kiện cạnh tranh nhằm trật tự hóa thị trường; đảm bảo an toàn xã hội, khắc phục các khuyết tật thị trường; quy định cơ chế xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh tế và giải quyết các tranh chấp kinh tế [158, tr.123].

Ở Việt Nam, Nhà nước mà trực tiếp là Quốc hội có vai trị quan trọng trong việc xây dựng và ban hành pháp luật nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế và qua đó để quản lý tốt hơn nền kinh tế. Việc quản lý nền kinh tế bằng pháp luật của Nhà nước khơng có mục đích tự thân của nó mà là thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế theo những mục tiêu đã định. Có thể thấy, Nhà nước sử dụng pháp luật trong quản lý nền kinh tế là nhằm: tạo ra sự an toàn pháp lý cần thiết cho các hoạt động kinh tế; tạo ra những điều kiện, tiền đề thuận lợi cần thiết cho các chủ thể kinh tế

tiến hành các hoạt động kinh tế theo những mục tiêu, phương hướng đã hoạch định; khuyến khích, hỗ trợ các chủ thể kinh tế trong những trường hợp cần thiết; bảo vệ hữu hiệu các hoạt động kinh tế chính đáng, hợp pháp khi bị xâm hại; bảo vệ trật tự cơng cộng, an tồn xã hội, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật.

Hơn nữa, việc hoàn thiện và đổi mới hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật kinh tế, cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế đất nước và bắt kịp sự vận động của thế giới là một trong những chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước ta, được Đảng ta xem như một yêu cầu tất yếu cho sự phát triển kinh tế đất nước. Tại Đại hội lần thứ XII, Đảng ta khẳng định “Tiếp tục hồn thiện khung pháp lý, cơ chế, chính sách, thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển, vận hành thông suốt, hiệu quả, đồng bộ và khả thi các loại thị trường và bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, minh bạch” [41, tr.273].

Theo Hiến pháp năm 2013, chức năng lập pháp với việc chủ trì xây dựng và ban hành pháp luật thuộc về Quốc hội và Chính phủ là cơ quan hành pháp có trách nhiệm tham gia. Pháp luật được ban hành là công cụ chủ yếu và cũng là phương tiện quan trọng nhất để Nhà nước thực thi quyền quản lý, điều hành nền kinh tế. Hành lang pháp lý có thơng thống, đồng bộ thì các chủ thể, thành phần kinh tế mới có điều kiện để phát huy tiềm năng, sức sản xuất của mình. Nói cách khác, thực hiện tốt việc xây dựng và tạo lập hành lang pháp lý cũng chính là thực hiện tốt vai trị quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế [119, tr.25].

Như vậy, Nhà nước sử dụng pháp luật để có thể thừa nhận, hướng dẫn, quy định, cho phép, ngăn cấm, khuyến khích, hạn chế,… Nhà nước xây dựng hệ thống pháp luật sao cho bảo đảm được các yêu cầu cơ bản để tạo ra sự an toàn về mặt pháp lý cho các hoạt động kinh tế, sự thuận lợi cho các chủ thể kinh tế; khuyến khích, hỗ trợ khi cần thiết; bảo vệ có hiệu quả quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh tế khi có sự xâm hại và xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu SNCNQv1 (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w