2.2 Dữ liệu, xác định các nhân tố đặc trƣng của công ty, thống kê mô tả và
2.2.2.6 Rủi ro kinh doanh (Risk)
Nhân tố rủi ro kinh doanh được đo lường bằng độ lệch chuẩn của lợi
nhuận trước thuế và lãi vay.
Theo lý thuyết đánh đổi về cấu trúc vốn thì các cơng ty có mức độ biến
động trong dòng tiền hoạt động kinh doanh cao dễ dẫn đến tình trạng kiệt quệ
tài chính. Do đó, nó dự đoán một mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa rủi ro kinh
doanh và địn bẩy tài chính của cơng ty.
Nghiên cứu thực nghiệm của Pandey (2001) cho thấy rủi ro kinh doanh có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nợ dài hạn nhưng có quan hệ tỷ lệ thuận với nợ ngắn hạn. Trong khi đó, nghiên cứu thực nghiệm của Deesomsak và các
cộng sự (2004) tại bốn nước Châu Á Thái bình dương (Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Sing-ga-po và Úc) cho thấy rủi ro kinh doanh tỷ lệ thuận với tỷ số tổng nợ tại Thái Lan sau khủng hoảng tài chính 1997, đối với các nước khác thì khơng có
ý nghĩa thống kê. Cùng có nhận định tương tự là nghiên cứu của Huang và
Song (2006) tại Trung Quốc cho thấy một quan hệ tỷ lệ thuận giữa rủi ro kinh doanh và địn bẩy tài chính của cơng ty. Kết luận cho rằng, các cơng ty ở Trung Quốc với mức địn bẩy tài chính cao có xu hướng tạo ra các đầu tư rủi
ro cao hơn. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Đồn Ngọc Phi Anh (2010) với
428 cơng ty phi tài chính cho kết quả một quan hệ tỷ lệ nghịch giữa rủi ro kinh doanh và cấu trúc vốn của công ty. Từ những nhận định trên, giả định:
H6: nhân tố rủi ro kinh doanh tỷ lệ nghịch hoặc tỷ lệ thuận với địn bẩy tài chính của cơng ty.