Công tác thu thập thông tin Marketing

Một phần của tài liệu Tổng quan về công ty bánh kẹo Hải Châu (Trang 27 - 40)

Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm là một công việc hết sức cần thiết trước khi sản xuất. Hiện nay ở Công ty bánh kẹo Hải Châu công tác này do phòng Kế hoạch vật tư đảm nhiệm. Những thông tin về thị trường được bộ phận thị trường thuộc phòng KHVT thu thập thông tin qua 2 phương pháp.

- Phương pháp gián tiếp: Thu thập thông tin về thị trường qua tài liệu như sách

báo, tạp chí, các thông tin từ các tổ chức tuy vậy Công ty ít sử dụng phương pháp này.

- Phương pháp trực tiếp: Công ty thu thập thông tin qua hội nghị khách hàng

hàng năm do Công ty tổ chức, Công ty lập phiếu điều tra và gửi tới các đại lý là khách hàng lớn của Công ty để thu thập thông tin, các đại lý này sẽ là những thành viên được

cũng như các chính sách của Công ty trong năm qua.

Ngoài ra, Công ty còn cử người đi nắm bắt những thông tin về thị trường. Mỗi khu vực thị trường đều có nhân viên tiêu thụ phụ trách, cố gắng thu thập những thông tin tại thị trường do mình quản lý.

- Nghiên cứu cung: Trong ngành bánh kẹo Việt Nam, công ty bánh kẹo Hải

Châu có đối thủ cạnh tranh lớn nhất là công ty bánh kẹo Hải Hà. Ngoài Hải Hà , công ty bánh kẹo Hải Châu còn cạnh tranh với nhiều đối thủ khác như Biên Hoà, Quảng Ngãi, Tràng An, Hữu Nghị, Kinh Đô, Vinabico…, bánh kẹo nhập ngoại từ Singapo, Đài Loan, Mailaixia…

- Nghiên cứu cầu: Công ty bánh kẹo Hải Châu đặt tại Hà Nội nhưng sản phẩm

Hải Châu có mặt ở thị trường của cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Mỗi khu vực thị trường có đặc điểm riêng vì vậy công ty bánh kẹo Hải Châu đã phân chia thị trường trong nước theo khu vực địa lý để nghiên cứu nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng.

Khu vực miền Bắc: Người dân sinh sống tại các tỉnh thành của Miền Bắc có

thu nhập thấp nên thị trường phía Bắc rất nhạy cảm về giá. Người Miền bắc thích những sản phẩm có chất lượng cao đảm bảo về kỹ thuật, có uy tín nhưng giá cả phải “chấp nhận được”, họ thích những màu nhã nhặn, hài hoà song phải toát lên vẻ lịch sự sang trọng và khi mua người miền Bắc thường quan tâm đến trọng lượng sản phẩm.

Khu vực miền Trung: Dân cư thuộc khu vực miền Trung có thu nhập thấp,

khi mua bánh kẹo họ thường quan tâm đến độ ngọt và hình dáng, đây là thị trường tiềm năng rất phù hợp với các sản phẩm của công ty.

Khu vực miền Nam: So với miền Bắc và miền Trung thì người dân miền Nam có thu nhập cao hơn. Người miền Nam nhất là vùng Nam Bộ dành phần lớn thu nhập cho tiêu sài (khoảng 70% -80% thu nhập dành cho ăn uống). Họ ưa ngọt, ưa cay, thích những gam màu nóng (hay màu sặc sỡ) như đỏ, da cam, vàng…

Dựa trên kết quả phân tích, Công ty tiến hành hoạch định kế hoạch tiêu thụ cho từng sản phẩm sao cho vừa đáp ứng được cầu của thị trường vừa cân đối được với năng lực sản xuất của Công ty một cách tối đa nhất.

thị trường của từng nơi, tuy nhiên về mặt đa dạng sản phẩm của công ty vẫn còn hạn chế về số loại sản phẩm, bao bì còn chưa thu hút được khách hàng do vậy mà các sản phẩm kẹo của công ty chưa cạnh tranh được với Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà trên thị trường Miền Bắc.

4. Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Cty CP BK Hải Châu

Hiện nay công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu đang áp dụng cách thức phân loại chi phí theo khoản mục. Các loại sổ sách kế toán của doanh nghiệp gồm có: Nhật ký và sổ sách chứng từ bán hàng (Đơn đặt hàng, hợp đồng mua bán, hoá đơn bán hàng, phiếu Xuất - Nhập, biên bản giao nhận hàng, sổ tài khoản, sổ theo dõi nợ, sổ Thu - Chi, sổ theo dõi Tồn kho, ....) và các sổ sách tài chính khác theo đúng quy định của nhà nước. Các loại sổ sách của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu gồm:

- Sổ sách công tác mua hàng: Giấy uỷ quyền mua hàng, đơn đặt hàng, biên bản giao hàng, giấy báo giá sản phẩm, hoá đơn thanh toán

-Sổ sách chứng từ công tác kho: Phiếu Xuất - Nhập, sổ theo dõi lượng hàng xuất nhập, báo cáo tồn kho, biên bản giao nhận

-Sổ sách chứng từ trong công tác kế toán: Sổ tài khoản, sổ Thu -Chi, sổ theo dõi công nợ,...

