Đánh giá tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Chính sách đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc và những điểm cần lưu ý đối với Việt Nam trong thu hút FDI từ Hàn Quốc (Trang 27 - 37)

(Đơn vị, triệu USD)

1- Đông Nam Bộ 2.229

2 - Đồng bằng sông Hồng 1.502

3 - Đông Bắc 279,56

4 - Duyên hải miền Trung 228,649

5 - Đồng bằng sông cửu Long 59,658

6 – Tây Nguyên 9,043

7 – Tây Bắc 3

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch và Đầu tư

Hầu hết các công ty Hàn Quốc đều hài lòng khi hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Họ cho rằng Chính phủ Việt Nam đã và đang ban hành một số chính sách ngày càng hợp lý, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó Việt Nam vẫn là một trong những địa điểm đầu tư hấp dẫn bậc nhất bởi chế độ chính trị ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong nhiều năm, dân số đông và trẻ…

2.3. Đánh giá tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam Việt Nam

2.3.1.Thành công

Các DN lớn của Hàn Quốc như Samsung, Hyundai, LG, Kumho Asiana, GS, Lotteria... cũng đã trở thành những DN có đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế của Việt Nam.

Theo đánh giá của Cơ quan xúc tiến đầu tư và Thương mại Hàn Quốc (KOTRA), Hiệp hội Ngoại thương Hàn Quốc (KITA) và Phòng Thương mại và công nghiệp Hàn Quốc (KCCI), Việt Nam đã và đang là thị trường hấp dẫn cho thương mại và đầu tư của Hàn Quốc bên cạnh các thị trường như Trung Quốc, Ấn Độ, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Đông Âu và Nam Mỹ.

Một số lĩnh vực HQ đầu tư tại VN là các lĩnh vực điện tử viễn thông, công nghệ cao.

quan xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc đã tiến hành cuộc thăm dò với 217 công ty Hàn Quốc hoạt động tại Việt Nam. Kết quả cho thấy, 93% người được hỏi đều hài lòng với kết quả kinh doanh của mình. 70% nói rằng, họ sẽ cổ vũ những công ty Hàn Quốc khác đầu tư vào thị trường mới nổi Việt Nam. Những điểm mạnh nhất hấp dẫn doanh nhân hoạt động tại Việt Nam là chi phí lao động thấp với 60% người tham gia cuộc thăm dò nhất trí như vậy; 15% cho rằng là hiệu suất lao động cao, 6% là cắt giảm thuế và 3% người được hỏi nói đó là sự ủng hộ của Chính phủ.

2.3.2. Hạn chế

•Giải ngân chậm (do yếu kém về thể chế, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, …) •Mất cân đối về ngành nghề, vùng

•Sự liên kết giữa các DN FDI với các DN trong nước yếu (chưa ptr các DN phụ trợ và cung ứng)

•Chính sách kinh tế vĩ mô hay bị điều chỉnh, khó dự đoán

2.3.3.Nguyên nhân của những hạn chế:

•Nguyên nhân chủ yếu là do những yếu kém trong nội tại nền kinh tế của nước ta. Quy mô nền kinh tế của Việt Nam còn nhỏ bé, sức hấp thụ vốn hạn chế nên thực tế này là rào cản lớn cho việc giải ngân để chuyển số vốn đăng ký thành vốn thực hiện như mong muốn của chúng ta.

•Hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư vẫn thiếu sự đồng bộ, nhất quán. Chính sách đầu tư, cũng như các thủ tục đầu tư của chúng ta còn bị các nhà đầu tư coi là rườm rà, chi phí cao, thiếu tính minh bạch, trong khi đó, hệ thống tòa án, thực thi pháp luật cũng còn nhiều hạn chế.

•Hạn chế về kết cấu hạ tầng là một trong những nguyên nhân chính làm chậm các dự án đầu tư, nhất là sự yếu kém của hạ tầng giao thông làm các nhà đầu tư rất quan ngại bởi sẽ gây ra nhiều khó khăn trong việc làm ăn và làm giảm lợi nhuận kỳ vọng của họ khi đầu tư vào Việt Nam.

•Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ, song nhân lực có trình độ quản lý và tay nghề cao lại rất thiếu. Theo thống kê chỉ có gần 30% lực lượng lao động đã qua đào tạo. Chất lượng lao động lao động không chỉ thấp mà còn chưa đồng đều chính là những khó khăn khi nhà đầu tư muốn quan tâm tới các dự án công nghệ cao tại Việt Nam.

