Thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại 3 phường (Bạch Đằng, Hồng Hải và Hồng Hà), thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 39)

Từ tháng 3/2013 đến tháng 11/2013

2.3. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phƣơng pháp luận

Dựa vào hiện trạng diễm biến môi trƣờng, các dữ liệu môi trƣờng cơ sở phải

đƣợc nghiên cứu, thu thập, chính xác, khách quan. Từ đó, đánh giá phƣơng án thực

hiện cần thiết, nhằm thực hiện công tác môi trƣờng đạt hiệu quả.

Với sự gia tăng dân số, tốc độ đơ thị hóa, tăng trƣởng kinh tế diễn ra mạnh

mẽ, là tiền đề cho nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ngày càng gia tăng cả về mặt khối lƣợng và đa dạng về thành phần. Do đó, chất thải rắn sinh hoạt đã và đang xâm phạm mạnh vào các hệ sinh thái tự nhiên, kinh tế, hội, môi trƣờng gây tiêu cực tới mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời một cách nghiêm

trọng, nếu khơng đƣợc quản lý và xử lý thích hợp.

Bên cạnh đó, vấn đề ơ nhiễm mơi trƣờng do chất thải rắn sinh hoạt gây ra, bởi ý thức thực hiện bảo vệ môi trƣờng của ngƣời dân chƣa cao. Chƣa có sự quản lý chặt chẽ từ chính quyền địa phƣơng. Vẫn còn các cơ sở sản xuất nhỏ tự xử lý chất thải rắn sinh hoạt của cơng ty mình bằng cách thải bỏ trong khn viên, hay đốt làm ô nhiễm môi trƣờng xung quanh.

2.3.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu.

1. Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập các số liệu thứ cấp tại Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Quảng Ninh, UBND thành phố Hạ Long, UBND các phƣờng Bạch Đằng, Hồng Hải và Hồng Hà, Ban Quản lý dịch vụ cơng ích thàh phố Hạ Long, Công ty CP Môi trƣờng Đô thị

INDEVCO.

31

+ Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu.

+ Số liệu về lƣợng chất thải rắn: số lƣợng, hiện trạng thu gom, vận chuyển

và xử lý CTR sinh hoạt khu vực phƣờng Bạch Đằng, Hồng Hải, Hồng Hà.

+ Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty CP Môi trƣờng Đô thị INDEVCO.

+ Thiết kế bãi chôn lấp CTR ở khu vực nghiên cứu Đèo Sen.

+ Bản đồ hành chính khu vực phƣờng Bạch Đằng, Hồng Hải, Hồng Hà.

2. Phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn

- Lập phiếu điều tra phỏng vấn gồm những nội dung sau:

+ Lƣợng rác phát sinh từ hộ gia đình

+ Thành phần, khối lƣợng của rác thải sinh hoạt

+ Việc nộp lệ phí thu gom rác thải của các đối tƣợng đƣợc tiến hành thu gom + Ý kiến của ngƣời dân về vấn đề môi trƣờng

+ Thái độ làm việc của công nhân thu gom

- Tiến hành phỏng vấn

+ Đối tƣợng phỏng vấn: hộ gia đình, cá nhân

+ Phạm vi phỏng vấn: phỏng vấn một số hộ gia đình, cá nhân sinh sống tại các phƣờng trong khu vực nghiên cứu.

+ Hình thức phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu điều tra

Tiến hành phỏng vấn điều tra 60 hộ gia đình, cá nhân theo tiêu chí ngẫu nhiên, đồng thời có sự cân đối về trình độ học vấn, thu nhập, lứa tuổi, đa dạng về

nghề nghiệp. Trong đó có sự ƣu tiên chọn đối tƣợng phỏng vấn là nữ giới.