-Sổ sách chứng từ trong công tác bán hàng: Đơn đặt hàng, hoá đơn bán hàng, báo cáo bán hàng, hợp đồng mua bán, phiếu thu nhận ý kiến về sản phẩm của khách hàng

-Các loại sổ sách liên quan khác: Giấy phép đăng ký kunh doanh, Hợp đồng kinh tế, tài liệu lưu trữ những quy định của cấp trên, các dự án và kế hoạch kinh doanh của công ty trong từng thời kỳ.

Sau đây là cách thức xây dựng giá thành của Kẹo cứng sôcôla:

Bảng 17: Chi phí và giá thành của Kẹo cứng Sôcôla

A B 1 2 3=1x2

I Chi phí NVL 12.817.054

1 Đường Kg 4.546,25 554,80 2.522.260

2 Glucoza(Nha) Kg 3.900 391 1.524.900

4 Dầu Shorterning Kg 9810 42,27 414.669

5 Muối Kg 1.066,98 1,59 1.696

7 Lecithin Kg 18.256 0,79 14.422

8 NaHCO3 Kg 3.344,13 0,53 1.772

9 Cacao Kg 28.636,24 8,05 230,522

10 Tinh dầu sôcôla Kg 187.610 1,93 362.087

11 Vani Kg 225.553 0.,48 108.265

12 Phẩm Kg 394.570 0,08 31.566

13 Bột tan Kg 3.820,82 1,93 7.374

14 Dầu Parafin Kg 32.232 0,81 26.108

15 Dầu lạc Kg 11.399,14 0,48 5.472

16 Giấy gói Cuộn 228.579,34 16,50 3.771.559

17 Túi OPP 125g Cái 212 8.016 1.699.392

18 Hộp Carton 6.25 Cái 3.431,36 160 549.018 19 Đáy lót Cái 204,48 320 65.434 20 Băng dính M 91,25 160 14.600 21 Than Kg 633,44 377 238.807 Chi phí khác 160.000 22 Điện, nước Đ 221.650 Nước 2.500 8 20.000 Điện 1.090 185 201.650

23 Khấu hao cơ bản Đ 322.425

II Chi phí nhân công Đ 718.034

+ Lương CN - 574.427

+ BHXH - 143.607

Cộng 13.756.738

III Chi phí quản lý PX Đ 260.322

IV Chi phí bán hàng Đ 510.144

V Chi phí QLDN Đ 426.829

Cộng Z (I+...+V) Đ 15.276.458

(Nguồn: P-TCKT)

5.Phân tích tình hình tài chính của công ty

Để tiến hành sản xuất kinh doanh bất kỳ một doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ cũng cần có vốn. Đây là yếu tố quan trọng quyết định quy mô của một doanh nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy việc tạo ra một nguồn vốn để bảo đảm cho việc sản xuất kinh doanh được ổn định là rất quan trọng đối với mỗi công ty sản xuất. Sau đây là báo cáo tài chính và các tỷ số tài chính của công ty:

Bảng 18: Báo cáo tài chính của Công ty bánh kẹo Hải Châu (ĐVT: Triệu)

CHỈ TIÊU Số đầu năm Số cuối năm

A.TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN

HẠN 49.523,1 50.165,5

I. Tiền 5.421,2 5.325,8

II. Các khoản đầu t tài chính ngắn hạn 0 0,0

III. Các khoản phải thu 41.337,4 42.180,9

IV. Hàng tồn kho 1.418,4,0 1.764,7

V. Tài sản lưu động khác 1.346,0 894,0

VI. Chi sự nghiệp 0,0 0,0

B. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH, ĐẦU TƯ DÀI HẠN 108.297,2 115.897,1

I. Tài sản cố định 99.458,2 108,5

II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 6.687,0 5.685,1

III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 0,0 0,0

IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 0,0 0,0

V. Chi phí trả trước dài hạn 2.152,0 1.689,0

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 157.820,3 166.062,6

NGUỒN VỐN Số đầu năm Số cuối năm

A. NỢ PHẢI TRẢ 140.595,9 143.682,6 I. Nợ ngắn hạn 51.072,7 48.437,1 II. Nợ dài hạn 84.270,1 90.577,5 III. Nợ khác 5.253,0 4.668,0 B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 22.477,4 27.047,9 I. Nguồn vốn, quỹ 19.300,5 24.397,1