•Các thủ tục hành chính, hệ thống thuế, hải quan… còn bất cập, không đồng bộ cũng là những yếu tố góp phần làm nản lòng nhà đầu tư khi hoạt động tại Việt Nam.

•Công tác giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước còn những bất cập. Do đó, việc phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng cho các bộ, ngành, địa phương hiện nay mặc dù được coi là rất đúng đắn, nhưng lại đang tiềm ẩn những rủi ro, hạn chế hiệu quả của dòng vốn FDI.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ LƯU Ý VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT NHẰM THU HÚT, SỬ DỤNG HIỆU QUẢ FDI TỪ HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM 3.1. Một số lưu ý đối với Việt Nam trong thu hút FDI từ Hàn Quốc

•Chính phủ HQ nới lỏng các quy định đầu tư và các công ty đẩy mạnh khai thác thị trường mới -> cần tranh thủ chính sách ĐT của HQ để tiếp thị về môi trường ĐT tại VN

•HQ có nền văn hoá Á Đông – tương đối tương đồng với VN -> là một thuận lợi khi các nhà đầu tư HQ đến VN đầu tư

•Các DNHQ đang kinh doanh ở VN khá thành công và đóng góp khá lớn vào sự phát triển của VN -> cần có những ưu đãi cho các DN này mở rộng quy mô hoạt động và lĩnh vực hoạt động theo định hướng của VN

•Các cơ quan XTĐT của HQ hoạt động khá hiệu quả và mạng lưới rộng khắp -> cần tăng cường hợp tác với các cơ quan này, tạo điều kiện cho các DNHQ tìm kiếm cơ hội đầu tư vào VN

• Các DN Hàn Quốc có thế mạnh trong việc chế biến sản phẩm từ lương thực –> tăng cường thu hút các DNHQ đầu tư vào ngành nông nghiệp và chế biến sản phẩm nông nghiệp, chế biến thực phẩm, nâng cao giá trị hàng nông sản của VN (sp từ lương thực, chế biến cà phê, chế biến chè và các sp nông sản khác).

3.2. Một số đề xuất nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam Quốc vào Việt Nam

3.2.1. Đối với Nhà nước

 Giải pháp về mặt chính sách, pháp luật

- Phải có hệ thống pháp luật đồng bộ, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư. - Đơn giản hóa thủ tục, quy trình đầu tư, tránh gây nhũng nhiễu cho nhà đầu tư.

- Cần có sự ổn định trong các chính sách của nhà nước. Hiện nay các chính sách của nước ta thay đổi quá nhanh,làm cho doanh nghiệp khó dự đoán như ngoài luật được ban hành thì các văn bản nghị định, quy định thường xuyên được điều chỉnh, gây nhiều khó khăn cho việc hoạch định các chiến lược kinh doanh của bản thân doanh nghiệp. Cụ thể là các biểu thuế, trước đây thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn một thời gian đầu nhưng kể từ năm ngoái đã bỏ đi quy định miễn thuế, và áp dụng 25%, cùng với các ưu đãi về thuế khác cũng thay đổi tùy theo từng địa phương, điều này cũng làm cho doanh nghiệp hạn chế phát triển kinh doanh, hay phải tiến hành nghiên cứu kỹ khi tiếp tục đưa vốn vào đầu tư tại Việt Nam.

- Cần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các tiểu thương Hàn Quốc trong quá trình gia hạn visa.

- Phải nghiên cứu phân cấp lại cho hợp lý để tăng cường sự phối hợp giữa trung ương và địa phương trong việc cấp phép và quản lý các dự án đầu tư nước ngoài

- Nhanh chóng thông qua luật giao dịch điện tử để giảm tải việc giao dịch bằng giấy tờ cho nhà đầu tư.

 Giải pháp về giải phóng mặt bằng và quy hoạch đất đai:

- Nhanh chóng hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án.

- Các khu công nghiệp cần phải có quy hoạch rõ ràng, phát huy và khai thác lợi thế của từng vùng, chọn ra lợi thế cạnh tranh

 Cải thiện cơ sở hạ tầng

- Tranh thủ tối đa các nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng, ưu tiên các lĩnh vực cấp thoát nước, vệ sinh môi trường( xử lý chất thải rắn, nước thải…), hệ thống đường bộ cao tốc, nâng cao chất lượng dịch vụ đường sắt, các dự án về sử dụng năng lượng từ thiên nhiên như : sức gió, thủy triều, năng lượng mặt trời, các dự án lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin.