+ Đối tƣợng đƣợc phỏng vấn: các hộ gia đình sinh sống tại khu vực các phƣờng phía Đơng thành phố Hạ Long, những công nhân trực tiếp tham gia thu

gom rác thải, những cán bộ chuyên môn am hiểu về lĩnh vực môi trƣờng

3. Phƣơng pháp tham khảo ý kiến chuyên gia

Để đƣa ra những phƣơng pháp phù hợp với nội dung nghiên cứu, đề tài đã

tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ quản lý, cán bộ trực tiếp quản lý về

môi trƣờng tại các phƣờng trên địa bàn thành phố Hạ Long.

4. Phƣơng pháp điều tra khảo sát thực địa kết hợp với phỏng vấn

Việc trực tiếp điều tra trên địa bàn từng phƣờng điều tra tìm hiểu tình hình quản lý rác thải, các điểm tập kết rác của các phƣờng, tham quan tìm hiểu về bãi rác

Đèo Sen... để có những nhận xét đánh giá khách quan, chính xác về hiện trạng thu

gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt của từng phƣờng.

- Khảo sát, phân tích và đánh giá mức độ phù hợp các tuyến thu gom chất thải rắn thuộc khu vực nghiên cứu. Cơ sở khảo sát đƣợc xây dựng trên bản đồ.

32

- Tiến hành xác định thành phần chất thải rắn thải sinh hoạt và xác định mức chất thải rắn sinh hoạt thải của mỗi ngƣời dân ở khu vực nghiên cứu.

- Xác định lộ trình, thời gian thu gom, phƣơng thức thu gom, quá trình vận

chuyển chất thải rắn thải. Từ đó đánh giá hiện trạng chất thải rắn thải và vấn đề vệ

sinh trên đƣờng phố.

5. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp số liệu

Sử dụng các phần mềm word, exel để tổng hợp, phân tích các số liệu đã thu thập đƣợc.

6. Phƣơng pháp phân tích đo đạc tính tốn

Phương pháp xác định khối lượng và thành phần rác thải

- Phƣơng pháp xác định lƣợng rác thải đƣợc thu gom: tiến hành theo dõi việc tập kết rác thải tại các điểm tập kết rác thải của từng phƣờng để đếm số xe đẩy tay chứa rác trong một ngày, tuần và trong tháng. Các xe đẩy tay đƣợc chở đến điểm tập kết vào đúng giờ quy định và cho lên xe chở rác chuyên dùng của Công ty CP

Môi trƣờng Đô thị INDEVCO. Với phƣơng pháp đếm số xe và cân để xác định

thành phần, tỷ lệ rác thải sẽ giúp biết đƣợc khối lƣợng rác thải phát sinh hàng ngày.

Do lƣợng rác thải thƣờng là ổn định từ các nguồn thải, rất ít bị biến động. Nên tiến hành xác định khối lƣợng và sau đó tính trung bình.

- Phƣơng pháp xác định lƣợng rác thải bình quân/ngƣời/ngày và thành phần rác thải tại các phƣờng:

Đối với rác hộ gia đình và khu dân cư: mỗi phƣờng lựa chọn ngẫu nhiên 10

hộ để theo dõi đƣợc thuận lợi và dễ dàng. Việc lựa chọn các hộ theo tiêu chí cân đối về tỷ lệ giữa các hộ giàu (1 hộ), hộ khá (4 hộ), hộ trung bình (5 hộ).

+ Tiến hành phát cho các hộ túi đựng rác và để rác thải lại để cân.

+ Đến từng hộ gia đình thí điểm cân rác vào giờ cố định trong ngày

1lần/ngày.

+ Số lần cân rác của mỗi hộ gia đình lặp lại 4 lần/tháng (cân trong 2 tháng). Giữa các ngày cân rác trong tuần, trong tháng có sự luân chuyển để cân đƣợc vào các ngày đầu tuần, giữa tuần, cuối tuần trong tháng. Rác sau khi thu gom, cân thì đƣợc đổ vào xe thu gom vào các điểm tập trung rác của từng khu của phƣờng.

+ Từ kết quả cân thực tế rác tại các hộ gia đình, tính đƣợc lƣợng rác thải

trung bình của 1 hộ/ngày, và lƣợng rác thải bình quân/ngƣời/ngày.