II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 3.176,9 2.651,0

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 157.820,3 166.062,6

(Nguồn: P- TCKT)

Bảng 19: Các chỉ số tài chính của CTCP bánh kẹo Hải Châu

Các tỷ số tài chính

hiệu Công thức

Năm 2006

Khả năng thanh toán

2 KN thanh toán nhanh KN (tslđ&đtnh-htk)/ nợ nh 0,97

Cơ cấu tài chính

1 Tỷ số cơ cấu TSLĐ CTSLĐ TSLđ&đtnh/TTS 30,7%

2 Tỷ số cơ cấu TSCĐ CTSCĐ TSCĐ&DDtdh/TTS 69,2%

3 Tỷ số tự tài trợ Cnvcsh NVCSH/TTS 15,3% 4 Tỷ số tài trợ dài hạn CTTDH (Nvcsh+NDH)/TTS 69,3% Khả năng hoạt động 1 Tỷ số vòng quay TSLĐ VTSLĐ DT/TSLĐ&ĐTNH 3,62 2 Tỷ số vòng quay tổng TS VTTS DT/TTS bq 1,114 3 Tỷ số vòng quay HTKho VHTK DT/ HTK 113,37

Khả năng sinh lời

1 Doanh lợi Tiêu Thụ (ROS) LDT LN / DT 0,85%

2 Doanh lợi vốn chủ (ROE) Lnvcsh LN/ NVCSH 6,18%

3 Doanh lợi Tổn TS (ROA) LTTS LN/ TTSbq 0,945%

6.Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu

Bảng 20: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm

2002 2003 2004 2005 2006

1 Giá trị tổng sản lượng Triệu đ 152.000 126.021 140.081 145.023 150.139 2 Doanh thu(không thuế VAT) Triệu đ 178.855 178.000 194.400 181.585 208.670

3 Lợi nhuận thực hiện Triệu đ 1.105 1.811 2.598

4 Các khoản phải nộp Triệu đ 6.400 11.475 11.877 12.198 13.417

5 Lao động và thu nhập Triệu đ

- Lao động bình quân Người 1.030 1.080 1.058 852 804

- Thu nhập bình quân 1.000đ 1.200 1.104 1.150 1.400 1.550

6 Sản phẩm chủ yếu

- Bánh các loại tấn 6.650 7.685 7.287 5.477 6.025

- Kẹo các loại tấn 1.840 2.275 1.295 758 834

- Bột canh các loại tấn 8.350 10.184 10.278 11.624 12.786

Nhận xét: Từ bảng trên ta thấy Giá trị tổng sản lượng năm 2003 so với 2002 giảm nhưng những năm sau thì tăng dần và khá đều qua các năm. Cụ thể 2006 so với 2005 tăng 3,5%. Doanh thu và lợi nhuận năm 2005 có giảm nhưng đến 2006 do áp dụng công nghệ mới của Đức nên cả doanh thu và lợi nhuận đều tăng đáng kể. Cụ thể doanh thu 2006 là 208.670 triệu đồng và lợi nhuận là 2.598 triệu đồng. Số lao động bình quân của công ty gần đây có giảm, do cuối năm 2002 công ty tiến hành cổ phần hoá. Tuy số lao động giảm nhưng tiền lương bình quân của công nhân lại tăng. Trong 5 năm gần đây

chứng tỏ công ty đang đi đúng hướng.

7. Đánh giá chung về các mặt quản trị của công ty

7.1. Các ưu điểm

- Thị trường của Công ty được mở rộng, Công ty luôn chú trọng tới công tác nghiên cứu thị trường, xác định thị trường tiêu thụ của Công ty, từ đó triển khai các hoạt động sản xuất. Thị trường của Công ty tăng đều cả về chất lượng và số lượng.

- Sản phẩm của Công ty được nâng về chất lượng và đa dạng về chủng loại hơn trước. Công ty thường xuyên chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm nhờ hiện đại hoá thiết bị sản xuất và nâng cao tay nghề của công nhân sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao

- Việc kiểm tra và quản lý chất lượng sản phẩm được các nhân viên kỹ thuật KCS thường xuyên tiến hành đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn.

- Phương thức phân phối và thanh toán hợp lý Công ty tổ chức mạng lưới phân phối rộng khắp, thủ tục giao hàng và thanh toán đơn giản, thuận tiện. Công ty áp dụng nhiều hình thức thanh toán linh hoạt tiền mặt, ngân phiếu, séc, chuyển khoản.... thanh toán trả chậm, trả ngay... tuỳ từng trường hợp mà Công ty áp dụng một cách hợp lý nhất. Các hoạt động nghiên cứu thị trường yểm trợ xúc tiến bán hàng liên tục được quan tâm đẩy mạnh.