 Giải pháp về xúc tiến đầu tư

- Thực hiện tốt các chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia theo từng giai đoạn, nghiên cứu, hoàn thiện việc xây dựng thông tin chi tiết về dự án làm cơ sở kêu gọi, thu hút nhà đầu tư

- Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư như các hội chợ thương mại để các doanh nghiệp có cơ hội giao lưu, thiết lập mối quan hệ.

- Nhà đầu tư Hàn Quốc rất chú trọng về đầu tư nông nghiệp, nhà nước ta sẽ cho họ được hưởng nhiều ưu đãi khi đầu tư vào nông nghiệp như miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thuê nước. Được hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ phát triển thị trường, được hưởng các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ cước phí vận tải, hỗ trợ áp dụng khoa học công nghệ.

3.2.2. Đối với Doanh nghiệp

 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Đào tạo người lao động có trình độ cao, có kinh nghiệm với việc hợp tác với Hàn Quốc, thông hiểu nhu cầu, văn hóa và quan điểm đầu tư của Hàn Quốc để tham gia vào các dự án lớn.

- Tích cực tham gia các Hội chợ xúc tiến thương mại để tìm các quan hệ hợp tác làm ăn

- Chú trọng đầu tư vào các lĩnh vực được Hàn Quốc quan tâm như thủy sản, bất động sản và xây dưng; phát triển các mặt hàng được xuất khẩu nhiều sang HQ như: chè, cà phê, các sản phẩm từ gạo

 Phát triển thị trường bán lẻ

Đầu tư vào ngành bán lẻ tại Việt Nam phát triển nhanh với mãi lực kinh doanh tăng khoảng 23%/năm, thị trường Việt Nam có tiềm năng thu hút đông đảo tập đoàn nước ngoài. Hiện tại chỉ có 1 số ít các tập đoàn và doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào ngành bán lẻ tại Việt Nam tập trung ở các loại hình trung tâm thương mại tổng hợp, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sức khỏe và chăm sóc sắc đẹp, thực phẩm.

Một số doanh nghiệp Việt Nam đã phát triển hình thức bản lẻ từ những năm đầu 2000 như FiviMartk, Intimex, Co.opMart, TopCare...nhưng vẫn chưa chiếm được thị phần cao và thu hút được số lượng lớn khách hàng trung thành. Tại lĩnh vực này, đầu tư FDI từ Hàn Quốc vẫn rất khiêm tốn và dàn trải ở các mặt hàng đơn giản, mặc dù từ lâu Hàn Quốc đã nổi tiếng với 1 số nhãn hiệu thời trang, mỹ phẩm, đồ điện tử và gia dụng. Để tận dụng những thực tại và những đặc điểm này của ngành bán lẻ, các doanh nghiệp có thể có những chính sách và giải pháp sau để thu hút FDI từ Hàn Quốc:

- Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng lợi thế sân nhà và sự am hiểu thị trường nội địa trong việc chịu tránh nhiệm về mặt quảng cáo sản phẩm, dịch vụ để kích thích dòng vốn đầu tư từ lĩnh vực thời trang, mỹ phẫm vốn đã được ưu chuộng tại lứa tuổi 12-40 tài Việt Nam

- Thúc đẩy cổ phần hoá doanh nghiệp với chính sách bán/mua cổ phần mở rộng ra các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là Hàn Quốc với một số ưu đãi tuỳ theo đặc điểm của ngành và doanh nghiệp

- Áp dụng và tuân thủ các quy trình về kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế để nâng tầm doanh nghiệp lên mức chuyên nghiệp và tạo sự tin cậy từ đối tác Hàn Quốc

- Chủ động tìm nguồn đầu tư từ Hàn Quốc bằng cách trực tiếp đi thăm, kêu gọi đầu tư với sự giúp đỡ của các cục xúc tiến thương mại tại Hàn Quốc.

