Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam

Một phần của tài liệu Những giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) nhằm thúc đẩy Xuất khẩu ở Việt Nam (Trang 25 - 28)

nước ngoài nhằm thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có nhiều khả năng, lợi thế lớn để phát huy các nguồn lực để phát triển kinh tế, tập chung nhiều các ngành nghề đa dạng và phong phú, là đấu mối giao thông quan trong của khu vực , là cửa ngõ vào nối liền giữa Châu Á và Thái Bình Dương. Việt Nam đang trong quá trình cải tạo , xây dựng và không ngừng đổi mới , các khu đô thị, khu công nghiệp mới ngày càng phát triển , trải khắp chiều dài đất nước. Một số lĩnh vực kinh doanh dịch vụ như: du lịch, thị trường chứng khoán, tiền tệ, môi giới, giao dịch thương mại, tư vấn đầu tư, tài chính,... có khả năng phát triển mạnh. Tuy nhiên, nhiều tiềm năng về lao động, đất đai chưa được khai thác triệt để, nhất là khu vực ngoại thành. Vì vậy, trong thời gian tới Việt Nam cần có kế hoạch thu hút và phân bổ vốn FDI nhằm khai thác triệt để tiềm năng về đất đai, lao động và những lợi thế sẵn có của đất nước

Để phát huy hết tiềm năng, Việt Nam cần có một nguồn vốn rất lớn mà nếu chỉ huy động nguồn vốn trong nước thì chưa đủ, phải có các nguồn vốn hỗ trợ từ bên ngoài, trong đó có đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, việc huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn là một động lực quan trọng để đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, tạo đà cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thế kỷ XXI. Công tác tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài rất phức tạp, đa dạng và liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, đòi hỏi Đảng và Chính phủ phải có các bước đi thích hợp trong từng giai đoạn. Đồng thời phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ các cấp chính quyền, tạo lên sự thống nhất trong hành động toàn dân. Bên cạnh đó, Việt Nam cần phát huy nội lực của mình thông qua việc huy động các nguồn vốn dư thừa trong dân , nhằm tăng cường liên doanh và hợp tác đầu tư với nước ngoài.

Từ quan điểm “coi vốn đầu tư trong nước là quyết định, vốn bên ngoài là quan trọng” đến “phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, cần kiệm để công nghiệp hoá - hiện đại hoá” là một bước tiến lớn trong đường lối chỉ đạo phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước ta. Khi tiến hành khai thác và sử dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài, chúng ta cần có những nhìn nhận đúng về nguồn vốn này, đặc biệt cần xem xét vai trò và ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế nước ta . Quán triệt tinh thần mà Đảng và Chính phủ đã đề ra trong “Định hướng phát triển các vùng kinh tế trọng điểm” . “ Thủ tướng Phan Văn Khải vừa ban hành 3 quyết định về phương hướng phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, phía Nam và miền Trung đến 2010 tầm nhìn đến 2020. Trong đó nhấn mạnh mục tiêu nâng tốc độ tăng trưởng GDP, tốc độ xuất khẩu bình quân đầu người...

• Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao gồm 8 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh. Theo quyết định của Thủ tướng, vùng sẽ phải tăng tỷ trọng đóng góp trong GDP của cả nước từ 21% năm 2005 lên khảng 23-24% vào năm 2010 và 28-29% vào năm 2020. Giá trị xuất khẩu bình quân đầu người mỗi năm từ 447 USD lên 1.200 USD năm 2010 và 9.200 USD năm 2020.

Vùng kinh tế này sẽ được ưu tiên phát triển các ngành kỹ thuật cao như công nghiệp phần mềm, thiết bị tin học, tự động hóa, thép chất lượng cao... Nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng, một loạt dự án xây dựng sẽ được phê duyệt gồm các tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Ninh Bình, đường xe điện ngầm, đường sắt nội đô... Hà Nội có nhiệm vụ đưa công nghiệp, đặc biệt các sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm ra xa nội thành, còn Hải Phòng có thể tăng quy mô dân số nội thị vào năm 2010 lên đến 750.000-900.000 người.

• Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An cần đạt tốc độ

tăng trưởng GDP bình quân hằng năm giai đoạn 2006-2010 ở mức 1,2 lần, tăng tỷ lệ đóng góp của vùng trong GDP cả nước từ 36% hiện nay lên 40- 41% vào năm 2010, tăng giá trị xuất khẩu bình quân đầu người mỗi năm từ 1.493 USD năm 2005 lên 3.620 USD năm 2010 và 22.310 USD năm 2020. Khu đô thị tổng hợp ở Tây Bắc TP HCM, trung tâm đào tạo chất lượng cao ở Bình Dương, Vũng Tàu... sẽ được đầu tư xây dựng.

Theo quy hoạch, các tỉnh thành phố khu vực này sẽ tập trung phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao như tài chính, ngân hàng, du lịch, bất động sản có tầm cỡ quốc tế. Hệ thống cảng biển được chú trọng để tiến tới đảm nhận 30-40% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu trong vùng.

• Khu kinh tế trọng điểm miền Trung gồm Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định có mục tiêu tăng tỷ lệ đóng góp GDP của cả nước từ 5% hiện nay lên 5,5% vào năm 2010 và 6,5% vào 2020, tăng giá trị xuất khẩu bình quân đầu người mỗi năm từ 149 USD năm 2005 lên 375 USD năm 2010 và 2.530 USD năm 2020. Các khu kinh tế mở Chu Lai, Nhơn Hội , Dung Quất sẽ đẩy nhanh tốc độ đầu tư xây dựng để sau năm 2010 trở thành những hạt nhân trung tâm phát triển của vùng.

3 vùng kinh tế trọng điểm trên đều hứa hẹn một tương lai tươi sáng cho nền kinh tế nước nhà nói chung và nền Xuất khẩu nói riêng bởi một vấn đề dễ dàng nhận ra rằng Việt Nam đang không ngừng đổi mới , không ngừng phát triển để hòa nhập với thị trường khu vực nói riêng và với sân chơi kinh tế toàn cầu nói chung . Từ đó em xin đưa ra một số giải pháp để thu hút vốn đầu tư nước ngoài nói chung và thúc đẩy xuất khẩu nói riêng .

Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Những giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) nhằm thúc đẩy Xuất khẩu ở Việt Nam (Trang 25 - 28)