+ Phân loại rác tập trung tại bãi rác khu dân cƣ tiến hành phân loại rác trong 1 tháng, mỗi tuần 2 lần vào 2 ngày cố định trong tuần thu gom, cân trọng lƣợng rác thải vô cơ, hữu cơ quy thành tỷ lệ % trọng lƣợng.

33

Đối với rác tại các chợ: Dựa vào đặc điểm các chợ: số lƣợng các chợ, quy

mơ chợ... từ đó thu thập số liệu nhƣ sau:

- Tiến hành đếm số xe đẩy tay chở rác thu đƣợc tại chợ trong ngày. Sau đó

ƣớc tính khối lƣợng trung bình lƣợng rác/ngày/tháng, sẽ biết đƣợc lƣợng phát sinh

và thu gom.

- Số lần cân lặp lại 2 lần/tháng (trong 2 tháng).

Đối với rác tại các cơ quan công sở, trường học: Do các đặc điểm nghề

nghiệp và tính chất cơng việc, nghề nghiệp là khá giống nhau. Tiến hành điều tra về số lƣợng các cơ quan, trƣờng học, ở các phƣờng, xã các thông tin về: số nhân viên, số học sinh, sinh viên, số cán bộ giáo viên, loại hình sản xuất, đặc thù rác thải của

cơ quan, trƣờng học. Sau đó căn cứ vào quy mơ, lƣợng ngƣời của từng nhóm cơng

sở, trƣờng học để ƣớc tính khối lƣợng rác thải cho những nhóm có đặc điểm tƣơng tự nhau: lựa chọn một số cơ quan, trƣờng học (mẫu giáo, tiểu học, trung học, UBND) và sau đó cân thí điểm (cân 2 lần/tháng và cân trong 2 tháng) rồi tính trung bình lƣợng rác/ngày/tháng hoặc tiến hành đếm các xe thu gom rồi ƣớc tính khối lƣợng rác đƣợc thu gom, phát sinh và sau đó tính trung bình lƣợng rác/ngày/tháng.

- Phƣơng pháp xác định thành phần rác thải: Căn cứ vào đặc điểm chung của các khu vực nghiên cứu, chọn các điểm tập kết rác tại 3 phƣờng để phân loại rác, rồi cân từng thành phần sau đó tính tỷ lệ. Mỗi phƣờng tiến hành cân và phân loại thí

điểm tại 1 điểm tập kết. Tiến hành cân và phân loại 4 lần/tháng và tiến hành trong 2

tháng.

Địa điểm thực hiện: tại các khu dân cƣ, các cơ quan, trƣờng học, chợ thuộc

34

Chƣơng III

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt

3.1.1. Khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh

Từ kết quả nghiên cứu thực tế (điều tra, khảo sát, tổng hợp số liệu) tại khu vực nghiên cứu gồm 3 phƣờng (Bạch Đằng, Hồng Hải và Hồng Hà) có tổng số dân

là 47.240 ngƣời. Lƣợng chất thải rắn phát sinh khoảng 49,56 tấn/ngày, chiếm

khoảng 20% tổng lƣợng chất thải rắn của tồn thành phố Hạ Long. Nhƣ vậy, trung bình một ngày tại khu vực nghiên cứu lƣợng CTR sinh hoạt đƣợc thải ra là: 1,05 kg/ngƣời/ngày.

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn cho thấy: hiện nay tại khu vực nghiên cứu chƣa có hoạt động phân loại rác tại nguồn. Hầu hết các loại rác thải đều đƣợc để cùng một chỗ và đƣợc thu gom tổng hợp. Khối lƣợng CTR sinh hoạt phát sinh theo từng nguồn phƣờng thuộc khu vực nghiên cứu đƣợc thể hiện bảng 3.0 sau:

Bảng 3.0. Tổng hợp khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại địa bàn nghiên cứu

T

T Nguồn phát sinh

Khối lƣợng rác phát sinh

(kg/ngày)