 Đầu tư vào các ngành bưu chính viễn thông:

Hàn Quốc đã sớm nhận ra tiềm năng và sự phát triển của thị trường viễn thông với hơn 80tr dân của Việt Nam với những dòng vốn đầu tư lớn vào xây dựng mạng điện thoại CDMA và những dịch vụ giá trị gia tăng kèm theo. Với sự bùng nổ về số lượng thuê bao di dộng (hơn 100 tr) và số lượng người kết nối mạng Internet (hơn 20% dân số), các doanh nghiệp viễn thông VN bắt đầu gặp những khó khăn về phát triển hạ tầng và nâng cao chất lượng dịch vụ. Các chuyên gia của Nokia Siemens Networks (NSN) cũng đã khuyến cáo các nhà

mạng Việt Nam về việc tối ưu hạ tầng mạng di động, tiết kiệm chi phí đầu tư, phát triển các giải pháp hướng khách hàng, và mang lại các trải nghiệm dịch vụ tốt hơn cho người dùng. Mặc dù các doanh nghiệp viễn thông lớn như VNPT (Vinaphone, Mobile), Vietel...có tiềm lực và lợi thế về tài chính nhưng với những kinh nghiệm và khả năng công nghệ, Hàn Quốc vẫn là một trong những

nước dẫn đầu thế giới. Chúng ta hoàn toàn có thể kêu gọi đầu tư từ khía cạnh này để tăng tốc độ phát triển và chất lượng của viễn thông Việt Nam bằng cách: Sử dụng số lượng thuê bao điện thoại và Internet hiện có với ưu đãi về lợi nhuận để kích thích các doanh nghiệp viễn thông Hàn Quốc đầu tư vào; Sẵn sàng áp dụng và tạo điều kiện triển khai và phát triển những công nghệ có tiềm năng; Các doanh nghiệp có thể tự mở rộng lĩnh vực đầu tư vào cơ sở hạ tầng, thiết bị và dịch vụ.

•Chủ động tiếp cận và tìm kiếm thông tin từ các Tổ chức xúc tiến thương mại của Hàn Quốc như: Cơ quan xúc tiến đầu tư và Thương mại Hàn Quốc (KOTRA), Hiệp hội Ngoại thương Hàn Quốc (KITA) và Phòng Thương mại và công nghiệp Hàn Quốc (KCCI), Trung tâm ASEAN của Hàn Quốc,…

KẾT LUẬN

Hàn Quốc được đánh giá là một trong những nền kinh tế phát triển nhất Châu Á và là một trong những nền kinh tế lớn trên thế giới. Đạt được những thành tựu như ngày hôm nay phải kể đến sự đúng đắn trong chính sách phát triển kinh tế nói chung cũng như chính sách kinh tế đối ngoại về đầu tư và thương mại của Hàn Quốc nói riêng.

Về mặt hợp tác kinh tế, các công ty của Hàn Quốc đã có mối quan hệ lâu dài với Việt Nam trong quá khứ và giờ đây mối quan hệ này đã phát triển lên một tầm cao mới nhờ làn sóng đầu tư của các công ty Hàn Quốc. Số vốn của các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Viêt Nam vân tiếp tục tăng lên trong đó cả lĩnh vực và địa bàn đầu tư đều được mở rộng.

Như vây, các nhà đầu tư Hàn Quốc đã chứng tỏ được là những nhà đầu tư hết sức thành công ở thị trường Việt Nam. Hi vọng trong thời gian tới, cùng với những chính sách chủ trương mở cửa từ phía Việt Nam, sự hợp tác về tất cả các mặt nói chung và kinh tế nói riêng giữa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ còn đạt được nhiều bước tiến to lớn hơn nữa.

Bài tiểu luận đã nghiên cứu Chính sách đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc, tìm hiểu và đánh giá thực trạng FDI của Việt Nam nói chung và FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam, đưa ra những điểm cần lưu ý để đưa đến những biện pháp nhằm thúc đẩy thu hút FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam. Để tận dụng hiệu quả nguồn vốn, công nghệ và trình độ kỹ thuật cao từ Hàn Quốc nói riêng và từ các quốc gia phát triển khác trên thế giới nói chung, Việt Nam cần xây dựng một môi trường đầu tư lành mạnh, cạnh tranh công bằng và xây dựng nền cơ sở hạ tầng hiện đại, cải cách hành chính, môi trường thông tin chính sách kinh tế vĩ mô trong suốt, tránh những điều chỉnh bất ngờ khó lường trước để tạo

Một phần của tài liệu Chính sách đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc và những điểm cần lưu ý đối với Việt Nam trong thu hút FDI từ Hàn Quốc (Trang 27 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w