- Công ty đã đáp ứng tốt các quy định về chế độ lao động đồng thời khuyến khích được tinh thần làm việc của công nhân.

7.2. Khó khăn và nguyên nhân

- Sản phẩm của Công ty bánh kẹo Hải Châu sản xuất thuộc lĩnh vực hàng thực phẩm tiêu dùng, nên công tác bảo quản dự trữ gặp nhiều khó khăn khi mà hệ thống kho tàng của Công ty phân tán, chật hẹp, điều kiện cơ sở vật chất, kĩ thuật của kho tàng không đảm bảo được cho dự trữ lâu dài. Vì vậy không có đủ lượng sản phẩm dự trữ cần thiết trong các thời điểm thị trường có nhu cầu lớn. Do đó không khắc phục được tính thời vụ của sản phẩm.

ty như dây chuyền sản xuất sôcôla, dây chuyền bánh mềm công suất không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường cả về số lượng và chất lượng, gây sự thiếu hụt trong người tiêu dùngđối với một số sản phẩm.

- Công tác hoạch định giá cả do cả hai phòng Kế hoạch vật tư và phòng Kế toán tài vụ cùng đảm nhiệm. Vì vậy giá cả khó có thể thay đổi nhanh chóng linh hoạt phù hợp với những biến động thường xuyên của thị trường. Mặt khác giá cả phòng kế toán tài vụ đa ra đôi khi không xem xét nhiều đến các yếu tố môi trường mà chỉ xem xét đến yếu tố chi phí trong sản xuất king doanh. Công tác tổ chức nghiên cứu dự báo thi trường - sản xuất - dự trữ - tiêu thụ đôi khi không ăn khớp, dẫn đến độ chính xác không cao trong quá trình lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Công ty chưa có phòng Marketing, công tác tiêu thụ sản phẩm do phòng Kế hoạch vật tư đảm nhiệm đội ngũ công tác nghiên cứu thị trường chưa thực sự mạnh, năng lực chuyên môn còn hạn chế, do các thông tin phản hồi từ thị trường thường đến chậm và không đầy đủ. Các quyết định về quản lý đã ra chưa sát với tình hình thực tế dẫn đến việc xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty còn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của cán bộ lập kế hoạch.

- Tình hình tài chính của công ty trong một vài năm trở lại đây đang gặp phải một số khó khăn do đầu tư vào các dây chuyền mới nhưng những dây chuyền này lại chưa mang lại hiệu quả như: Dây chuyền sản xuất sôcôla và dây chuyền sản xuất bánh mềm.

8. Định hướng và các giải pháp phát triển của công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu

8.1.Mục tiêu của công ty trong năm tới:

Một trong những mục tiêu của công ty trong năm 2007 là: tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất sản phẩm, đảm bảo và tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ nhất là khu vực phía nam, tăng doanh thu, lợi nhuận, các khoản nộp ngân sách, tăng thu nhập cho người lao động… Cụ thể:

Bảng 21: Kế hoạch năm 2007

1 Giá trị tổng sản lượng triệu đồng 165.152,9

2 Doanh thu(không thuế VAT) triệu đồng 229.537

3 Lợi nhuận thực hiện Triệu đồng 2.857,8

4 Các khoản nộp ngân sách 14.758,7

5 Thu nhập bình quân 1.000 đ 1.705

Tăng doanh thu để tăng lợi nhuận, xong mục tiêu doanh thu phải đảm bảo lượng lợi nhuận cần đạt được.Có nghĩa là phải xác định rõ đâu là doanh thu đâu là lợi nhuận, tối đa hoá doanh thu không có nghĩa là tối đa hoá lợi nhuận.Tuỳ từng giai đoạn mà doanh nghiệp đặt ra mục tiêu tối đa hoá doanh thu hay tối đa hoá lợi nhuận.Từ việc tăng doanh thu và lợi nhuận sẽ cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên, quay vòng vốn tái đầu tư mở rộng sản xuất.

Một trong số những vấn đề cũng cần phải xét đến trong việc đặt ra mục tiêu đó là giảm tỷ lệ nợ trên vốn .Doanh thu hay lợi nhuận có tăng mà tỷ lệ cũng tăng theo thì điều đó cũng không nói lên được gì . Để kết luận một cách chính xác ta cần phải xem xét tất cả các mặt để có một cái nhìn khách quan nhất.

8.2.Các giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của công ty

Sau đây là một số giải pháp mà công ty đưa ra nhằm phát triển hoạt động kinh doanh trong những năm tới:

- Kiện toàn bộ máy tổ chức, hoàn thiện công tác tuyển dụng, chế độ đào tạo, chế độ thù lao lao động (trả lương ,trả thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế)…từ đó tạo

Một phần của tài liệu Tổng quan về công ty bánh kẹo Hải Châu (Trang 27 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w