Khối lƣợng thu gom

1. Rác từ hộ gia đình cán bộ cơng nhân viên 25.051 -

2. Rác từ hoạt động kinh doanh buôn bản nhỏ, lẻ 3.455 -

3. Rác từ các hộ kinh doanh khách sạn 800 -

4. Rác từ các nhà hàng ăn uống 3.000 -

5. Rác chợ 7.000 -

6. rác từ cơ quan trƣờng học, công sở 2.250 -

7. Rác từ đƣờng 7.004 -

8. Rác từ khu công cộng 1.000 -

35

Từ bảng 3.0 cho thấy: Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt từ các nguồn phát sinh tại địa bàn khu vực nghiên cứu chủ yếu từ các hộ gia đình (chiếm tỷ lệ 51% tổng lƣợng CTR sinh hoạt phát sinh), tiếp theo là rác từ đƣờng phố và rác chợ chiếm 14%/nguồn phát sinh. Chi tiết tỷ lệ CTR sinh hoạt phát sinh đƣợc thể hiện bởi Hình 3.1 sau đây:

Hình 3.1. Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn từ các nguồn phát sinh tại địa bàn phƣờng Bạch Đằng, Hồng Hải và Hồng Hà

Bên cạnh đó, Luận văn đã tham khảo số liệu từ Ban dịch vụ Cơng ích thành phố Hạ Long (đơn vị đƣợc giao quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hạ Long) thì trong năm 2012 tổng lƣợng rác thải phát sinh tại thành phố Hạ Long với 20 phƣờng (251.293 ngƣời) là 243,8 tấn/ngày, tại khu vực nghiên cứu là 47,65 tấn/ngày (bảng 3.2.). Nhƣ vậy, trung bình một ngày tại thành phố Hạ Long lƣợng CTR sinh hoạt đƣợc thải ra là: 0,97 kg/ngƣời/ngày và lƣợng CTR sinh hoạt phát sinh tại khu vực nghiên cứu là 1,01 kg/ngƣời/ngày.

Với kết quả điều tra thực tế và số liệu tham khảo từ nguồn thứ cấp có thể thấy lƣợng CTR sinh hoạt phát sinh từ nguồn điều tra thực tế (1,05 kg/ngƣời/ngày) cao hơn so với lƣợng CTR sinh hoạt phát sinh từ số liệu thu thập thứ cấp (1,01 kg/ngƣời/ngày). Điều này hoàn toàn hợp lý bởi lƣợng CTR sinh hoạt điều tra đƣợc là lƣợng CTR phát sinh từ mọi nguồn phát sinh còn lƣợng CTR sinh hoạt tham khảo từ nguồn thứ cấp là khối lƣợng CTR thu gom đƣợc trên thực tế. Từ đó có thể thấy,

36

tỷ lệ CTR sinh hoạt phát sinh và khối lƣợng CTR sinh hoạt thu gom đƣợc trên địa bàn nghiên cứu là khá cao, đạt khoảng 96%.

Bảng 3.1. Tổng hợp lƣợng CTR sinh hoạt phát sinh (thu gom) tại 3 phƣờng Bạch Đằng, Hồng Hải và Hồng Hà STT Tên phƣờng Dân số (ngƣời) Lƣơ ̣ng CTRSH phát sinh - thu gom (tấn/ngày)

Lƣợng rác thải bình quân đầu ngƣời (kg/ngƣời/ngày)

1 Bạch Đằng 12.447 12,91 1,04

2 Hồng Hải 19.189 18,99 0,99

3 Hồng Hà 15.604 15,75 1,01

Tổng 47,65 1,01

(Nguồn: Ban dịch vụ Cơng ích thành phố Hạ Long, năm 2012)

Lƣợng chất thải rắn sinh hoạt tại 20 phƣờng trên địa bàn thành phố Hạ Long đƣợc thể hiện ở Hình 3.2 dƣới đây:

37

3.1.2. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt theo từng nguồn

Tại khu vực nghiên cứu của Luâ ̣n văn là 3 phƣờng: Bạch Đằng, Hồng Hải và Hồng Hà nằm ở phía Đơng thành phố Hạ Long, đây là 3 phƣờng trung tâm của thành phố mang đặc trƣng cho sự phát triển chung của thành phố Hạ Long về dịch vụ, thƣơng mại, phát triển đô thị lấn biển và đây cũng là nơi tập trung khu hành chính của tỉnh. Do vậy, các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu chủ yếu từ các nguồn sau:

- Từ các khu dân cƣ cũ phía đồi, khu dân cƣ mới trên đồi Văn Nghệ, khu dân cƣ mới đồi T5 và các khu dân cƣ tại các khu đô thị mới lấn biển nhƣ khu đơ thị

Hịn Cạp Tiên – Lán Bè, khu đô thị cột 5 cột 8, khu đơ thị cột 5 – cột 8 mở rộng.

Ngồi ra, tại khu vực nghiên cứu cịn có nguồn phát sinh CTR sinh hoạt từ khu

chung cƣ mới nhƣ chung cƣ licogi, chung cƣ cột 5.

- Từ các hộ kinh doanh nhà hàng và khách sạn phục vụ nhu cầu của ngƣời

dân địa phƣơng và khách du lịch.

- Rác từ các khu chợ: chợ Hạ Long là nơi đón tiếp lƣợng khách du lịch lớn

cũng nhƣ phục vụ nhu cầu của ngƣời dân địa phƣơng. Các chợ cột 3, chợ cột 5 và

chợ Hồng Hà chủ yếu phục vụ nhu cầu của ngƣời dân địa phƣơng.

- Rác từ các khu hành chính của Tỉnh nhƣ: Tỉnh ủy, UBND Tỉnh, khối các sở ban ngành, trƣờng học (Trƣờng nội trú của tỉnh, Trƣờng thể dục thể thao, Trƣờng

cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật, Ttrƣờng cao đẳng Y tế, Trƣờng đại học mỏ Hồng Cẩm, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh).

- Từ các hoạt động quét đƣờng và vệ sinh đƣờng phố (đƣờng Nguyễn Văn

Cừ, đƣờng bao biển từ Khu công viên Lán Bè đến cột 8, đƣờng Kênh Liêm, đƣờng

Đông Bắc, đƣờng đôi Ủy Ban, đƣờng ra khu Quảng trƣờng). Các khu vực công

cộng nhƣ: Cung văn hóa thiếu nhi, Quảng trƣờng, Cơng viên cây xanh Lán Bè, Đài

tƣởng niệm...

Để đánh giá đƣợc hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn nghiên cứu và thành phần chất thải rắn sinh hoạt, Luâ ̣n văn đã tiến hành phân loại và nghiên cứu theo những nguồn phát sinh nêu trên, kết quả nghiên cứu nhƣ sau:  Chất thải rắn sinh hoạt từ các khu dân cƣ

Kết quả điều tra tại khu vực nghiên cứu (phƣờng Bạch Đằng, phƣờng Hồng Hải và phƣờng Hồng Hà) cho thấy tổng số hộ dân là 13.712 hộ dân, với 47.240

38

nhân khẩu, bao gồm các hộ dân làm cán bộ công nhân viên đơn thuần và các hộ dân có hoạt động kinh doanh nhỏ, cụ thể nhƣ sau:

 Số lƣợng hộ gia đình có ngƣời cơng tác tại các cơ quan nhà nƣớc, các cơng ty... khơng có hoạt động kinh doanh buôn bán có khoảng 9.598 hộ (chiếm khoảng 70%). Bên cạnh đó, đối với các hộ này, số lƣợng nhân khẩu bình quân trong gia đình thƣờng là 3 - 4 ngƣời. Do đặc điểm có nhiều gia đình có đăng ký từ 2- 3 hộ khẩu. Do vậy, nghiên cứu đã lấy số ngƣời trung bình (3 ngƣời) để làm cơ sở nghiên cứu. Nhƣ vậy, tổng số nhân khầu các các hộ gia đình này là: 28.794 ngƣời.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại 3 phường (Bạch Đằng, Hồng Hải và Hồng Hà), thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)